Cảm cúm hay cảm lạnh: Làm thế nào để phân biệt?

Cảm cúm và cảm lạnh có thể có một số triệu chứng giống nhau như nghẹt mũi, rát họng và đau đầu. Vì vậy để chẩn đoán được đó là cảm cúm hay cảm lạnh, bạn cần làm test cúm nhanh bằng cách quẹt tăm bông theo đường mũi vào tới cổ họng rồi đem đi kiểm tra.

Video Phân biệt cảm cúm với cảm lạnh

Dưới đây là một số sự khác nhau của cảm cúm và cảm lạnh cũng như những việc bạn cần làm khi bị nhiễm một trong hai bệnh này. 

Phân biệt triệu chứng của cảm cúm và cảm lạnh

Cả hai bệnh này đều được gây ra bởi các loại virus và chúng đều là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Cách đơn giản nhất để phân biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh là nhìn vào triệu chứng của chúng. 

Nếu bạn bị cảm lạnh, các triệu chứng có thể gặp phải là:

  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi 
  • Viêm họng
  • Hắt xì 
  • Ho 
  • Đau đầu hoặc đau mỏi cơ toàn thân 
  • Mệt mỏi 

Bên cạnh đó, các triệu chứng của cảm cúm là:

  • Ho khan
  • Sốt vừa đến sốt cao, mặc dù không phải ai cũng bị sốt khi bị cúm 
  • Viêm họng
  • Ớn lạnh 
  • Đau nhức cơ nhiều 
  • Đau đầu 
  • Nghẹt mũi và chảy nước mũi 
  • Mệt mỏi nhiều, có thể kéo dài tới 2 tuần 
  • Buồn nôn và nôn, tiêu chảy (hay gặp ở trẻ em)

Cảm lạnh thường tiến triển dần dần sau vài ngày và nhẹ hơn cảm cúm. Người bị cảm lạnh sẽ cảm thấy khỏe hơn sau 7 tới 10 ngày dù các triệu chứng có thể kéo dài tới 2 tuần. Ngược lại, các triệu chứng của cảm cúm thường đến rất nhanh, trầm trọng hơn và kéo dài từ 1 tới 2 tuần. 

Dựa vào các triệu chứng có thể giúp phân biệt được giữa cảm cúm và cảm lạnh. Nếu bạn nghi ngờ mình bị cảm cúm, hãy đi gặp bác sĩ để làm test trong vòng 48h đầu kể từ khi xuất hiện triệu chứng. 

Cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh lây nhiễm qua virus trong các giọt bắn trong không khí khi người bệnh hắt xì hoặc ho. Nguồn ảnh: kslnewsradio.comCảm lạnh lây nhiễm qua virus trong các giọt bắn trong không khí khi người bệnh hắt xì hoặc ho. Nguồn ảnh: kslnewsradio.com

Cảm lạnh thông thường là một tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên, gây ra bởi virus. Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, hơn 200 loại virus khác nhau có thể gây nên cảm lạnh. Tuy nhiên, theo Tạp chí Mayo Clinic, rhinovirus là loại virus chính làm mọi người hắt hơi và sổ mũi. Và nó thường có khả năng lây nhiễm cao.  

Mặc dù bạn có thể bị cảm lạnh vào bất kì thời điểm nào trong năm nhưng cảm lạnh thường hay gặp hơn vào mùa đông. Nguyên nhân là do hầu hết các virus gây ra cảm lạnh phát triển mạnh trong môi trường có độ ẩm thấp. 

Cảm lạnh lây lan khi người bệnh hắt hơi hoặc ho vì khi đó các giọt bắn chứa đầy virus sẽ bay trong không khí. 

Bạn có thể bị lây bệnh nếu chạm vào bề mặt mà người bệnh đã chạm vào trước đó và đưa tay lên mũi, miệng hoặc mắt. Khả năng nhiễm bệnh cao nhất là trong vòng 1 đến 4 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh

Điều trị cảm lạnh

Do cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng gây ra do virus nên kháng sinh sẽ không có hiệu quả trong điều trị bệnh 

Tuy nhiên, các loại thuốc không kê đơn như thuốc kháng histamine, acetaminophen, thuốc giảm đau không steroid như ibuprofen có thể giúp thông mũi, giảm đau và giảm nhẹ các triệu chứng của cảm lạnh. Người bệnh cần uống nhiều nước để tránh bị mất nước.
 Bổ sung các chất dinh dưỡng chẳng hạn như kẽm, vitamin C để ngăn ngừa hoặc làm giảm các triệu chứng cảm lạnh. 

