10 cách điều trị cảm cúm tại nhà
Uống đủ nước
Uống nước và các loại đồ uống khác là điều rất quan trọng khi bạn bị cúm. Điều này luôn đúng cho dù bạn bị cúm đường hô hấp hay viêm dạ dày do virus (cúm dạ dày).
Nước giúp giữ ẩm cho mũi, miệng và cổ họng. Nó cũng giúp ngăn ngừa tích tụ chất nhầy và đờm.
Bạn cũng có thể bị mất nước nếu ăn uống không đầy đủ. Tiêu chảy và sốt là hai triệu chứng phổ biến của bệnh cúm và cũng là một nguyên nhân gây mất nước.
Bạn có thể tránh bị mất nước bằng cách uống nhiều các loại đồ uống sau:
- Nước lọc
- Nước dừa
- Đồ uống thể thao
- Trà thảo mộc
- Nước trái cây tươi
- Súp
- Nước hầm
- Trái cây và rau sống
Các dấu hiệu cho thấy bạn đã uống đủ nước là:
- Đi tiểu thường xuyên
- Màu nước tiểu gần như trong hoặc vàng nhạt
Dấu hiệu nước tiểu của bạn có màu vàng đậm đến màu hổ phách cho thấy cơ thể bạn có thể đang bị mất nước.
Bạn cũng nên hạn chế hút thuốc càng nhiều càng tốt vì nó có thể gây kích ứng thêm cho mũi, họng và phổi của bạn.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Một điều quan trọng nữa là phải nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn khi bị cúm. Giấc ngủ sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại virus cúm. Hãy dành nhiều thời gian ngủ để giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.
Uống nước hầm xương ấm
Uống nước hầm gà hoặc nước hầm xương bò là một cách tốt để giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nó sẽ làm giảm tắc nghẽn mũi và xoang.
Nước hầm xương cũng có hàm lượng protein cao và các khoáng chất tự nhiên như natri và kali. Uống nước canh là một cách tốt để bổ sung các chất dinh dưỡng này khi bạn bị cảm cúm. Thêm vào đó, protein rất quan trọng trong quá trình tái cấu trúc lại các tế bào miễn dịch.
Bạn có thể mua các loại nước hầm xương làm sẵn nhưng hãy nhớ tìm những loại có ít natri (muối). Bạn cũng có thể tự nấu nước hầm xương tại nhà bằng cách ninh xương gà hoặc xương bò. Sau đó, bạn có thể đông lạnh chúng để sử dụng trong vài ngày.
Tăng hấp thụ kẽm
Kẽm là khoáng chất rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch. Nó giúp cơ thể tạo ra các tế bào bạch cầu chống lại vi trùng. Nghiên cứu đã cho thấy kẽm có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của cảm lạnh và bệnh cúm. Kẽm cũng giúp cơ thể chống lại virus cúm và có thể làm chậm tốc độ nhân lên của nó.
Bạn có thể uống bổ sung kẽm hoặc vitamin tổng hợp có chứa kẽm trong mùa cúm. Thông thường, một chế độ ăn cân bằng sẽ cung cấp đủ kẽm cho cơ thể. Các thực phẩm giàu kẽm bao gồm:
- Thịt đỏ
- Động vật giáp xác
- Đậu lăng
- Đậu xanh
- Đậu
- Quả hạch
- Hạt giống
- Sản phẩm bơ sữa
- Trứng
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối ấm có thể làm dịu cơn đau họng đồng thời nó cũng giúp loại bỏ chất nhầy. Dưới đây là cách súc miệng bằng nước muối:
- Đun sôi hoặc hâm nóng nước và để nguội cho đến khi nước còn ấm hoặc bằng nhiệt độ phòng, rồi trộn 1/2 muỗng cà phê muối với 250ml nước ấm.
- Giữ nước muối ở phía sau cổ họng và súc trong khoảng 10 đến 30 giây để làm sạch miệng và cổ họng.
- Nhổ nước đi và súc lại từ 2 đến 4 lần.
Không được nuốt nước muối và không nên cho trẻ súc miệng cho đến khi chúng có thể súc miệng bằng nước thường một cách an toàn.
Uống trà thảo mộc
Một số loại thảo mộc có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn tự nhiên. Hoa hồi là một ví dụ. Người ta chiết xuất oseltamivir từ hoa hồi để làm thuốc. Oseltamivir phosphate (hay còn được gọi là Tamiflu) là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để tăng tốc độ phục hồi hoặc ngăn ngừa bệnh cúm. Nó có hiệu quả trong việc chống lại một số loại virus cúm. Các loại thảo mộc khác và lá trà xanh cũng có lợi ích chống vi trùng và chống oxy hóa.
Trà thảo mộc có thể giúp cơ thể bạn chống lại virus cúm. Đồ uống thảo dược ấm nóng cũng giúp làm dịu cổ họng và xoang.
