Đục thủy tinh thể: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phục hồi

Thủy tinh thể là một dạng thấu kính trong suốt của nhãn cầu, có hai mặt lồi, nằm sau mống mắt (mống mắt hay còn gọi là lòng đen). Bệnh đục thủy tinh thể là khi thủy tinh thể bị mờ đi, không còn trong suốt khiến ánh sáng khó đi qua hoặc bị phân tán, không hội tụ được tại võng mạc.

Đối với những người bị đục thủy tinh thể, nhìn qua thấu kính bị đục hơi giống như nhìn qua cửa sổ có sương mù. Thị lực bị mờ do đục thủy tinh thể có thể khiến người bệnh gặp khó khăn khi đọc, lái xe (đặc biệt là vào ban đêm) hoặc nhìn biểu cảm trên khuôn mặt của người khác.

Video Đục thủy tinh thể: Những triệu chứng không thể bỏ qua | VTC Now

Trong hầu hết trường hợp, bệnh đục thủy tinh thể tiến triển chậm và không ảnh hưởng đến thị lực từ sớm. Nhưng theo thời gian, đục thủy tinh thể cuối cùng sẽ cản trở tầm nhìn của người bệnh. Ở giai đoạn đầu, cường độ ánh sáng mạnh hơn và đeo kính mắt có thể giúp đối phó với tình trạng đục thủy tinh thể. Nhưng nếu thị lực suy giảm cản trở các hoạt động thường ngày, người bệnh có thể cần phẫu thuật đục thủy tinh thể. May mắn thay, phẫu thuật đục thủy tinh thể nói chung là an toàn, hiệu quả. 

Triệu chứng đục thủy tinh thể

Người mắc đục thủy tinh thể có thể có triệu chứng nhìn đôi - nhìn một vật thành nhiều vật. (nguồn: health.com)Người mắc đục thủy tinh thể có thể có triệu chứng nhìn đôi - nhìn một vật thành nhiều vật. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể bao gồm:
  • Giảm thị lực: nhìn mờ, không rõ
  • Mức độ khó nhìn sẽ tăng khi cường độ ánh sáng yếu (như dưới bóng râm hoặc ban đêm)
  • Nhạy cảm với ánh sáng và hay lóa mắt
  • Cần nhiều ánh sáng hơn để đọc sách và thực hiện các hoạt động khác
  • Nhìn thấy "quầng sáng" xung quanh đèn
  • Thường xuyên thay đổi kính mắt 
  • Nhìn màu sắc xung quanh bị phai hoặc ố vàng
  • Nhìn đôi (một vật thành nhiều vật) một mắt

Lúc đầu, thị lực bị mờ một phần do đục thủy tinh thể có thể chỉ ảnh hưởng đến phần nhỏ của thủy tinh thể và người bệnh có thể không để ý về bất kỳ sự thay đổi thị lực nào. Khi tình trạng đục thủy tinh thể tiến triển hơn thì sẽ làm che khuất và biến dạng ánh sáng đi qua thủy tinh thể. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng đáng chú ý hơn.

Khi nào cần đi khám

Hãy đi khám nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong thị lực. Nếu bạn bị thay đổi thị lực đột ngột, chẳng hạn như nhìn đôi hoặc lóa sáng, đau mắt đột ngột hoặc đau đầu đột ngột, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. 

Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể

Hầu hết nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là do lão hóa làm thay đổi mô cấu tạo nên thủy tinh thể. (nguồn: athwaleye.com)Hầu hết nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là do lão hóa làm thay đổi mô cấu tạo nên thủy tinh thể.Hầu hết nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là do lão hóa hoặc chấn thương làm các protein và các sợi cấu tạo nên thủy tinh thể bị phá vỡ, khiến thị lực giảm, nhìn bị mờ đi. Một số rối loạn di truyền gây ra các bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể. Đục thủy tinh thể cũng có thể do các tiền sử hoặc các bệnh lý khác như đã từng phẫu thuật mắt trong quá khứ hoặc tiểu đường. Việc sử dụng thuốc steroid trong thời gian dài cũng có thể gây ra bệnh đục thủy tinh thể. 

