Nghẹt mũi: Nguyên nhân và các biện pháp điều trị

Nghẹt mũi xảy ra khi các mạch máu dưới niêm mạc trong xoang và hệ thống dẫn khí ở mũi sưng lên. Mặc dù nghẹt mũi nhẹ thường tự khỏi nhưng các phương pháp điều trị và biện pháp hỗ trợ tại nhà có thể hữu ích.

Video nghẹt mũi có khiến bạn cảm thấy khó 

Bất kỳ ai ở lứa tuổi nào cũng có khả năng bị nghẹt mũi, nhưng tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn ở một số người.

Ví dụ, viêm xoang là một bệnh lý thường gặp có biểu hiện nghẹt mũi. Bệnh có xu hướng phổ biến hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi và người lớn từ 25-64 tuổi, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành.

Hãy cùng tìm hiểu thêm về các vấn đề gây ra nghẹt mũi và các biện pháp hỗ trợ điều trị 

Nguyên nhân của nghẹt mũi

Có nhiều vấn đề gây ra nghẹt mũi, từ nhiễm trùng cho đến các yếu tố môi trường.

Thuật ngữ y khoa để chỉ tình trạng viêm xoang và khoang mũi nói chung là “viêm mũi xoang”, trong đó bao gồm:

  • Viêm mũi xoang nhiễm trùng: Nguyên nhân là do các virus cảm lạnh thông thường hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Viêm mũi xoang dị ứng: Tình trạng viêm này được kích hoạt bởi các chất gây dị ứng hoặc các kích ứng từ môi trường.
  • Viêm mũi xoang dị ứng theo mùa: Khi tình trạng viêm xuất hiện do sự phản ứng với phấn hoa từ cây cối, cỏ, cỏ dại, 
  • Viêm mũi xoang dị ứng quanh năm: Điều này liên quan đến các chất gây dị ứng có mặt quanh năm, chẳng hạn như nấm mốc, lông động vật, mạt bụi và mảnh vụn của con gián.
  • Viêm mũi xoang không do dị ứng: Bệnh bắt nguồn từ các chất kích ứng có trong không khí, chẳng hạn như khói, hóa chất và ô nhiễm.

Những người bị suy giảm chức năng miễn dịch như bệnh nhân HIV, tiểu đường hoặc đang điều trị hóa chất, có nguy cơ bị nghẹt mũi do nhiễm trùng cao hơn. 

Trong các trường hợp khác, nghẹt mũi không phải là phản ứng với mầm bệnh, chất kích thích hoặc chất gây dị ứng. Thay vào đó, nguyên nhân có thể liên quan đến: 

  • Tư thế: Nằm xuống khiến cơ thể khó đào thải chất nhầy, vì vậy những người bị hạn chế khả năng vận động cũng dễ bị nghẹt mũi hơn.
  • Các vấn đề về cấu trúc trong xoang: bao gồm polyp, lệch vách ngăn, xoang hẹp, khối u hoặc túi thừa.
  • Tình trạng sức khỏe làm giảm vận chuyển chất nhầy: như rối loạn vận động đường mật.
Lệch vách ngăn mũi là một trong những nguyên nhân gây nghẹt mũi. Theo nguồn: https://www.ravalmd.com.Lệch vách ngăn mũi là một trong những nguyên nhân gây nghẹt mũi. Theo nguồn: https://www.ravalmd.com.

Những người bị lệch vách ngăn có nguy cơ gặp tình trạng nghẹt mũi đặc biệt nghiêm trọng. Vách ngăn giống như bức tường mỏng ngăn cách đường thở bên trái và bên phải. Lệch có nghĩa là vách ngăn nghiêng sang một bên, gây khó khăn cho việc thở ở một bên lỗ mũi, ngay cả khi  không bị dị ứng hoặc cảm lạnh.

Nghẹt mũi ở trẻ em

Một số dấu hiệu giúp cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể nhận biết trẻ đang có tình trạng nghẹt mũi, bao gồm: 

  • Khó cho ăn hoặc giảm cảm giác thèm ăn
  • Tăng quấy khóc hoặc kích động
  • Khó thở hoặc sặc chất nhầy
  • Giấc ngủ bị gián đoạn hoặc khó đi vào giấc ngủ 

Nghẹt mũi trong thời kì mang thai

Viêm mũi khi mang thai khá phổ biến Bệnh có thể xuất phát từ tình trạng béo phì, tăng cân quá mức khi mang thai, tăng nồng độ hormone hoặc cả hai. 

Một nghiên cứu năm 2016 đã theo dõi 100 phụ nữ mang thai và nhận thấy 39% trong số này có biểu hiện viêm mũi trong thai kì. Bệnh có xu hướng tự khỏi trong vòng 3 tuần kể từ khi xuất hiện 

Cũng theo một nghiên cứa khác vào năm 2016, nghẹt mũi có nguy cơ làm trầm trọng thêm các triệu chứng ngưng thở khi mang thai.  