Một nghiên cứu năm 2015 trên tạp chí BMC Family Practice đã tìm ra rằng viêm ngậm kẽm liều cao (80 mg) có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh nếu được dùng trong vòng 24 giờ kể từ khi có triệu chứng. 

Theo nghiên cứu năm 2013, vitamin C không giúp ngăn ngừa cảm lạnh, nhưng nếu bạn bổ sung chúng thường xuyên sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng. Hoa cúc tần cũng không được chứng minh rằng có tác dụng trong việc ngăn ngừa hay điều trị cảm lạnh. 

Một nghiên cứu năm 2017 trong Tạp chí BMJ đã tìm ra rằng vitamin D giúp ngăn ngừa cả hai bệnh cảm cúm và cảm lạnh.  

Cảm lạnh thường khỏi sau 7 tới 10 ngày. Hãy đi gặp bác sĩ nếu:

  • Các triệu chứng không thuyên giảm trong vòng 1 tuần 
  • Sốt cao 
  • Không hạ sốt

Bạn có thể bị dị ứng hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm xoang và viêm họng, cần điều trị bằng kháng sinh. Ho dai dẳng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn hoặc viêm phế quản. 

Phòng ngừa cảm lạnh

Có một câu nói rằng: “Chúng ta có thể đưa một người đàn ông lên mặt trăng nhưng chúng ta vẫn không thể chữa khỏi cảm lạnh thông thường.” Mặc dù vẫn chưa có vaccine phòng cảm lạnh nhưng hiện tại vẫn có nhiều cách để ngăn ngừa bệnh này. 

Tránh tiếp xúc

Do cảm lạnh rất dễ lây nên cách tốt nhất để phòng tránh cảm lạnh là tránh tiếp xúc với người bị bệnh. Không dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng hoặc khăn tay, khăn mặt. Nếu không may bị cảm lạnh, bạn nên ở nhà và hạn chế tiếp xúc với những người khác. 

Rửa tay thường xuyên 

Hãy tập thói quen rửa tay với nước ấm và xà phòng hoặc dùng nước sát khuẩn tay nhanh để loại bỏ các vi khuẩn và virus ở tay.

Không chạm tay lên mũi, mắt và miệng khi chưa rửa tay. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi và luôn phải rửa tay sau đó. 

Cảm cúm (cúm mùa)

Xem chi tiết: Cảm cúm: Thực phẩm nên ăn và nên tránh

Cảm cúm là một loại bệnh đường hô hấp khác. Không như cảm lạnh có thể bị nhiễm vào bất kì thời điểm nào trong năm, cảm cúm thường bị theo mùa. Mùa dễ bị cảm cúm nhất là từ mùa thu tới mùa xuân và cao điểm là mùa đông. 

Trong thời gian này, bạn có thể bị mắc cảm cúm theo cách giống như cảm lạnh: tiếp xúc với những hạt bắn trong không khí chứa virus gây ra từ người bệnh. Bạn có khả năng lây cho người khác trước khi bắt đầu bị bệnh một ngày và sau 5 tới 7 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng. 

Các loại virus thường gây ra cảm cúm là influenza A, B và C. Trong đó, influenza A, B thường là những loại phổ biến nhất. Các chủng virus cúm hoạt động thay đổi theo từng năm. Đó là lí do vì sao vaccine phòng cúm phải cải tiến hàng năm. 

Không như cảm lạnh thông thường, cảm cúm có thể tiến triển thành các bệnh khác nặng hơn, chẳng hạn như viêm phổi. Các đối tượng cần lưu ý là:

  • Trẻ nhỏ 
  • Người già 
  • Phụ nữ có thai 
  • Người mắc các bệnh mạn tính gây suy yếu hệ miễn dịch như hen suyễn, bệnh tim mạch hoặc tiểu đường. 

Điều trị cảm cúm

Xem chi tiết: 10 cách điều trị cảm cúm tại nhà đơn giản, hiệu quả

Uống đủ nước góp phần rất quan trọng trong sự hồi phục của cơ thể. Nguồn ảnh: indianexpress.comUống đủ nước góp phần rất quan trọng trong sự hồi phục của cơ thể. Nguồn ảnh: indianexpress.com

Trong hầu hết các trường hợp, nghỉ ngơi và uống đủ nước là cách điều trị tốt nhất cho bệnh này. Các thuốc giảm đau và giảm nghẹt mũi không kê đơn như ibuprofen và acetaminophen có thể giúp giảm triệu chứng và làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn. 

Tuy nhiên, không được cho trẻ em uống aspirin. Nó có thể gây ra một chứng bệnh hiếm nhưng nghiêm trọng là hội chứng Reye. 

Bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus như oseltamivir (Tamiflu), zanamivir (Relenza) hay peramivir (Rapivab). Những loại thuốc này sẽ rút ngắn thời gian bị bệnh và ngăn ngừa các biến chứng như viêm phổi. Tuy nhiên, chúng có thể không hiệu quả nếu như không được dùng trong 48h đầu kể từ khi xuất hiện triệu chứng. 

Thời điểm cần đi khám 

Nếu bạn có nguy cơ cao bị các biến chứng do cúm, hãy gọi bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh cúm. Các đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm bao gồm:

  • Người trên 65 tuổi 
  • Phụ nữ có thai 
  • Phụ nữ sau sinh 2 tuần 
  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi 
  • Trẻ dưới 18 tuổi đã uống aspirin
  • Những người có hệ miễn dịch yếu như HIV, hóa trị liệu hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch. 
  • Người béo phì
  • Người bị bệnh tim mạch hoặc phổi mạn tính 
  • Những người bị rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, thiếu máu hoặc bệnh thận
  • Những người sống trong các cơ sở chăm sóc dài hạn, như viện dưỡng lão

Hãy liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc trở nên trầm trọng hơn. Lưu ý các triệu chứng của viêm phổi, bao gồm:

  • Thở khó 
  • Đau họng nhiều 
  • Ho ra đờm màu xanh lá cây 
  • Sốt cao dai dẳng
  • Tức ngực

Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu con bạn xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Khó thở 
  • Cáu gắt
  • Mệt mỏi nhiều 
  • Lười ăn và lười uống 
  • Ngủ li bì hoặc kém tương tác 

Kết luận

Cách tốt nhất để ngăn ngừa cảm cúm là tiêm vaccine phòng cúm. Bác sĩ sẽ gợi ý cho bạn tiêm vaccine này vào tháng 10 hàng năm hoặc vào thời điểm bắt đầu mùa cúm. 

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tiêm vaccine phòng cúm vào cuối mùa thu hoặc mùa đông. Vaccine này có thể giúp bạn ngăn ngừa cúm và giúp giảm nhẹ các triệu chứng. 

Để tránh tiếp xúc với virus cảm cúm, hãy rửa tay thường xuyên với nước ấm và xà phòng hoặc sử dụng nước sát khuẩn tay nhanh. Tránh chạm lên mũi, mắt và miệng và tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh. 

Một điều quan trọng nữa đó là phải luyện tập những thói quen lành mạnh để phòng ngừa virus cảm lạnh và cảm cúm. Hãy tập cho mình thói quen ngủ đủ giấc, ăn nhiều trái cây và rau quả, tập thể dục và giảm stress.  

Xem thêm: 

