Sốt và những điều bạn cần biết

Một người bị sốt nếu nhiệt độ cơ thể của họ tăng cao hơn mức bình thường là 36–37°C. Đó là một dấu hiệu thường gặp trong bệnh nhiễm trùng.

Khi nhiệt độ cơ thể của một người tăng lên, họ có thể cảm thấy lạnh cho đến khi nhiệt độ giảm dần và ngừng tăng lên. Mọi người mô tả cảm giác này là "ớn lạnh." 

Ăn uống, tập thể dục, ngủ, thời điểm khác nhau trong ngày và một số yếu tố riêng lẻ cũng có khả năng ảnh hưởng đến nhiệt độ. 

Khi bị nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch sẽ khởi động cơ chế bảo vệ cơ thể nhằm cố gắng loại bỏ nguyên nhân. Trong đó, nhiệt độ cơ thể tăng cao rất thường gặp và là một phần của quá trình ứng này. 

Sốt thường sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cơ thể tăng quá cao, đó có thể là triệu chứng của nhiễm trùng nặng cần được điều trị y tế. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ đề nghị dùng thuốc để giảm sốt. 

Đọc tiếp để tìm hiểu thêm về các triệu chứng của sốt, cũng như một số nguyên nhân và các lựa chọn điều trị. 

Triệu chứng của bệnh sốt

Sốt là một dấu hiệu phổ biến của nhiễm trùng.

Khi ai đó bị sốt, họ cảm thấy như: 

  • Rùng mình và cảm thấy lạnh 
  • Đổ mồ hôi
  • Giảm cảm giác thèm ăn
  • Có dấu hiệu mất nước 
  • Tăng nhạy cảm với cơn đau
  • Thiếu năng lượng và cảm thấy buồn ngủ
  • Khó tập trung

Nếu trẻ bị sốt, chúng có một số dấu hiệu bao gồm: 

  • Cảm thấy nóng khi chạm vào
  • Đôi má ửng hồng
  • Đổ mồ hôi nhiều

Khi sốt cao, trẻ biểu hiện cáu kỉnh, thậm chí lú lẫn, mê sảng và co giật.

Người bị sốt hay cảm thấy rét, rùng mình. Theo nguồn: everydayhealth.com.Người bị sốt hay cảm thấy rét, rùng mình. Theo nguồn: everydayhealth.com.Các triệu chứng nhiễm covid-19

Nếu một người bị sốt kèm theo ho khan, họ có thể mắc COVID-19

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) kêu gọi những người có các triệu chứng này nên ở nhà và tránh tiếp xúc với mọi người. Người đó cũng nên đeo khẩu trang nếu có người khác ở gần. 

Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng sẽ tự cải thiện mà không cần điều trị y tế. 

Tuy nhiên, nếu xuất hiện triệu chứng đau ngực dữ dội hoặc khó thở, họ nên gọi 115 và yêu cầu trợ giúp y tế ngay lập tức.  

Đo nhiệt độ

Để đo nhiệt độ, hầu hết mọi người hiện nay đều sử dụng nhiệt kế điện tử. Các chuyên gia không khuyến khích sử dụng nhiệt kế thủy tinh, vì chúng có khả năng gây nguy hiểm. Một số người sử dụng miếng dán trán đo nhiệt độ, nhưng kết quả kém chính xác hơn.

Ngoài ra, nhiệt kế có thể được đặt dưới cánh tay hoặc trong miệng. 

Các bước sử dụng thiết bị nhiệt kế điện tử: 

  1. Làm sạch đầu cảm biến nhiệt độ bằng nước lạnh và xà phòng, sau đó rửa sạch
  2. Bật thiết bị.
  3. Đặt đầu cảm biến nhiệt độ dưới lưỡi, hướng về phía sau miệng và ngậm miệng lại. Hoặc, đặt nó dưới nách và kẹp lại gần với cơ thể.
  4. Chờ cho đến khi có đèn nháy hoặc nhiệt kế phát ra tiếng bíp.
  5. Đọc nhiệt độ.

Nhiệt độ vùng nách bình thường sẽ thấp hơn nhiệt độ miệng khoảng 0,3 đến 0,5°C.

Ảnh minh họaNhiệt kế điện tử là một loại nhiệt kế rất phổ biến và dễ sử dụng. Theo nguồn: medicaldaily.com.Nếu kết quả đọc là 38°Ctrở lên, người đó bị sốt.