Nhìn chung, bất kỳ ai bị nghẹt mũi dai dẳng khi mang thai cũng nên đi khám bác sĩ. 

Nghẹt mũi có phải là triệu chứng của nhiễm COVID-19 không?

Theo một phân tích gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ có 5% những người bị nhiễm virus Corona có biểu hiện ngạt mũi. Các triệu chứng khác thường gặp hơn đã được báo cáo bao gồm: 

  • Sốt
  • Ho khan
  • Kiệt sức không rõ căn nguyên
  • Ho ra chất nhầy đặc từ phổi 

Điều trị nghẹt mũi

Cách tốt nhất điều trị nghẹt mũi phần lớn dựa vào nguyên nhân của nó. Một số lựa chọn bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh uống hoặc kháng sinh tại chỗ, nếu nguyên nhân là do nhiễm trùng vi khuẩn.
  • Thuốc xịt mũi corticosteroid
  • Thuốc làm loãng chất nhầy
  • Liệu pháp miễn dịch
  • Phẫu thuật  

Biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà

Để giảm nghẹt mũi tại nhà, bạn có thể thử một số cách sau:

  • Đảm bảo lượng nước trong cơ thể
  • Tắm nước ấm
  • Hít hơi nước từ bát nước nóng, trùm khăn lên đầu để giữ hơi nước
  • Nâng cao đầu khi ngủ
  • Dùng thuốc kháng histamine không kê đơn hoặc thuốc thông mũi
  • Thử rửa mũi
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, nếu có áp lực xoang hoặc đau
  • Chườm lạnh lên những vùng đau trên mặt
  • Uống men vi sinh dự phòng hoặc bổ sung các thực phầm lợi khuẩn như sũa chua, kim chi
  • Sử dụng các chất bổ sung giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chẳng hạn như kẽm sulfat, hoa cúc tím, vitamin C hoặc chiết xuất phong lữ.
Rửa mũi là một trong những cách hỗ trợ điều trị nghẹt mũi tại nhà. Theo nguồn: https://www.medicalnewstoday.com.Rửa mũi là một trong những cách hỗ trợ điều trị nghẹt mũi tại nhà. Theo nguồn: https://www.medicalnewstoday.com.

Điều quan trọng cần lưu ý là các chuyên gia cảnh báo không nên lạm dụng thuốc xịt mũi và thuốc thông mũi.

Nghẹt mũi kéo dài bao lâu?

Hầu hết những người bị cảm lạnh thông thường hoặc cúm đều cảm thấy tốt hơn sau một hoặc hai tuần. 

Nếu nghẹt mũi do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ tiến hành kê đơn thuốc kháng sinh trong 10–14 ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải uống đầy đủ thuốc kháng sinh. 

Nếu dị ứng là nguyên nhân, triệu chứng có nguy khả năng kéo dài nếu người đó vẫn tiếp tục tiếp xúc với chất gây dị ứng. 

Nếu vách ngăn lệch thường xuyên gây tắc nghẽn mũi và làm nặng bệnh, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật tạo hình. 

Khi nào đến khám bác sĩ

Nếu nghẹt mũi kéo dài hơn 10–14 ngày hoặc trở nên tồi tệ hơn sau 7–10 ngày, Nó có nguy khả năng xuất phát từ nhiễm trùng xoang. Trong trường hợp này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. 

Bạn cũng cần đến các cơ sở y tế nếu tình trạng tắc nghẽn không thuyên giảm bằng các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc kèm theo:

  • Sốt cao
  • Chất nhầy đặc, đổi màu hoặc khó thở 

Phòng bệnh

Tổ chức Hen và Dị ứng của Hoa Kỳ lưu ý rằng thực hiện những điều sau đây giúp làm giảm phản ứng của cơ thể với các chất gây dị ứng và yếu tố nguy cơ nhiễm trùng: 

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước
  • Thường xuyên giặt khăn trải giường bằng nước nóng và chất tẩy rửa
  • Đóng cửa sổ và cửa ra vào trong những mùa có nhiều phấn hoa và nấm mốc, nhất là mùa xuân và mùa thu
  • Sử dụng lớp phủ tránh mạt bụi cho gối, chăn bông, nệm.
  • Hút bụi thường xuyên
  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh
  • Để giảm nguy cơ viêm mũi khi mang thai, nó có thể giúp duy trì cân nặng hợp lý. 

Tổng kết

Nguyên nhân nghẹt mũi bao gồm: dị ứng, nhiễm trùng, dị dạng xoang hoặc vấn đề sức khỏe ở một cơ quan khác của cơ thể. 

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này sẽ được cải thiện với các biện pháp khắc phục tại nhà và thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, một số trường hợp cần thuốc kháng sinh khi bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc phẫu thuật để chỉnh sửa vách ngăn bị lệch.

Nếu tắc nghẽn nghiêm trọng hoặc dai dẳng, hãy liên hệ với bác sĩ, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!