Prednisone - Nhóm kháng viêm corticoid - Cách dùng

Prednisone là một loại corticosteroid được sử dụng thay thế cho hormon steroid tự nhiên trong cơ thể với mục đích chống viêm và ức chế hệ thống miễn dịch.

Video Chỉ định và tác dụng phụ của thuốc kháng viêm Solu-medrol

Thuốc có tác dụng tương tự như các corticosteroid khác như: 

  • Triamcinolone (Kenacort)
  • Methylprednisolone (Medrol)
  • Prednisolone (Prelone)
  • Dexamethasone (Decadron) 

Các corticosteroid tổng hợp có cơ chế hoạt động giống hormon cortisol được sản xuất tại tuyến thượng thận.  

Corticosteroid giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, nhưng thường được sử dụng nhiều nhất vì tác dụng chống viêm mạnh, đặc biệt là trong các bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, viêm đại tràng, hen phế quản, viêm phế quản, viêm da dị ứng

Để prednisone hoạt động hiệu quả trong cơ thể, trước tiên phải được các enzym trong gan chuyển hóa thành prednisolone. Do đó, prednisone có thể không hoạt động tốt ở những người mắc bệnh gan, làm giảm khả năng chuyển prednisone thành prednisolone. 

Công dụng Prednisone

Prednisone là corticosteroid tổng hợp có hoạt tính kháng viêm. Nguồn ảnh: HealthlinePrednisone là corticosteroid tổng hợp có hoạt tính kháng viêm. Nguồn ảnh: HealthlinePrednisone được sử dụng khá rộng rãi giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm hoặc các bệnh lý tự miễn hệ thống.  
Dưới đây là một chỉ định của prednisone được FDA cấp phép và phổ biến trên lâm sàng bao gồm: 

Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng để điều trị: 

  • Bệnh bạch cầu
  • U lympho
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát
  • Tan máu tự miễn gây thiếu máu
  • Viêm phế quản

Corticosteroid - prednisone có tác dụng ức chế miễn dịch được ứng dụng làm thuốc chống thải ghép sau cấy ghép mô hoặc tạng 

Prednisone được sử dụng như liệu pháp thay thế ở những bệnh nhân có tuyến thượng thận không thể sản xuất đủ lượng cortisol. 

Liều dùng của Prednisone

Liều khởi đầu của prednisone thay đổi tùy thuộc vào tuổi và tình trạng bệnh đang điều trị. 

Nên dùng thuốc trong hoặc ngày sau bữa ăn.  

Liều khởi đầu có thể từ 5-60 mg/ngày và được điều chỉnh dựa trên đáp ứng thuốc hoặc tiến triển bệnh. 

Corticosteroid thường không mang lại tác dụng nhanh và phải được sử dụng trong vài ngày để thuốc phát huy hiệu quả tối đa. Tuy nhiên, có thể mất nhiều thời gian hơn để người bệnh đáp ứng với thuốc. 

Khi ngừng sử dụng prednisone sau một quá trình điều trị kéo dài, liều prednisone phải được giảm từ từ để tuyến thượng thận có thời gian phục hồi.

Cách giảm liều Prednisone

Bệnh nhân nên được giảm liều từ từ prednisone. Việc ngừng sử dụng thuốc đột ngột sau thời gian điều trị kéo dài sẽ gây ra tác dụng phụ vì tuyến thượng thận không thể sản xuất đủ cortisol để bù đắp cho việc ngừng thuốc.  

Các triệu chứng suy giảm corticosteroid (suy tuyến thượng thận cấp) có thể xảy ra bao gồm:

Do đó, việc ngưng sử dụng prednisone nên diễn ra từ từ để tuyến thượng thận có thời gian phục hồi và tiếp tục sản xuất cortisol.  

Trong quá trình tuyến thượng thận hồi phục hoàn toàn, có thể cần điều trị một đợt corticosteroid ngắn cho những bệnh nhân mắc tình trạng căng thẳng do nhiễm trùng hoặc phẫu thuật gây ra - đây là thời điểm mà corticosteroid giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. 

Tác dụng phụ  

Hội chứng Cushing thường xuất hiện sau khi dùng corticosteroid liều cao hoặc kéo dài.   Nguồn ảnh: PinterestHội chứng Cushing thường xuất hiện sau khi dùng corticosteroid liều cao hoặc kéo dài. Nguồn ảnh: PinterestTác dụng phụ của prednisone và các corticosteroid khác từ mức độ nhẹ đến tổn thương cơ quan nghiêm trọng không hồi phục, xảy ra thường xuyên hơn với liều lượng cao và thời gian điều trị kéo dài điều trị kéo dài hơn. 

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm: 

  • Giữ muối và nước
  • Tăng cân
  • Tăng huyết áp 
  • Mất kali
  • Đau đầu
  • Yếu cơ
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Nổi mụn
  • Mỏng và teo da
  • Bồn chồn
  • Rối loạn giấc ngủ 

Các tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm: 

  • Nấc
  • Phệ mặt
  • Rậm lông mặt
  • Da mỏng và dễ bầm tím
  • Giảm khả năng chữa lành vết thương
  • Bệnh tăng nhãn áp
  • Đục thủy tinh thể
  • Loét dạ dày và tá tràng
  • Bệnh đái tháo đường khó kiểm soát
  • Kinh nguyệt không đều
  • Bướu lưng trâu
  • Béo phì
  • Chậm phát triển ở trẻ em
  • Co giật
  • Sốc phản vệ (phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phát ban, ngứa da, phù môi, lưỡi, mặt)
  • Giảm thị lực
  • Suy tim sung huyết
  • Đau tim
  • Phù phổi
  • Ngất
  • Nhịp tim nhanh
  • Viêm tắc tĩnh mạch
  • Viêm mạch máu
  • Viêm da dị ứng
  • Huyết áp thấp
  • Vô kinh hoặc thiểu kinh 
  • Bệnh đái tháo đường mới khởi phát
  • Tăng đường huyết
  • Suy giáp
  • Viêm tụy
  • Thiếu máu
  • Chứng mất trí nhớ tạm thời 