Khi nào nên lo lắng

Các bác sĩ phân loại sốt theo thời gian sốt, mức độ nặng. 

Mức độ nặng

Nhiệt độ trung tâm cơ thể khác nhau ở mỗi người. 

Hầu hết các bác sĩ coi nhiệt độ 38°C là sốt, nhưng ở trẻ em, nhiệt độ này có thể thấp hơn, ở mức 37,5°C. 

Sốt cao được định nghĩa là khi nhiệt độ của một người tăng trên 41,1°C. Nếu không điều trị, điều này nguy cơ dẫn đến các biến chứng. 

Thời gian

Dựa theo thời gian diễn biến, sốt được chia thành: 

  • Sốt cấp tính nếu nó kéo dài dưới 7 ngày
  • Sốt bán cấp nếu nó kéo dài đến 14 ngày
  • Sốt mạn tính hoặc dai dẳng nếu nó kéo dài trên 14 ngày

Những cơn sốt tồn tại trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần mà không giải thích được gọi là những cơn sốt không rõ nguyên nhân. 

Điều trị sốt

Video: Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt

Sốt nhẹ là một phần trong phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với vi khuẩn, virus và các mầm bệnh khác. Nó giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. 

Tuy nhiên, tình trạng này gây ra sự khó chịu và đôi khi sốt cao có khả năng dẫn đến các biến chứng. 

Vì vậy, các bác sĩ đôi khi cần đề nghị các loại thuốc được gọi là thuốc hạ sốt để giảm nhiệt đô của một người. 

Ví dụ bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen. Acetaminophen (Tylenol) cũng có thể hạ sốt. Aspirin hữu ích, nhưng loại thuốc này không phù hợp với trẻ em và những người dùng thuốc chống đông.  

Nếu một người đổ mồ hôi nhiều, họ có nguy cơ bị mất nước. Trong trường hợp này, họ nên uống nhiều nước để ngăn ngừa biến chứng. 

Điều trị nguyên nhân

Sốt là một triệu chứng, không phải là bệnh.

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Nếu sốt do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ cân nhăc kê đơn thuốc kháng sinh. 

Nếu nguyên nhân sốt do nhiễm virus, bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng NSAID để giảm các triệu chứng. 

Thuốc kháng sinh không có tác dụng diệt virus. Vì vậy, bác sĩ sẽ không kê đơn kháng sinh nếu người bệnh nhiễm virus. 

Không sử dụng NSAID nếu sốt do thời tiết nóng hoặc tập thể dục gắng sức liên tục. Trong những tình huống này, điều cần thiết là phải hạ nhiệt cho người bệnh. Nếu họ bị hôn mê hoặc bất tỉnh, họ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

COVID-19

Một người có các triệu chứng của COVID-19 có thể không cần điều trị y tế. 

Tuy nhiên, nếu xuất hiện những cơn đau ngực dữ dội hoặc khó thở, họ cần nhập viện điều trị. 

Trong một số trường hợp, họ cần sử dụng máy thở để hỗ trợ hô hấp.  

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: 

  • Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm họng liên cầu, cúm, thủy đậu, viêm phổi hoặc nhiễm COVID-19
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Một số loại thuốc
  • Để da tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng hoặc cháy nắng
  • Say nắng, do nhiệt độ môi trường cao hoặc tập thể dục mạnh, kéo dài
  • Mất nước
  • Bệnh bụi phổi silic, là một loại bệnh phổi do tiếp xúc lâu dài với bụi silic
  • Lạm dụng amphetamine
  • Cai rượu 

Trẻ em bị sốt

Trẻ bị sốt cao có nguy cơ xảy ra co giật, phổ biến nhất trong độ tuổi từ 12 đến 18 tháng. 

Những nguyên nhân gây sốt hay gặp là do nhiễm trùng tai, viêm dạ dày ruột hoặc nhiễm virus đường hô hấp, nhưng lại thường không nghiêm trọng. Ít phổ biến hơn, sốt có thể xuất phát từ một bệnh nặng hơn, chẳng hạn như viêm màng não, nhiễm trùng thận hoặc viêm phổi. 

Co giật có khả năng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng nhanh. 

Có hai loại co giật do sốt: co giật do sốt thể đơn giản và co giật do sốt thể phức tạp. 