Các yếu tố nguy cơ gây đục thủy tinh thể

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể bao gồm:

  • Lớn tuổi
  • Tiểu đường
  • Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời
  • Hút thuốc
  • Béo phì
  • Cao huyết áp 
  • Bị thương hoặc viêm mắt trước đây
  • Phẫu thuật mắt trước đây
  • Sử dụng thuốc corticosteroid kéo dài
  • Uống quá nhiều rượu 

Đục thủy tinh thể hình thành như thế nào?

Đục thủy tinh thể là tình trạng thủy tinh thể của nhãn cầu bị đục. Thủy tinh thể nằm phía sau mống mắt (phần tạo ra màu mắt), có tác dụng hội tụ ánh sáng truyền vào nhãn cầu, tạo ra hình ảnh rõ ràng, sắc nét trên võng mạc (võng mạc là màng thần kinh nhạy cảm với ánh sáng có chức năng giống như phim trong máy ảnh).

Khi bạn già đi, thủy tinh thể trở nên kém linh hoạt, kém trong suốt và dày hơn. Nguyên nhân tuổi tác và các bệnh lý khác khiến protein và các sợi bên trong thấu kính bị phá vỡ và kết tụ lại với nhau, làm che phủ thấu kính.

Khi bệnh đục thủy tinh thể tiếp tục tiến triển, tình trạng mờ nặng hơn. Đục thủy tinh thể làm tán xạ và chặn ánh sáng khi đi qua thủy tinh thể, ngăn hình ảnh của vật được hiển thị rõ nét trên võng mạc. Kết quả là làm giảm thị lực, nhìn mờ.

Đục thủy tinh thể thường phát triển ở cả hai mắt, nhưng không phải lúc nào cũng với tỷ lệ như nhau. Đục thủy tinh thể ở một mắt có thể tiến triển hơn mắt còn lại, gây ra sự khác biệt về thị lực giữa hai mắt. 

Các loại đục thủy tinh thể

Đục vỏ thủy tinh thể bắt đầu là các vết mờ hoặc vệt màu trắng, hình nêm ở rìa ngoài của vỏ thủy tinh thể. (nguồn: verywellhealth.com)Đục vỏ thủy tinh thể bắt đầu là các vết mờ hoặc vệt màu trắng, hình nêm ở rìa ngoài của vỏ thủy tinh thể. Các loại đục thủy tinh thể bao gồm:
  • Đục nhân thủy tinh thể. Còn được gọi là đục thủy tinh thể hạt nhân, đây là loại chiếm tỉ lệ nhiều nhất, thường gặp ở người già. Đục nhân thủy tinh thể giai đoạn đầu có thể gây ra tình trạng cận thị nhiều hơn hoặc thậm chí có hiện tượng cải thiện tạm thời thị lực đọc. Nhưng theo thời gian, thủy tinh thể dần chuyển sang màu vàng đậm, hoặc thậm chí là màu nâu khiến người bệnh sẽ khó khăn khi nhìn các chi tiết nhỏ, màu sắc cũng trở nên kém phong phú hơn và họ nhìn thấy quầng sáng xung quanh các thiết bị có ánh sáng vào ban đêm.
  • Đục vỏ thủy tinh thể. Đục vỏ thủy tinh thể bắt đầu là các vết mờ hoặc vệt màu trắng, hình nêm ở rìa ngoài của vỏ thủy tinh thể. Các vệt tiến triển từ từ kéo dài đến trung tâm và cản trở ánh sáng đi qua trung tâm của thấu kính.
  • Đục bao sau thủy tinh thể. Đục bao sau thủy tinh thể bắt đầu là một vùng nhỏ, mờ đục thường hình thành ở ngay mặt sau của thủy tinh thể, trên đường đi của ánh sáng. Tình trạng này thường gây cản trở khi đọc, làm giảm tầm nhìn trong ánh sáng chói và gây ra lóa mắt hoặc quầng sáng xung quanh đèn vào ban đêm. Loại này có xu hướng tiến triển nhanh hơn các loại khác.
  • Đục thủy tinh thể bẩm sinh. Một số người bị mắc bệnh đục thủy tinh thể ngay từ khi sinh ra hoặc tiến triển bệnh từ khi còn bé. Loại này có thể do di truyền hoặc liên quan đến nhiễm trùng hoặc chấn thương trong tử cung. Một số bệnh liên quan có thể gây đục thủy tinh thể ví dụ như chứng loạn dưỡng cơ, bệnh galactosemia, bệnh u sợi thần kinh loại 2 hoặc do mắc virus rubella. Đục thủy tinh thể bẩm sinh không phải lúc nào cũng ảnh hưởng đến thị lực, nhưng nếu có thì thủy tinh thể thường được thay ngay sau khi phát hiện. 

Phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể

Có chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây và rau quả giúp tăng cường sức khỏe của đôi mắt. (nguồn: dietdoctor.com)Có chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây và rau quả giúp tăng cường sức khỏe của đôi mắt. Không có nghiên cứu nào chứng minh cách ngăn ngừa đục thủy tinh thể hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể. Nhưng các bác sĩ cho rằng một số biện pháp có thể giúp ích, bao gồm:
  • Khám mắt thường xuyên. Khám mắt có thể giúp phát hiện bệnh đục thủy tinh thể và các vấn đề về mắt khác ở giai đoạn sớm nhất. 
  • Bỏ hút thuốc. Hút thuốc làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể nên hãy từ bỏ nó.
  • Kiểm soát các bệnh lý khác. Thực hiện theo kế hoạch điều trị nếu bị tiểu đường hoặc các bệnh lý khác có thể làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây và rau quả. Hãy thêm nhiều loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc vào chế độ ăn uống để đảm bảo rằng bạn đang nhận được nhiều vitamin và chất dinh dưỡng. Trái cây và rau quả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và là một cách an toàn để có nhiều chất chống oxy hóa giúp duy trì sức khỏe cho đôi mắt.
  • Đeo kính râm. Tia cực tím từ mặt trời có thể góp phần gây đục thủy tinh thể. Đeo kính râm ngăn tia cực tím B (UVB) khi ở ngoài trời.
  • Giảm uống rượu. Sử dụng rượu quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể. 

Chẩn đoán bệnh đục thủy tinh thể

(nguồn: medicalnewstoday.com)Chuẩn đoán bệnh đục thủy tinh thể

Để xác định xem bạn có bị đục thủy tinh thể hay không, bác sĩ mắt sẽ xem xét bệnh sử và các triệu chứng, đồng thời tiến hành kiểm tra mắt của bạn. Bác sĩ có thể tiến hành một số kiểm tra, bao gồm:

  • Kiểm tra thị lực. Bài kiểm tra thị lực sử dụng bảng đo thị lực để đo mức độ bạn có thể đọc một loạt các chữ cái. Mỗi mắt sẽ được kiểm tra lần lượt, trong khi mắt còn lại được che đi. Bằng cách này bác sĩ sẽ xác định xem bạn có thị lực tốt hoặc có dấu hiệu suy giảm hay không.
  • Soi mắt bằng máy soi đèn khe hiển vi (slit-lamp)Thiết bị này gồm kính hiển vi kết hợp với nguồn sáng để khám toàn bộ nhãn cầu từ trước ra sau, từ giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch kính, võng mạc.
  • Khám võng mạc. Để chuẩn bị cho việc kiểm tra võng mạc, bác sĩ sẽ nhỏ thuốc vào mắt bạn để làm giãn rộng đồng tử - giúp bác sĩ dễ dàng kiểm tra đáy mắt (võng mạc) hơn. Sử dụng đèn khe hoặc một thiết bị đặc biệt gọi là kính soi đáy mắt, bác sĩ có thể kiểm tra thủy tinh thể của bạn để tìm dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể.
  • Đo nhãn áp. Kiểm tra này để đo áp suất thủy dịch trong nhãn cầu, có thể được tiến hành bởi nhiều các thiết bị khác nhau. 