Câu hỏi liên quan

Mỗi loại tinh dầu sẽ có một công dụng riêng trong việc điều trị cảm cúm. Bạn cần tìm hiểu kỹ công dụng của từng loại trước khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất
Xem thêm
Húng quế, hạt tiêu đen, bạc hà, quế, tỏi, gừng, sả, tía tô
Xem thêm
Khi người bệnh ốm nặng hơn thì liều lượng thuốc cũng thay đổi, uống nhiều gây ra tác dụng phụ có hại cho gan và dạ dày. Chính vì vậy khi bị cảm cúm cần hạn chế quan hệ tránh mất sức đề kháng của vợ hoặc chồng. Hơn nữa khi cơ thể không muốn, mệt mỏi, phản kháng lại thì việc quan hệ sẽ không đạt kết quả như mong muốn. Khi đó cả thể xác, tinh thần đều rơi vào trạng thái mệt mỏi nó sẽ làm mất khoái cảm, khi quan hệ cảm thấy hụt hẫng, không đủ, cảm xúc giảm sút gây hại cho sức khỏe của cả hai đồng thời khiến đối phương trở nên chán hay sợ hãi khi phải quan hệ.
Xem thêm
Về mặt thành phần, thuốc tiffy và Decolgen gần như tương tự nhau và giống với những thuốc điều trị cảm cúm thông thường khác. Cả 2 đều chứa hoạt chất chính là Paracetamol - là một chất giảm đau hạ sốt rất thông dụng. Tuy nhiên các tá dược - thành phần phụ cần thiết trong công thức sản xuất viên thuốc nhưng không có tác dụng trị bệnh của thuốc Tiffy và Decolgen là khác nhau. Về phần mẫu mã, thuốc trị cảm cúm Tiffy và Decolgen đều có 2 dạng là dạng vỉ 4 viên và dạng siro. Về giá cả, hiện 1 vỉ thuốc Decolgen 4 viên có giá dao động từ 5.000 đồng - 7.000 đồng, tương tự với thuốc Tiffy. Thuốc dạng siro của Decolgen và Tiffy cũng có mức giá không quá chênh lệch: 1 chai 30ml từ khoảng 14.000 đồng - 17.000 đồng; 1 chai 60ml từ 20.000 đồng - 23.000. Dù khá giống nhau như vậy, nhưng theo các chuyên gia y tế đánh giá thì thuốc Decolgen phù hợp với người bệnh có các triệu chứng cảm cúm ở mức độ nhẹ, còn nếu người bệnh cảm thấy các triệu chứng ở mức trung bình thì nên chọn Tiffy.
Xem thêm
Các thức uống chứa cồn và gas: Các thức ăn được chế biến sẵn Các chất kích thích: Thực phẩm cứng:
Xem thêm
2.1. Uống thuốc trị cúm 2.2. Để cơ thể nghỉ ngơi 2.3. Tăng độ ẩm cho môi trường xung quanh 2.4. Xông hơi để chữa bệnh cúm tại nhà 2.5. Trị cúm bằng cách tắm nước ấm 2.6. Sử dụng túi chườm nhiệt 2.7. Súc miệng, vệ sinh mũi với nước muối 2.8. Kê cao đầu khi ngủ 2.9. Bôi tinh dầu 2.10. Uống nhiều nước để chữa cúm nhanh nhất 2.11. Dùng thức ăn dạng lỏng và ấm 2.12. Bổ sung thực phẩm giàu kẽm 2.13. Ăn thức ăn đậm đà, chia nhỏ bữa ăn 2.14. Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu 2.15. Mặc quần áo thoải mái
Xem thêm
Mặc dù là bệnh thường gặp nhưng lại dễ bị lơ là vì vậy, mỗi người cần trang bị cho mình các kiến thức và thời gian cúm bao lâu thì tự khỏi, bệnh cúm bao lâu thì khỏi, cảm cúm bao lâu thì hết…. cũng như để nắm được các dấu hiệu theo từng giai đoạn của bệnh. Hầu hết mọi người bị cảm cúm không biến chứng sẽ kéo dài từ 3 - 5 ngày, bao gồm cả trẻ em, nhưng riêng dấu hiệu ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài đến 2 tuần hoặc hơn thế.
Xem thêm
Theo lý thuyết, test nhanh COVID-19 sẽ không cho 2 vạch nếu người bệnh chỉ mắc cúm thường - không nhiễm COVID-19. Test nhanh COVID-19 cho kết quả dương tính với độ đặc hiệu cao trên 90%. Đây là một loại xét nghiệm chẩn đoán nhanh, giúp phát hiện sự hiện diện protein đặc hiệu của virus SARS-CoV-2 có trong mẫu dịch tiết từ đường hô hấp của bệnh nhân. Nếu kháng nguyên có mặt với nồng độ đủ lớn trong mẫu thử, nó sẽ liên kết với các kháng thể đã được cố định trên một dải giấy, bọc trong vỏ nhựa và sau đó phát ra tín hiệu giúp người bệnh có thể phát hiện bằng mắt thường trong vòng 30 phút sau khi cho chạy mẫu.
Xem thêm
Việc xác định nguyên nhân đối với mỗi căn bệnh luôn là điều cần thiết để có biện pháp điều trị thích hợp. Có thể thấy rõ ràng kháng sinh chỉ điều trị được những nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm gây ra, trong khi đó cúm lại là một bệnh do nhiễm virus influenza, và hiển nhiên kháng sinh không hề có tác dụng đối với cúm. Như vậy không thể điều trị cúm bằng kháng sinh. Sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định không những không mang lại lợi ích nào mà còn gây ra nhiều hậu quả, mà nghiêm trọng nhất chính là tình trạng kháng kháng sinh.
Xem thêm
Vì một số triệu chứng của bệnh cúm, COVID-19 và các bệnh đường hô hấp nói chung là tương tự nhau, nên không thể phân biệt cúm thường và Covid nếu chỉ dựa trên các triệu chứng. Chỉ có xét nghiệm sinh học mới có giá trị chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh. Thậm chí một người có thể bị nhiễm cả bệnh cúm và COVID-19 cùng một lúc, do đó có các triệu chứng của cả hai. Trong 3 triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất của Covid-19 là sốt, ho khan và khó thở, chỉ có khó thở là không liên quan đến cảm lạnh hay cúm. Nhưng theo nghiên cứu, những người tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đủ liều nếu nhiễm bệnh sẽ không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và càng ngày càng giống như cảm cúm. Do đó, nếu muốn phân biệt cúm và Covid-19 cũng cần phải xem xét đến yếu tố dịch tễ.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Cảm cúm (bệnh)
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!