Corticosteroid (Corticoid) là gì? Corticoid có lợi hay có hại với sức khỏe như thế nào?

Corticosteroid là một nhóm thuốc làm giảm phản ứng viêm trong cơ thể, đồng thời làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch.

 corticosteroid có tác dụng làm giảm sưng, ngứa, đỏ và phản ứng dị ứng nên thường được bác sĩ kê để điều trị các bệnh như:

  • Hen suyễn
  • Viêm khớp
  • Lupus
  • Dị ứng

Video Corticoid là gì? Da nhiễm Corticoid

Corticosteroid có cấu trúc tương tự như cortisol - một loại hormone được sản xuất tự nhiên trong cơ thể bởi tuyến thượng thận. Cortisol là cần thiết để duy trì cơ thể khoẻ mạnh. Cortisol là yếu tố chính trong hàng loạt các quá trình xảy ra trong cơ thể, bao gồm trao đổi chất, phản ứng miễn dịch và đáp ứng stress. 

Các trường hợp được kê đơn

Bác sĩ kê corticostreroid trong một số các trường hợp như:

  • Bệnh Addison. Xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ cortisol. Điều trị bằng corticosteroid có thể cải thiện tình trạng bệnh.
  • Ghép tạng. Corticosteroid giúp ức chế hệ thống miễn dịch và giảm khả năng thải ghép
  • Viêm. Trong trường hợp phản ứng viêm làm tổn thương cho các cơ quan quan trọng, corticosteroid có thể cứu sống bệnh nhân. Viêm xảy ra khi các tế bào bạch cầu của cơ thể được huy động để chống lại tác nhân ngoại lai và vi sinh vật lạ.
  • Bệnh tự miễn. Đôi khi hệ thống miễn dịch không hoạt động chính xác, khiến một số người gặp tình trạng viêm gây tổn thương cơ thể thay vì bảo vệ cơ thể (khi hệ miễn dịch hoạt động bình thường). Corticosteroid làm giảm phản ứng viêm và tác hại của viêm. Chúng cũng ảnh hưởng đến cách mà các tế bào bạch cầu hoạt động và ức chế hệ miễn dịch.

Chúng cũng thường được sử dụng để điều trị các tình trạng:

  • Hen suyễn
  • Viêm mũi dị ứng
  • Mẩn ngứa nổi mề đay
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
  • Lupus
  • Viêm loét đại tràng
  • Đa xơ cứng 

Các dạng bào chế corticosteroid 

(Mỗi dạng bào chế khác nhau của corticosteroid là phù hợp với từng mục đích điều trị khác nhau)(Mỗi dạng bào chế khác nhau của corticosteroid là phù hợp với từng mục đích điều trị khác nhau)

Corticosteroid có thể có tác dụng toàn thân hoặc tại chỗ. Steroid tác dụng tại chỗ các các dạng bào chế như:

  • Kem bôi da
  • Nhỏ mắt
  • Nhỏ tai
  • Bình xịt định liều

Steroid tác dụng toàn thân thông qua hệ tuần hoàn (máu) để tới hỗ trợ các vị trí khác nhau của cơ thể. Chúng có thể được cung cấp thông qua đường uống, tiêm tĩnh mạch, hoặc tiêm bắp.

Steroid tác dụng tại chỗ dùng để điều trị các tình trạng như hen suyễn và mẩn ngứa nổi mề đay. Steroid tác dụng toàn thân dùng để điều trị các bệnh như lupus và bệnh đa xơ cứng.

Tuy corticosteroid có thể được gọi là steroid nhưng nó khác với steroid đồng hóa - có tác dụng tăng trường trao đổi chất. 

Corticosteroid thông thường

Một số corticosteroid sẵn có, được bày bán phổ biến như: 

  • Medrol (Viên uống)
  • Gentrisone (Thuốc bôi ngoài da)
  • Besone (Thuốc xịt)
  • Solu-medrol (Dạng tiêm) 

Tác dụng phụ Corticosteroid

(Corticoid có thể ra tác dụng phụ tại chỗ hoặc toàn thân - Nguồn ảnh: healthline)(Corticoid có thể ra tác dụng phụ tại chỗ hoặc toàn thân - Nguồn ảnh: healthline)

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra với steroid tác dụng tại chỗ, dạng xịt và dạng tiêm. Tuy nhiên, hầu hết các tác dụng phụ là do steroid đường uống.

Tác dụng phụ của corticosteroid dạng xịt có thể bao gồm:

  • Ho
  • Đau họng
  • Khó nói chuyện
  • Chảy máu cam nhẹ
  • Nấm miệng

Corticosteroid tác dụng tại chỗ có thể gây làm da mỏng, mụn trứng cá và nổi mẩn đỏ. 

