Tiêm phòng cúm sẽ giúp phòng ngừa mắc cúm và giảm nguy cơ phải nhập viện. Bài viết này sẽ cung cấp thêm những kiến thức để phụ nữ mang thai giữ được an toàn cho bản thân trong mùa cúm.
Ảnh hưởng của cúm lên thai kì
Video Lưu ý quan trọng khi phụ nữ mang thai bị cúm A
Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), phụ nữ mang thai có nhiều khả năng gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng và biến chứng của bệnh cúm vì hệ thống miễn dịch, tim và phổi của họ bị thay đổi trong thai kì. Một số người còn có thể bị viêm phế quản, từ đó dẫn tới viêm phổi.
Tuy hiếm gặp nhưng cúm cũng có thể gây những biến chứng nghiêm trọng như sau:
- Sốc nhiễm trùng
- Viêm màng não
- Viêm não
Phụ nữ mang thai nên phòng ngừa cúm để bảo vệ thai kì được khỏe mạnh. Theo một nghiên cứu năm 2016, tiêm vaccine phòng cúm trong thai kì sẽ làm giảm nguy cơ thai chết lưu tới 51% khi so sánh với những người không tiêm.
Cảm cúm trong thai kì có thể gây hại tới thai nhi. Em bé có thể bị sinh non hoặc bị nhẹ cân.
Tiêm vaccine phòng cúm trong thai kì
Theo CDC, vaccine phòng cúm đã được chứng minh hiệu quả trong thời gian dài về sự an toàn khi tiêm cho phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên tiêm vaccine cúm sống giảm độc lực (LAIV), loại vaccine này thường có dạng xịt. Nguyên nhân là do loại vaccine này chứa một lượng virus sống (đã giảm hoặc mất độc lực), chúng có thể đi qua nhau thai và làm thai nhi nhiễm virus.
Tuy nhiên, CDC cũng nhấn mạnh rằng khả năng ảnh hưởng xấu tới thai nhi của vaccine LAIV vẫn nằm trên lí thuyết nhưng các bác sĩ cũng không nên tiêm cho phụ nữ mang thai loại vaccine này.
Vaccine phòng cúm có thể làm giảm nguy cơ nhiễm cúm ở một người cũng như giảm nguy cơ phải nhập viện do các biến chứng.
Theo một nghiên cứu năm 2018, phụ nữ có thai được tiêm vaccine ngừa cúm sẽ giảm được 40% khả năng phải nhập viện nếu họ bị cúm.
Tác động của vaccine phòng cúm có thể truyền sang em bé, giúp em bé phòng ngừa được cúm sau khi sinh vài tháng.
Nếu phụ nữ mang thai có một tình trạng bệnh lí tiềm ẩn, họ sẽ không cần sự đồng ý của bác sĩ để được tiêm phòng cúm.
Triệu chứng bệnh cúm
Bệnh cúm có một số triệu chứng điển hình, hầu hết đều giống nhau trên mọi người, bao gồm:
- Đau họng
- Ho
- Chảy nước mũi
- Đau đầu
- Sốt từ 37.5o trở lên
- Nôn nửa
- Tiêu chảy
- Đau người
- Mệt mỏi
Điều trị cảm cúm khi mang thai
Thuốc kháng virus có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh cúm ở phụ nữ mang thai, cũng như giảm được nguy cơ biến chứng. Thời điểm tốt nhất để uống thuốc kháng virus là trong vòng 48h sau khi triệu chứng bắt đầu xuất hiện.
Phụ nữ mang thai nên tránh uống các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen hay acetaminophen và nên nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kì loại thuốc nào.
Tuy nhiên, nếu thực sự cần thiết, họ có thể uống thuốc với liều tối thiểu trong thời gian ngắn nhất có thể.
Mặt khác, cách điều trị tốt nhất là nghỉ ngơi và uống đủ nước.
Thời điểm gặp bác sĩ
Một phụ nữ mang thai nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu nghi ngờ mình bị cúm.
Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng virus cho họ sớm nhất có thể.
Trường hợp cần cấp cứu
Nên gọi cấp cứu nếu người phụ nữ đang mang thai và gặp bất kì triệu chứng nào dưới đây:
- Khó thở
- Chóng mặt, hoang mang
- Chảy máu âm đạo
- Sốt cao
- Đau hoặc tức ngực
- Nôn mửa dữ dội
- Thai nhi giảm chuyển động
- Co giật
Nếu phụ nữ mang thai cảm thấy luôn luôn lo lắng, họ nên liên hệ với bác sĩ của mình để được giải đáp và yên tâm hơn.
Phòng ngừa cúm khi mang thai
Biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm là tiêm vaccine. Phụ nữ mang thai nên trao đổi sớm với bác sĩ về việc này.
Bên cạnh đó, có một số mẹo giúp phụ nữ mang thai phòng ngừa mắc cúm bao gồm:
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng
- Nghỉ ngơi đủ
- Tránh tiếp xúc với người ốm
- Giảm stress
- Tập thể dục thường xuyên
- Ăn uống điều độ
Tổng kết
Bệnh cúm có thể trở nên trầm trọng hơn trong giai đoạn thai kì. Phương pháp phòng ngừa tốt nhất là tiêm vaccine phòng cúm. Vaccine phòng cúm sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi và mẹ.
Khi bị cúm, phụ nữ mang thai nên đến khám bác sĩ sớm nhất có thể. Bác sĩ có thể sẽ kê cho họ thuốc kháng virus. Ngoài ra, họ nên nghỉ ngơi và uống đủ nước để cơ thể hồi phục nhanh hơn.
Xem thêm:
- Cảm cúm hay cảm lạnh: Làm thế nào để phân biệt?
- Các triệu chứng cảm cúm ở trẻ em: Khi nào cần giúp đỡ, điều trị và hơn nữa
- Các triệu chứng sớm của cảm cúm ở người lớn và trẻ em
- Cảm cúm kéo dài bao lâu? Giai đoạn ủ bệnh, lây nhiễm và biện pháp điều trị
- Các biến chứng của cảm cúm: Yếu tố nguy cơ, tìm kiếm sự giúp đỡ và hơn nữa
- Cảm cúm: Thực phẩm nên ăn và nên tránh
- 10 cách điều trị cảm cúm tại nhà đơn giản, hiệu quả
- 12 mẹo để hồi phục nhanh khi bị cúm