Điều trị bệnh đục thủy tinh thể

Phẫu thuật đục thủy tinh thể bao gồm việc loại bỏ thủy tinh thể bị mờ và thay thế nó bằng một thủy tinh thể nhân tạo trong suốt. (nguồn: lyonseyecare.com)Phẫu thuật đục thủy tinh thể bao gồm việc loại bỏ thủy tinh thể bị mờ và thay thế nó bằng một thủy tinh thể nhân tạo trong suốt.Khi kính mắt không thể cải thiện tầm nhìn của bạn, cách điều trị hiệu quả duy nhất cho bệnh đục thủy tinh thể là phẫu thuật.

Khi nào nên cân nhắc phẫu thuật đục thủy tinh thể

Hãy trao đổi với bác sĩ mắt về việc liệu phẫu thuật có phù hợp với bạn hay không. Hầu hết các bác sĩ sẽ đề nghị xem xét phẫu thuật đục thủy tinh thể khi bệnh bắt đầu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc cản trở khả năng thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày, chẳng hạn như đọc sách hoặc lái xe vào ban đêm.

Tùy thuộc vào bạn và bác sĩ để quyết định khi nào phẫu thuật đục thủy tinh thể là phù hợp. Đối với hầu hết mọi người, không nên vội vàng phẫu thuật thay thủy tinh thể bị đục vì nó thường không gây hại cho mắt. Nhưng bệnh đục thủy tinh thể có thể xấu đi nhanh hơn ở những người mắc một số bệnh nhất định, bao gồm bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc béo phì.

Việc trì hoãn phẫu thuật nói chung sẽ không ảnh hưởng đến khả năng phục hồi thị lực nếu bạn quyết định phẫu thuật đục thủy tinh thể sau này. Hãy dành thời gian cùng với bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro của phẫu thuật đục thủy tinh thể. 

Nếu bạn chọn không phẫu thuật đục thủy tinh thể ngay bây giờ, bác sĩ có thể đề nghị tái khám định kỳ để xem liệu bệnh đục thủy tinh thể của bạn có tiến triển hay không. Tần suất đi khám sẽ tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn.

Điều gì xảy ra trong khi phẫu thuật đục thủy tinh thể

Phẫu thuật đục thủy tinh thể bao gồm việc loại bỏ thủy tinh thể bị mờ và thay thế nó bằng một thủy tinh thể nhân tạo trong suốt. Thủy tinh thể nhân tạo được đặt ở cùng vị trí với thủy tinh thể tự nhiên và tồn tại như là một phần vĩnh viễn trong mắt.

Trong trường hợp một số người mắc các bệnh lý về mắt khác có thể có chống chỉ định với thủy tinh thể nhân tạo thì một khi thủy tinh thể bị đục được loại bỏ, thị lực có thể được điều chỉnh bằng đeo kính mắt hoặc kính áp tròng.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể thường không yêu cầu phải nằm viện. Trong khi phẫu thuật đục thủy tinh thể, bác sĩ sẽ gây tê vùng xung quanh mắt nhưng bạn thường tỉnh táo trong suốt quá trình. Sau khi làm thủ thuật, bạn sẽ thấy khó chịu trong vài ngày. Quá trình lành thương thường xảy ra trong vòng vài tuần. Nếu bạn cần phẫu thuật đục thủy tinh thể ở cả hai mắt, bác sĩ sẽ lên lịch phẫu thuật để thay thủy tinh thể ở mắt thứ hai sau khi bạn đã hồi phục từ cuộc phẫu thuật đầu tiên.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể nói chung là an toàn, nhưng vẫn có nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu và làm tăng nguy cơ bong võng mạc. 