Khi tiêm, chúng có thể gây:

  • Mất sắc tố da
  • Mất ngủ
  • Tăng đường huyết
  • Da ửng đỏ

Tác dụng phụ của steroid dạng uống có thể gồm:

  • Nổi mụn trứng cá
  • Mờ mắt
  • Tích nước
  • Thèm ăn và tăng cân
  • Kích thích dạ dày
  • Mất ngủ
  • Thay đổi tâm trạng
  • Bệnh Glaucoma
  • Da mỏng và dễ bị bầm tím
  • Tăng huyết áp
  • Nhược cơ
  • Lông, tóc phát triển mạnh
  • Dễ bị nhiễm trùng
  • Làm bệnh đái tháo đường trở nên nghiêm trọng hơn
  • Chậm quá trình liền vết thương
  • Loét dạ dày
  • Hội chứng Cushing
  • Loãng xương
  • Trầm cảm
  • Còi cọc (ở trẻ em)

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ. Sự biểu hiện của các tác dụng phụ là khác nhau ở mỗi cá nhân. Sử dụng liều cao trong thời gian dài làm tăng khả năng xảy ra tác dụng phụ. 

Chống chỉ định Corticosteroid

Điều quan trọng là phải trao đổi với bác sĩ về những ưu và nhược điểm của việc sử dụng thuốc này. Nếu chỉ sử dụng thuốc trong một thời gian ngắn (từ vài ngày đến vài tuần) thì có thể không gặp phải các tác dụng phụ.

Corticosteroid có thể là một loại thuốc mang tính sống còn với một số người bệnh, tuy nhiên sử dụng lâu dài có thể gây ra các nguy cơ về sức khỏe. Tuy có các tác dụng phụ, nhưng một số tình trạng bệnh lý cần xem xét để điều trị cortioid lâu dài. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Người cao tuổi có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về cao huyết áp và loãng xương. Phụ nữ có nguy cơ loãng xương cao hơn.
  • Trẻ em có thể bị còi cọc. Corticosteroid cũng có thể khiến bệnh sởi hoặc thủy đậu trở nên nghiêm trọng hơn so với trẻ không dùng thuốc.
  • Phụ nữ đang cho con bú nên dùng steroid một cách thận trọng. Chúng có thể ảnh hưởng đến với sự tăng trưởng hoặc các vấn đề khác cho em bé.

Hãy nói với bác sĩ nếu bạn có bất kì vấn đề bệnh lý hay phản ứng dị ứng với thuốc. 

Tương tác thuốc Corticosteroid

(Nước ép bửi chùm ảnh hưởng tới sự hiệu quả của thuốc corticoid - Nguồn ảnh: Global Trade Magazine)(Nước ép bửi chùm ảnh hưởng tới sự hiệu quả của thuốc corticoid - Nguồn ảnh: Global Trade Magazine)

Một số tình trạng bệnh lý có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc cortioid. Nói với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • HIV hoặc AIDS
  • Viêm giác mạc do virus Herpes
  • Lao
  • Các vấn đề về dạ dày và đường ruột
  • Đái tháo đường
  • Bệnh Glaucoma
  • Cao huyết áp
  • Nhiễm trùng
  • Các bệnh về tim, gan, tuyến giáp và thận
  • Bệnh nhân làm phẫu thuật gần đây hoặc từng gặp chấn thương nghiêm trọng 

Corticosteroid cũng có thể làm ảnh hưởng tác dụng của các loại thuốc khác. Tuy nhiên, khả năng tương tác xảy ra với steroid dạng xịt hoặc dạng tiêm là thấp.

Cần chú ý các tương tác thuốc steroid với thức ăn, đồ uống. Tránh uống thuốc cùng với nước ép bưởi chùm.

Thuốc lá và rượu cũng có thể gây ra tương tác thuốc. 

Hãy nói chuyện với bác sĩ để có thêm thông tin về tương tác của thuốc corticosteroid với các thuốc điều trị khác, đồ ăn, thức uống. 

Cách để hạn chế tác dụng phụ

(Sử dụng thuốc theo chỉ định và tư vấn bác sĩ ngay nếu có bất kì tác dụng phụ nào - Nguồn ảnh: Evereday Health)(Sử dụng thuốc theo chỉ định và tư vấn bác sĩ ngay nếu có bất kì tác dụng phụ nào - Nguồn ảnh: Evereday Health)

Sử dụng thuốc đúng cách này có thể là sự lựa chọn tốt nhất. 

Mặc dù có những nguy cơ liên quan đến corticosteroid, nhưng có nhiều cách để giảm thiểu tác dụng phụ như:

  • Nói chuyện với bác sĩ về việc dùng liều thấp hoặc liều gián đoạn
  • Có lối sống lành mạnh, như chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
  • Đeo vòng đeo tay cảnh báo y tế
  • Đi khám định kì
  • Sử dụng steroid tác dụng tại chỗ nếu có thể.
  • Từ từ giảm liều khi dừng điều trị nếu đã sử dụng thuốc này trong thời gian dài. Điều này cho phép tuyến thượng thận có thời gian để điều chỉnh.
  • Ăn chế độ ăn ít muối hoặc giàu kali.
  • Theo dõi huyết áp và mật độ xương, và điều trị nếu cần thiết. 

Tổng kết

Corticosteroid là thuốc chống viêm mạnh có thể điều trị các bệnh như hen suyễn, viêm khớp và lupus nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng.

Hãy nói chuyện với bác sĩ để nắm rõ các tác dụng cũng như lợi ích – tác hại của corticosteroid, các tình trạng bệnh lý của bạn và cách để hạn chế tác dụng phụ.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!