Mỗi mùa cúm tại Mỹ có khoảng 8% dân số mắc bệnh này.
Có một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị mắc các biến chứng từ mức độ trung bình tới nặng của cúm. Những nhóm đối tượng này bao gồm trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ có thai và những người mắc các bệnh lí mạn tính.
Bài viết này sẽ nói về các biến chứng của cảm cúm cùng cách điều trị, cũng như những nhóm đối tượng dễ bị mắc biến chứng của cúm và thời điểm đi gặp bác sĩ.
Các biến chứng của cúm
Video Cúm A ở trẻ có thể biến chứng
Các biến chứng của cúm có các mức độ từ trung bình tới nặng, thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Dưới đây là những biến chứng tiềm ẩn của bệnh cúm
Viêm xoang và viêm tai
Virus cúm có thể gây viêm và nhiễm trùng tai và viêm xoang.
Các triệu chứng của viêm xoang bao gồm:
- Có đờm trong cổ họng
- Nghẹt mũi
- Chảy nước mũi
- Viêm họng
- Dịch mũi nhầy màu xanh lá cây hoặc màu vàng
- Đau nhức vùng trán
- Đau ở vùng mặt, đặc biệt là vùng xung quanh mũi
- Đau răng hoặc hàm trên
- Hơi thở hôi
- Sốt
- Mệt mỏi
Các triệu chứng của viêm tai bao gồm:
- Đau tai
- Ngứa tai hoặc thấy tai bị kích ứng
- Cảm giác áp lực trong tai
- Chảy mủ tai
- Nghe khó
- Sốt
Các phương pháp điều trị viêm tai và viêm xoang bao gồm:
- Kháng sinh
- Thuốc thông mũi
- Thuốc kháng sinh nhỏ tai
- Thuốc giảm đau, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen
- Máy khí dung
Viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng viêm đường dẫn khí lớn trong phổi. Tình trạng này có thể chỉ kéo dài trong thời gian ngắn (cấp tính) nhưng cũng có thể tiến triển thành mạn tính và hay tái phát. Virus cúm thường gây ra viêm phế quản cấp tính.
Các triệu chứng bao gồm:
- Ho dai dẳng
- Thở khò khè hoặc khó thở
- Đau ngực và có cảm giác nóng rát vùng xương ức
- Sốt nhẹ
Hầu hết các ca viêm phế quản cấp tính đều sẽ khỏi sau một vài tuần mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, các phương pháp điều trị tại nhà dưới đây có thể giúp cơ thể hồi phục hoặc giảm nhẹ các triệu chứng:
- Nghỉ ngơi đầy đủ
- Uống nước đủ
- Uống thuốc hạ sốt giảm đau không steroid
Mất nước
Bệnh cúm có thể gây ra một số triệu chứng mà từ đó sẽ gây nên tình trạng mất nước.
Các triệu chứng đó bao gồm:
Các triệu chứng của mất nước bao gồm:
- Nước tiểu vàng đậm
- Tiểu ít hơn
- Da, miệng, mắt khô
- Khóc không ra nước mắt ở trẻ sơ sinh
Khi bị mắc cúm hãy uống đủ nước để tránh mất nước. Bạn có thể uống nước trái cây, nước tăng lực hoặc nước hầm xương.
Những người bị mất nước trầm trọng sẽ cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch.
Viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng một hoặc cả hai lá phổi.
Virus cúm có thể xâm nhập phổi, gây nên viêm phổi do virus hoặc gây ra nhiễm trùng thứ phát dẫn đến bội nhiễm, từ đó gây nên viêm phổi do vi khuẩn.
Các triệu chứng của viêm phổi bao gồm:
- Ho ra chất nhầy màu xanh lá cây, màu vàng hoặc có máu
- Thở gấp, thở nhanh và nông
- Đau tức ngực
- Không thể hít thở sâu
- Sốt
- Buồn nôn và nôn
- Ăn không ngon miệng
- Mệt mỏi
- Hoang mang
Các phương pháp điều trị viêm phổi phụ thuộc vào phân loại và mức độ nghiêm trọng của nó.
