Video Bệnh cảm cúm nên ăn gì?
Bài viết này bao gồm các loại đồ ăn và thức uống bạn nên ăn cũng như những loại bạn nên tránh khi bị cúm.
9 loại thực phẩm nên ăn
Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để hoạt động. Những tác động của đồ ăn cũng vẫn rất quan trọng khi bạn bị cúm. Hãy tham khảo 9 loại thực phẩm dưới đây nếu bạn đang bị cúm.
Nước hầm xương
Cho dù bạn thích thịt gà, thịt bò hay rau thì nước hầm xương vẫn là một trong những loại đồ ăn tốt nhất khi bị cúm. Bạn có thể bắt đầu ăn từ khi các triệu chứng xuất hiện cho tới khi cơ thể hoàn toàn hồi phục.
Nước hầm giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và nước hầm ấm có thể giúp làm dịu cơn đau họng và giảm nghẹt mũi.
Súp
Súp gà mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ các thành phần của nó. Thịt gà thái nhỏ cung cấp sắt và protein, đồng thời cà rốt, rau thơm và cần tây cũng sẽ mang lại dinh dưỡng cho cơ thể.
Bạn có thể ăn súp gà suốt thời gian bị cúm để giúp cơ thể giữ nước và cảm thấy no. Bạn chỉ cần kiểm soát hàm lượng muối có trong súp sao cho phù hợp.
Tỏi
Tuy tỏi hay dùng để tạo gia vị cho món ăn nhưng nó thường được sử dụng trong y học như một loại thuốc để điều trị cho nhiều loại bệnh trong nhiều thế kỉ. Một nghiên cứu đã cho thấy tỏi giúp tăng cường khả năng miễn dịch và làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
Bạn không cần phải bổ sung thêm thực phẩm chức năng mà chỉ cần ăn tỏi sống. Do tỏi giúp tăng cường hệ miễn dịch nên bạn có thể ăn tỏi khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh cúm.
Sữa chua
Theo một nghiên cứu trên chuột được công bố trên Tạp chí International Immunopharmacology, sữa chua không chỉ giúp làm giảm cơn đau họng mà còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và bổ sung dinh dưỡng do sữa chua có chứa protein. Bạn có thể ăn sữa chua khi đau họng, nhưng nên chọn loại sữa chua nguyên chất không có đường.
Hoa quả chứa vitamin C
Vitamin C là một dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt khi bị ốm. Ngoài thực phẩm chức năng, đồ ăn cũng là một nguồn cung cấp dồi dào vitamin C.
Bạn nên ăn thêm các loại hoa quả giàu vitamin C khi đang bị cúm. Một số hoa quả chứa nhiều vitamin C là dâu, cà chua, các loại cam quýt.
Các loại rau xanh
Rau bina, cải xoăn và các loại rau xanh khác cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch khi bị cúm. Chúng chứa cả vitamin C và vitamin E giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Bạn nên kết hợp rau xanh với trái cây trong sinh tố hoặc ăn sống cùng chanh và dầu ô liu, tốt nhất là ăn trong suốt thời gian mắc bệnh.
Bông cải xanh
Bông cải xanh là một nguồn dinh dưỡng có lợi cho cơ thể khi bị cúm. Chúng cung cấp vitamin C, vitamin E cùng với canxi và chất xơ.
Hãy ăn thêm bông cải xanh khi cảm giác thèm ăn đã trở lại. Bạn cũng có thể chế biến chúng thành súp nhưng phải lưu ý kiểm soát lượng muối cho vào.
Cháo bột yến mạch
Khi bị ốm, một bát bột yến mạch nóng có thể là một lựa chọn bổ dưỡng và nhẹ nhàng. Bột yến mạch, cũng như các loại ngũ cốc nguyên hạt khác, cũng là một nguồn cung cấp tự nhiên của vitamin E.
Bạn nên ăn yến mạch nguyên hạt để hấp thu được nhiều dinh dưỡng nhất.
Đồ cay
Khi bị cúm, dần dần bạn có thể bị tích tụ dịch và đờm ở xoang và cổ họng. Những đồ ăn cay hạt tiêu hoặc cải ngựa có thể làm giảm tình trạng tắc nghẽn, từ đó giúp bạn thở tốt hơn. Tuy nhiên, hãy tránh ăn cay khi bạn bị đau họng.
Giữ đủ nước
Bạn hãy nhớ cung cấp đủ nước cho cơ thể vì khi bị cúm sẽ rất dễ bị mất nước. Nguyên nhân không chỉ vì bạn ăn và uống ít đi mà còn do đổ mồ hôi khi bị sốt.