Bạn có thể pha trà thảo mộc chống cảm cúm với hoa hồi và các loại thảo mộc khác như:
- Trà xanh hoặc trà đen
- Nghệ
- Gừng tươi hoặc khô, hoặc bột gừng
- Tỏi tươi
- Đinh hương
Bạn có thể làm trà thảo mộc ngọt hơn bằng cách pha với mật ong nguyên chất. Mật ong, sữa ong chúa và các sản phẩm từ ong khác đã được chứng minh tác dụng chống lại virus và vi khuẩn.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại trà đóng túi sẵn có chứa các thành phần này.
Sử dụng tinh dầu
Một số loại tinh dầu có thể giúp bảo vệ bạn chống lại một số loại virus và vi khuẩn. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng tinh dầu trà giúp chống lại virus cúm bằng cách làm chậm hoặc ngăn chặn tốc độ nhân lên của chúng. Theo nghiên cứu, tinh dầu trà hoạt động tốt nhất khi nó được sử dụng trong vòng 2 giờ sau khi bị nhiễm virus. Điều này cho thấy nó có thể giúp ngăn chặn virus cúm sinh sôi.
Trên thực tế, bạn có thể thêm một vài giọt tinh dầu tràm vào xà phòng rửa tay dạng gel khi rửa tay hoặc trộn vào kem dưỡng da. Một số loại nước súc miệng trên thị trường đã thêm tinh dầu trà vào thành phần để tăng tính sát khuẩn.
Các loại tinh dầu thực vật và thảo dược khác cũng có thể hoạt động như thuốc kháng sinh tự nhiên và thuốc kháng virus bao gồm:
- Dầu quế
- Tinh dầu bạc hà
- Dầu bạch đàn
- Dầu phong lữ
- Dầu chanh
- Dầu cỏ xạ hương
- Dầu oregano
Chỉ sử dụng tinh dầu theo chỉ dẫn. Lưu ý không được ăn tinh dầu vì có thể gây độc. Hầu hết các loại tinh dầu chỉ có thể được sử dụng trên da sau khi chúng được trộn với các loại dầu dẫn như dầu hạnh nhân hoặc dầu ô liu. Bạn có thể thêm các loại thảo mộc và gia vị vào thức ăn để tận dụng tác dụng của chúng.
Khuếch tán tinh dầu vào không khí bằng máy phun sương cũng có thể giúp chống lại một số loại virus và vi khuẩn. Nhưng cần lưu ý rằng hương thơm của tinh dầu có thể ảnh hưởng đến trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú và vật nuôi.
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Virus cúm tồn tại lâu hơn trong không khí khô trong nhà. Điều này có thể làm cho virus lây lan dễ dàng hơn. Nhiệt độ ngoài trời thấp sẽ làm giảm độ ẩm trong không khí. Khi đó, không khí trong nhà có thể bị khô do sử dụng hệ thống sưởi và điều hòa không khí. Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng thêm độ ẩm trong nhà và nơi làm việc để giảm tải lượng virus cúm trong không khí.
Xông hơi
Xông hơi bằng một chậu nước ấm có thể giúp làm dịu mũi, xoang, cổ họng và phổi của bạn. Liệu pháp xông hơi hoặc xông hơi sử dụng hơi nước sẽ giúp nới lỏng niêm mạc tắc nghẽn.
Không khí ẩm và ấm cũng có thể làm giảm phù nề ở mũi và phổi. Xông hơi có thể giúp làm dịu cơn ho khan cũng như sự khó chịu ở mũi và giảm tức ngực.
Có một số cách để xông hơi tại nhà như sau:
- Đun một nồi nước trên bếp
- Làm nóng nước bằng lò vi sóng
- Sử dụng máy hóa hơi
Bạn không nên dùng hơi nước sôi và nên cẩn thận kiểm tra nhiệt độ của hơi nước trước khi xông. Hãy giữ mặt và bàn tay của bạn đủ xa nồi xông hơi để tránh bị bỏng. Bạn có thể thêm một vài giọt tinh dầu hoặc thuốc vào nước để tăng thêm tác dụng chống virus và chống oxy hóa.
Ăn nhiều bữa trong ngày
Nếu bạn bị cúm dạ dày (viêm dạ dày do virus), hãy ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Mỗi phần ăn chỉ nên có kích thước bằng một bàn tay.
Bệnh cúm dạ dày có thể khiến bạn buồn nôn, chuột rút và tiêu chảy. Chia nhỏ bữa ăn giúp bạn dễ tiêu hóa hơn và giảm các triệu chứng dạ dày của bạn.
Dưới đây là các loại thức ăn dễ tiêu hóa:
- Chế độ ăn uống BRAT ( bao gồm chuối, gạo, sốt táo, bánh mì nướng)
- Bánh quy
- Ngũ cốc nấu chín (bột yến mạch và kem lúa mì)
- Gelatin (Jell-O)
- Khoai tây luộc
- Gà nướng hoặc luộc
- Súp và nước dùng
- Đồ uống giàu chất điện giải
Nên tránh ăn các loại thức ăn có thể gây kích ứng dạ dày và đường tiêu hóa.