Một số phương pháp điều trị viêm phổi bao gồm:
- Kháng sinh để điều trị viêm phổi do vi khuẩn
- Thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen
- Nghỉ ngơi
- Uống đủ nước
Những người bị viêm phổi nặng cần điều trị và theo dõi trong bệnh viện. Họ có thể cần truyền dịch, thở oxy hoặc máy thở.
Viêm não, viêm tim hoặc viêm cơ
Trong một số ít trường hợp, virus cúm có thể gây ra các nhiễm trùng ở não, tim hoặc cơ. Nhiễm trùng não hoặc tim có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tới tính mạng.
Các triệu chứng của viêm não bao gồm:
- Đau đầu
- Hoang mang
- Thị lực bị ảnh hưởng
- Sốt
- Co giật
Viêm cơ tim cũng có thể là một biến chứng của cúm. Các triệu chứng bao gồm:
- Tức ngực
- Tim đập nhanh
- Khó thở
- Đau bụng
- Sưng bàn chân hoặc sưng cẳng chân
Bên cạnh đó, viêm cơ cũng là một biến chứng của cúm. Các triệu chứng bao gồm:
- Nhược cơ
- Mềm cơ
- Sưng cơ
- Khó làm các công việc hàng ngày như leo cầu thang, đứng dậy, giữ hoặc nâng đồ
Một số phương pháp điều trị viêm não và viêm cơ tim bao gồm:
- Dùng thuốc kháng virus để điều trị nguyên nhân do virus như herpes
- Thuốc kháng sinh để điều trị nguyên nhân do vi khuẩn
- Tiêm steroid để chống viêm, giảm sưng
- Liệu pháp immunoglobulin kiểm soát hệ thống miễn dịch
Các phương pháp điều trị viêm cơ là:
- Corticosteroid ngăn chặn hệ thống miễn dịch
- NSAIDs – thuốc giảm đau không steroid
- Vật lí trị liệu để cải thiện chức năng cơ và khả năng vận động
Nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng huyết là một biến chứng nghiêm trọng và có thể đe dọa tới tính mạng. Khi bị nhiễm trùng huyết, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động quá mức và bắt đầu tấn công các tế bào, các mô và các cơ quan khỏe mạnh trong cơ thể. Virus cúm có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra nhiễm trùng huyết qua nhiễm trùng thứ phát.
Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng huyết là:
- Nhiệt độ cao hoặc thấp bất thường
- Huyết áp thấp
- Tăng nhịp tim
- Khó thở
- Đau hoặc khó chịu nghiêm trọng
- Thay đổi tinh thần
Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng huyết có thể dẫn tới suy tạng và tử vong.
Một người bị nhiễm trùng huyết sẽ phải nhập viện ngay lập tức và nên được điều trị kháng sinh ngay sau khi được chẩn đoán.
Một số người cũng có thể cần tới máy thở hoặc phẫu thuật để loại bỏ vùng nhiễm trùng.
Nếu có bệnh lí khác, bệnh tình có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh cúm cũng có thể làm các bệnh lí mạn tính trở nên trầm trọng hơn, bao gồm:
- Hen suyễn
- Tiểu đường
- Tim mạch
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Một số bệnh lí có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, làm cơ thể khó kháng lại virus cúm hơn (ví dụ: bệnh tiểu đường, HIV…)
Những người có bệnh lí nền thường có nguy cơ mắc các biến chứng của cúm nhiều hơn.
Điều trị các bệnh lí nền và uống thuốc kháng virus khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng của cúm.
Các đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng của bệnh cúm
Các yếu tố như tuổi, loại thuốc đang sử dụng và các vấn đề bệnh lí tiềm ẩn có thể ảnh hưởng tới đáp ứng của cơ thể với virus.
Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), những đối tượng dưới đây là những người có nguy cơ cao bị biến chứng của cảm cúm:
- Người trên 65 tuổi
- Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi
- Những người dưới 19 tuổi dùng thuốc chứa aspirin hoặc salicylate dài hạn
- Những người dùng corticosteroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch
- Phụ nữ mang thai
CDC cũng nhấn mạnh về ảnh hưởng của các bệnh lí dưới đây lên nguy cơ mắc các biến chứng của cúm:
- Bệnh hen suyễn
- Bệnh phổi mãn tính, chẳng hạn như COPD hoặc xơ nang
- Béo phì
- Rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như bệnh tiểu đường
- Rối loạn máu, ví dụ như bệnh hồng cầu hình liềm
- Bệnh tim mạch và đột quỵ
- Bệnh thần kinh
- Bệnh thận mãn tính
- Bệnh gan
- HIV và AIDS
- Ung thư
Thời điểm cần đi khám
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc biến chứng của cảm cúm nên đảm bảo tiêm vaccine phòng cúm hàng năm.
CDC Hoa Kỳ khuyến cáo rằng vaccine phòng cúm có thể sử dụng cho mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên và những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng do cúm.
CDC Hoa Kỳ cũng khuyến cáo rằng vaccine phế cầu có thể sử dụng được cho trẻ dưới 2 tuổi, người trên 65 tuổi, người mắc các bệnh mãn tính và cả người hút thuốc.
Nếu một người có nguy cơ mắc các biến chứng của cúm, họ nên liên hệ với bác sĩ ngay khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Dùng thuốc kháng virus trong 2 ngày đầu kể từ khi xuất hiện triệu chứng có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như thời gian mắc và nguy cơ bị biến chứng.
Thời điểm cần nhập viện
CDC khuyến cáo rằng trẻ em nên được nhập viện ngay lập tức nếu chúng có bất kì triệu chứng sau đây:
- Khó thở hoặc thay đổi nhịp thở
- Môi, da nhợt nhạt
- Đau cơ, có thể không muốn đi lại
- Ho hoặc sốt tái phát
- Mơ màng
- Co giật
- Sốt cao hơn 40oC ở trẻ trên 12 tuần tuổi hoặc sốt ở bất kì nhiệt độ nào ở trẻ dưới 12 tuần tuổi
- Có các dấu hiệu mất nước như:
- Tiểu ít trong vòng 8 tiếng
- Khô miệng
- Khóc không ra nước mắt
- Các bệnh lí nền trở nên trầm trọng hơn
Bên cạnh đó, CDC cũng khuyến cáo rằng người lớn nên nhập viện khi có các triệu chứng sau:
- Khó thở hoặc hơi thở nông
- Đau ngực hoặc đau bụng dai dẳng
- Ho hoặc sốt tái phát
- Đau cơ
- Mệt mỏi hoặc đứng không vững
- Mất nước
- Chóng mặt
- Nhầm lẫn, mơ màng
- Co giật
- Tình trạng bệnh lí nền sẵn có trở nên tồi tệ hơn
Kết luận
Cảm cúm là một bệnh viêm nhiễm đường hô hấp có khả năng lây lan cao và dễ gây ra các biến chứng. Một số nhóm đối tượng dễ mắc các biến chứng của cảm cúm bao gồm trẻ nhỏ, người lớn tuổi và những người có bệnh lí tiềm ẩn.
Hãy trao đổi với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nằm trong nhóm những đối tượng này và đang xuất hiện các triệu chứng của cúm.
Tiêm phòng vaccine cúm sẽ làm giảm khả năng mắc cúm. Uống thuốc kháng virus khi có các triệu chứng xuất hiện sẽ giúp giảm mức độ nghiêm trọng, thời gian mắc cũng như nguy cơ bị các biến chứng của bệnh.
Xem thêm:
- Cảm cúm hay cảm lạnh: Làm thế nào để phân biệt?
- Cảm cúm trong thai kì: Những điều bạn nên biết
- Các triệu chứng cảm cúm ở trẻ em: Khi nào cần giúp đỡ, điều trị và hơn nữa
- Các triệu chứng sớm của cảm cúm ở người lớn và trẻ em
- Cảm cúm kéo dài bao lâu? Giai đoạn ủ bệnh, lây nhiễm và biện pháp điều trị
- Cảm cúm: Thực phẩm nên ăn và nên tránh
- 10 cách điều trị cảm cúm tại nhà đơn giản, hiệu quả
- 12 mẹo để hồi phục nhanh khi bị cúm