Prednisone cũng có thể gây rối loạn tâm thần như:

  • Trầm cảm
  • Trạng thái kích thích
  • Mất ngủ
  • Tâm trạng thay đổi bất thường
  • Thay đổi tính cách
  • Loạn thần

Các tác dụng phụ nghiêm trọng khác có thể xảy ra khi dùng Prednisone  

Sử dụng Prednisone kéo dài làm tăng nguy cơ loãng xương và hoại tử chỏm xương đùi.   Nguồn ảnh: ismq.org.vnSử dụng Prednisone kéo dài làm tăng nguy cơ loãng xương và hoại tử chỏm xương đùi. Nguồn ảnh: ismq.org.vn

Bệnh đái tháo đường: Prednisone có liên quan đến nguy cơ khởi phát sớm bệnh đái tháo đường tiềm ẩn hoặc khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân có thể cần tăng liều lượng thuốc kiểm soát đường huyết khi đang dùng prednisone. 

Phản ứng dị ứng: Một số người có thể xuất hiện phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản vệ) với prednisone bao gồm phù niêm mạc đường hô hấp dẫn đến khó thở hoặc tắc nghẽn đường thở. 

Ức chế miễn dịch: Prednisone ức chế hệ thống miễn dịch, do đó làm tăng tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh hoặc vắc-xin. 

Loãng xương: Prednisone có thể gây loãng xương, lâu ngày dẫn đến gãy xương. Bệnh nhân dùng prednisone dài hạn thường được bổ sung canxi và vitamin D để giảm tác động của thuốc lên xương. Tuy nhiên, canxi và vitamin D có thể không đủ, do đó việc phối hợp điều trị bằng bisphosphonat như alendronate (Fosamax) và risedronate (Actonel) là cần thiết.  

Suy thượng thận và giảm liều prednisone: Điều trị kéo dài prednisone hoặc các corticosteroid khác làm cho tuyến thượng thận teo nhỏ và dừng sản xuất cortisol.

Hoại tử khớp háng: Một biến chứng nghiêm trọng khi sử dụng corticosteroid kéo dài là hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi - tình trạng phá hủy tế bào xương. Nếu tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng vận động có thể cần phải phẫu thuật thay khớp háng.  

Hoại tử vô khuẩn khớp gối cũng đã được báo cáo. Tỷ lệ hoại tử vô khuẩn ở những người sử dụng corticosteroid lâu dài là 3-4%. Những người sử dụng corticosteroid nếu có biểu hiện đau hông hoặc đầu gối nên báo cáo cho bác sĩ ngay để được hỗ trợ kịp thời.

Tương tác thuốc Prednisone

Prednisone có tương tác với nhiều loại thuốc, dẫn đến giảm tác dụng điều trị bệnh.   Nguồn ảnh: mockmeds.com

Prednisone có tương tác với nhiều loại thuốc, dẫn đến giảm tác dụng điều trị bệnh. Nguồn ảnh: mockmeds.com

Prednisone có thể tương tác với estrogen và phenytoin (Dilantin) 

Estrogen có thể làm giảm hoạt động của các enzym phân hủy tại gan, dẫn đến tích tụ prednisone và prednisolone trong cơ thể. Kết quả là nồng độ prednisolone trong máu tăng lên và gây ra nhiều các tác dụng phụ hơn. 

Phenytoin làm tăng hoạt động của các enzym phân hủy prednisone tại gan và do đó làm giảm hiệu quả của prednisone. Nếu đang sử dụng phenytoin có thể phải tăng liều prednisone. 

Nguy cơ hạ kali máu tăng khi dùng phối hợp corticosteroid với các loại thuốc giảm nồng độ kali (như amphotericin B, thuốc lợi tiểu) dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng như phì đại cơ tim, rung nhĩ và suy tim sung huyết. 

Corticosteroid có thể làm tăng hoặc giảm đáp ứng  với warfarin . Do đó, liệu pháp warfarin cần được theo dõi chặt chẽ. 

Đáp ứng với thuốc điều trị đái tháo đường có thể giảm do prednisone làm tăng glucose trong máu. 

Prednisone có thể làm tăng nguy cơ đứt gân ở những bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh nhóm fluoroquinolone như Ciprofloxacin và Levofloxacin. Đặc biệt ở người cao tuổi, nguy cơ đứt gân xảy ra trong hoặc ngay sau khi điều trị fluoroquinolones. 

Kết hợp aspirin, ibuprofen hoặc thuốc chống viêm không steroid khác (NSAIDS) với corticosteroid làm tăng nguy cơ viêm loét và xuất huyết dạ dày. 

Barbiturat, carbamazepine, rifampin và các thuốc khác làm tăng hoạt động của các enzym gan phân hủy prednisone có thể làm giảm nồng độ prednisone trong máu. 

Ngược lại, ketoconazole, itraconazole, ritonavir, indinavir , kháng sinh nhóm macrolid (Erythromycin) và các loại thuốc khác làm giảm hoạt tính của enzym gan có thể làm tăng nồng độ prednisone trong máu.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!