Co giật do sốt thể đơn giản

Cơn co giật loại này có thể kéo dài từ vài giây đến 15 phút, nhưng thường là dưới 5 phút. Và nó chỉ xuất hiện 1 lần trong vòng 24 giờ. 

Khoảng 80–85% các cơn co giật do sốt thuộc nhóm này. 

Nó thường ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và các triệu chứng bao gồm:

  • Cứng toàn than
  • Co giật ở tay và chân
  • Mất ý thức trong khi mắt vẫn mở

Cũng có thể có: 

  • Thở không đều
  • Tiểu tiện, đại tiện hoặc cả hai
  • Nôn

Co giật do sốt thể phức tạp

Cơn co giật loại này kéo dài hơn 15 phút, tái phát thường xuyên hơn và có xu hướng chỉ ảnh hưởng đến một phần cơ thể chứ không phải toàn bộ cơ thể. 

Co giật do sốt thể phức tạp nghiêm trọng hơn co giật do sốt thể đơn giản. 

Một đứa trẻ bị co giật do sốt thể phức tạp có nguy cơ bị động kinh khi chúng lớn lên cao hơn

 Trên thực tế, có khoảng 30–40% trẻ em mắc một trong hai loại động kinh sẽ có những cơn động kinh tương tự vào một ngày sau đó. 

Khi nào khám bác sĩ

Trong hầu hết các trường hợp, một đứa trẻ bị co giật nên đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ cân nhắc việc kiểm soát nhiệt độ bằng acetaminophen và đảm bảo rằng trẻ uống nhiều nước. 

Nếu cần, họ cũng có thể kê đơn thuốc chống co giật, chẳng hạn như natri valproat hoặc clonazepam.

Chẩn đoán

Sốt là một triệu chứng, không phải là bệnh. Bác sĩ chẩn đoán sốt bằng cách kiểm tra nhiệt độ cơ thể của người đó, nhưng họ cũng cần chẩn đoán lý do gây sốt. 

Để làm như vậy, bác sĩ cần khám lâm sàng và khai thác thêm về triệu chứng và tiền sử bệnh. 

Nếu người bệnh gần đây đã trải qua một đợt nhiễm trùng khác, nếu họ vừa mới phẫu thuật hoặc nếu có cảm giác đau hoặc sưng ở một vùng, thì điều đó có thể gợi ý đến nguyên nhân nhiễm trùng. 

Để xác định chẩn đoán, bác sĩ cần đề nghị: 

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Kiểm tra hình ảnh

Kế hoạch điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây sốt. 

Phòng ngừa sốt

Để ngăn ngừa sốt, mọi người nên làm theo các bước thông thường để giảm nguy cơ nhiễm trùng, bao gồm rửa tay thường xuyên và cách ly với những người không khỏe. 

Phòng COVID-19

Để giảm nguy cơ lây truyền hoặc mắc COVID-19, CDC khuyến nghị: 

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ít nhất 20 giây mỗi lần
  • Sử dụng chất khử trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn nếu không có xà phòng và nước
  • Không chạm vào mặt bằng tay chưa rửa
  • Che mặt bằng khẩu trang hoặc khăn che khi ở gần người khác, trừ trẻ em dưới 2 tuổi
  • Làm sạch và khử trùng bề mặt thường xuyên
  • Ho và hắt hơi vào khăn giấy, sau đó vứt bỏ khăn giấy và rửa tay
  • Tránh tiếp xúc gần với những người không khỏe 

Tổng kết

Sốt thường là một triệu chứng của nhiễm trùng và thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên căn bệnh tiềm ẩn gây ra sốt có thể cần được điều trị y tế.

Thông thường, sốt sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu trẻ em hoặc người lớn bị sốt với các triệu chứng ngày càng trở nên trầm trọng hoặc nếu họ bị suy giảm hệ thống miễn dịch, họ nên khám bác sĩ.

Nếu một người bị ho khan kèm theo sốt, họ có khả năng bị nhiễm COVID-19. Nếu họ bắt đầu cảm thấy khó thở, hãy gọi 911 và yêu cầu trợ giúp khẩn cấp.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

1. Hạ sốt 2. Theo dõi nhiệt độ cơ thể 3. Cung cấp đủ nước cho cơ thể 4. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Sốt
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!