Các thực phẩm nên tránh ăn khi bị cúm dạ dày bao gồm:
- Sữa
- Phô mai
- Caffein
- Thịt
- Thức ăn cay
- Đồ chiên
- Thực phẩm giàu chất béo
- Rượu
Các triệu chứng của bệnh cúm
Xem chi tiết: Các triệu chứng sớm của cảm cúm ở người lớn và trẻ em
Bệnh cúm thường gây ra các triệu chứng về đường hô hấp, mũi, họng và phổi. Các triệu chứng cúm hay gặp là:
- Sốt
- Ớn lạnh
- Đau đầu
- Đau cơ toàn thân
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Viêm họng
- Ho khan
- Mệt mỏi
Cúm dạ dày là tình trạng viêm dạ dày do virus cúm. Các triệu chứng có thể gặp bao gồm:
- Ớn lạnh
- Sốt
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Co thắt dạ dày
- Tiêu chảy
Các biến chứng của cúm
Xem chi tiết: Các biến chứng của cảm cúm: Yếu tố nguy cơ, tìm kiếm sự giúp đỡ và hơn nữa
Video Cúm A ở trẻ có thể biến chứng
Cảm cúm đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe. Nó có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn khác ở phổi, cổ họng, tai và các bộ phận khác, bao gồm:
- Viêm phổi
- Viêm phế quản
- Viêm xoang
- Nhiễm trùng tai
- Viêm não (nhiễm trùng não)
Những người có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm bao gồm:
- Trẻ em dưới 5 tuổi
- Người lớn từ 65 tuổi trở lên
- Những người có tình trạng sức khỏe khác
Sự ảnh hưởng của cúm lên các bệnh lí khác
Nếu bạn mắc các bệnh lí mạn tính thì khi bị cúm, bạn nên báo cho bác sĩ của mình. Các bệnh lí cần lưu ý bao gồm:
- Bệnh hen suyễn
- Bệnh tim
- Tình trạng phổi
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh thận
- Bệnh gan
- Đột quỵ
- Động kinh
- Thiếu máu hồng cầu hình liềm
Bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus giúp giảm các triệu chứng cúm và thời gian kéo dài của bệnh. Những loại thuốc này hoạt động tốt nhất khi được dùng trong vòng 2 ngày sau khi bị cúm.
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng:
- Khó thở
- Tức ngực
- Sốt cao hơn 38 ° C
- Ớn lạnh hoặc đổ mồ hôi
- Đờm đổi màu
- Có máu lẫn trong nước bọt
- Ho dữ dội
Cảm cúm và cảm lạnh
Video Phân biệt cảm cúm với cảm lạnh
Virus là nguyên nhân gây ra bệnh cúm và cảm lạnh thông thường. Cả hai loại bệnh này đều có thể khiến bạn bị sốt. Cảm lạnh và cảm cúm đều có các triệu chứng tương tự nhau. Sự khác biệt chính giữa bệnh cúm và cảm lạnh là mức độ trầm trọng của các triệu chứng và thời gian mắc bệnh.
Các triệu chứng của cúm thường xuất hiện đột ngột và có mức độ trầm trọng hơn. Cảm cúm có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Ngược lại, các triệu chứng cảm lạnh thường nhẹ hơn và có thể kéo dài trong 1 tuần hoặc lâu hơn.
Kết luận
Hầu hết các trường hợp bị cúm sẽ không cần đi khám bác sĩ. Bạn chỉ cần ở nhà, uống đủ nước và nghỉ ngơi, không nên đi đến nơi làm việc hoặc những nơi công cộng. Bạn có thể dự phòng bằng cách tiêm phòng cúm hàng năm.
Các biện pháp điều trị tại nhà có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng để bạn thấy thoải mái hơn khi bị cúm. Việc nghỉ ngơi đầy đủ thực sự có tác động lớn đến quá trình hồi phục của cơ thể.
Xem thêm:
- Cảm cúm hay cảm lạnh: Làm thế nào để phân biệt?
- Cảm cúm trong thai kì: Những điều bạn nên biết
- Các triệu chứng cảm cúm ở trẻ em: Khi nào cần giúp đỡ, điều trị và hơn nữa
- Các triệu chứng sớm của cảm cúm ở người lớn và trẻ em
- Cảm cúm kéo dài bao lâu? Giai đoạn ủ bệnh, lây nhiễm và biện pháp điều trị
- Các biến chứng của cảm cúm: Yếu tố nguy cơ, tìm kiếm sự giúp đỡ và hơn nữa
- Cảm cúm: Thực phẩm nên ăn và nên tránh
- 12 mẹo để hồi phục nhanh khi bị cúm