Nước không chỉ quan trọng đối với các chức năng trong cơ thể nói chung mà còn giúp giảm tắc nghẽn và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Khi nói đến đồ uống, nước lọc vẫn là lựa chọn tốt nhất. Nó cũng giống như một chất thải độc tự nhiên cho cơ thể. Nếu bạn không thích uống nước lọc hoặc muốn uống đồ có nhiều hương vị hơn, bạn cũng có thể uống những thứ sau:
- Nước hầm xương
- Trà gừng
- Trà thảo mộc với mật ong
- Mật ong và trà chanh (pha tỉ lệ 1:1 với nước nóng)
- Nước ép trái cây 100% (không có đường)
Những đồ uống tăng lực ít đường hoặc những đồ uống bổ sung điện giải cũng có thể dùng để cung cấp nước cho cơ thể.
Mặc dù nôn mửa và tiêu chảy không phải triệu chứng của cúm mùa điển hình nhưng khi có các triệu chứng này bạn cũng nên bổ sung thêm chất điện giải.
Những đồ ăn nên tránh
Biết được những đồ ăn nên tránh khi bị cúm cũng rất quan trọng. Bạn nên tránh những thứ dưới đây khi bị cúm:
- Rượu: làm suy yếu hệ miễn dịch và làm mất nước.
- Đồ uống có cafein: những đồ uống như cà phê, trà đen và soda có thể khiến bạn mất nước nhiều hơn. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều đường, không tốt cho sức khỏe.
- Thức ăn cứng: bánh quy, khoai tây chiên và những thực phẩm cứng có thể làm ho nhiều hơn và đau họng.
- Đồ ăn đóng hộp: Thực phẩm càng chế biến càng nhiều thì sẽ càng có ít chất dinh dưỡng. Khi bị cúm, cơ thể sẽ cố gắng tự chữa lành và phục hồi, vì vậy khi đó hãy dung nạp các loại thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng.
Chăm sóc trẻ khi bị cúm
Xem chi tiết: Các triệu chứng cảm cúm ở trẻ em: Khi nào cần giúp đỡ, điều trị và hơn nữa
Khi người lớn bị cúm sẽ bị chán ăn và mệt mỏi nên sẽ không đảm bảo được dinh dưỡng và lượng nước uống. Điều này có thể còn khó khăn hơn đối với trẻ em.
Trẻ em cũng dễ bị mất nước hơn người lớn vì khối lượng cơ thể thấp hơn. Bố mẹ hãy lưu ý cung cấp đủ nước cho trẻ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể:
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn để giảm đau nhức và hạ sốt, chẳng hạn như acetaminophen (Panadol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin IB). Hãy kiểm tra liều lượng và chọn loại thuốc sao cho phù hợp với độ tuổi và cân nặng của con bạn.
- Cho con mặc quần áo nhiều lớp nếu chúng bị sốt và ớn lạnh
- Cho trẻ ăn kem để làm dịu cổ họng và hạ sốt
- Cho con nghỉ ngơi và tránh các kích thích. Xem ti vi quá nhiều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của chúng.
Kết luận
Chế độ ăn phù hợp và uống đủ nước đóng vai trò rất quan trọng trong sự hồi phục của cơ thể khi bị cúm. Mặc dù các triệu chứng tồi tệ nhất có thể biến mất sau 5 ngày, nhưng có thể sẽ kéo dài từ một đến hai tuần.
Quá trình hồi phục có thể bị kéo dài nếu bạn bị nhiễm trùng thứ phát do cúm. Hãy cố gắng ăn uống đầy đủ và uống đủ nước cho đến khi các triệu chứng biến mất và cảm giác thèm ăn trở lại bình thường.
Xem thêm:
- Cảm cúm hay cảm lạnh: Làm thế nào để phân biệt?
- Cảm cúm trong thai kì: Những điều bạn nên biết
- Các triệu chứng cảm cúm ở trẻ em: Khi nào cần giúp đỡ, điều trị và hơn nữa
- Các triệu chứng sớm của cảm cúm ở người lớn và trẻ em
- Cảm cúm kéo dài bao lâu? Giai đoạn ủ bệnh, lây nhiễm và biện pháp điều trị
- Các biến chứng của cảm cúm: Yếu tố nguy cơ, tìm kiếm sự giúp đỡ và hơn nữa
- 10 cách điều trị cảm cúm tại nhà đơn giản, hiệu quả
- 12 mẹo để hồi phục nhanh khi bị cúm