Các biện pháp khắc phục tại nhà đối với bệnh đục thủy tinh thể

Để đối phó với các triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể cho đến khi bạn quyết định phẫu thuật, hãy cố gắng:

  • Đảm bảo đeo kính mắt hoặc kính áp tròng chính xác nhất có thể
  • Sử dụng kính lúp để đọc nếu cần 
  • Cải thiện ánh sáng trong nhà với nhiều đèn hơn hoặc đèn sáng hơn
  • Khi ra ngoài trời vào ban ngày, hãy đeo kính râm hoặc đội mũ rộng vành để giảm lóa mắt
  • Hạn chế lái xe ban đêm

Các biện pháp tự chăm sóc có thể hữu ích trong một thời gian, nhưng khi bệnh đục thủy tinh thể nặng lên, thị lực có thể kém đi. Khi việc giảm thị lực bắt đầu cản trở các hoạt động hàng ngày, hãy cân nhắc phẫu thuật thay thủy tinh thể. 

Chuẩn bị cho đi khám mắt

Hãy đi khám mắt nếu bạn nhận thấy những thay đổi trong thị lực của mình. Nếu bác sĩ xác định rằng bạn bị đục thủy tinh thể, thì bạn có thể được đề nghị phẫu thuật đục thủy tinh thể.

Vì thường sẽ có rất nhiều vấn đề cần được hỏi và thảo luận, bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc hẹn khám để có thể tận dụng tối đa thời gian của mình với bác sĩ. Dưới đây là một số thông tin để giúp bạn sẵn sàng.

  • Bạn có thể làm gì
  • Liệt kê bất kỳ triệu chứng nào đang gặp phải, bao gồm bất kỳ triệu chứng có vẻ không liên quan đến lý do bạn đã lên lịch hẹn.
  • Lập danh sách tất cả các loại thuốc, vitamin hoặc chất bổ sung đang dùng.
  • Đi cùng một thành viên gia đình hoặc bạn bè. Đôi khi có thể khó tiếp thu tất cả thông tin trong một cuộc hẹn. Có ai đó đi cùng có thể nhớ điều gì đó mà bạn đã bỏ lỡ hoặc quên.
  • Liệt kê các câu hỏi để hỏi bác sĩ.

Đối với bệnh đục thủy tinh thể, một số câu hỏi cơ bản cần hỏi bác sĩ bao gồm:

  • Đục thủy tinh thể có gây ra các vấn đề gì về thị lực của tôi?
  • Tôi cần những kiểm tra nào?
  • Liệu phẫu thuật đục thủy tinh thể có khắc phục được các vấn đề về thị lực của tôi không?
  • Những rủi ro tiềm ẩn của phẫu thuật đục thủy tinh thể là gì? Có rủi ro trong việc trì hoãn phẫu thuật không?
  • Chi phí phẫu thuật đục thủy tinh thể là bao nhiêu, và bảo hiểm của tôi có chi trả không?
  • Tôi cần bao nhiêu thời gian để hồi phục sau phẫu thuật đục thủy tinh thể?
  • Mọi hoạt động thông thường có bị hạn chế sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể không? Trong bao lâu?
  • Sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể, tôi nên đợi bao lâu trước khi đi đo và cắt kính mới?
  • Nếu tôi không muốn phẫu thuật ngay bây giờ, tôi có thể làm gì khác để ứng phó với những thay đổi về thị lực của mình?
  • Làm sao tôi biết được bệnh đục thủy tinh thể của mình đang trở nên tệ hơn?
  • Tôi có bệnh lý khác. Làm thế nào tôi có thể kiểm soát tốt nhất các bệnh này cùng nhau?
  • Có bất kỳ trang web hoặc tài liệu nào khác mà tôi có thể tìm hiểu thêm không? 

Ngoài những câu hỏi mà bạn đã chuẩn bị để hỏi bác sĩ, đừng ngần ngại đặt câu hỏi bất cứ lúc nào mà bạn không hiểu điều gì đó.

Những câu hỏi mà bác sĩ có thể hỏi bạn

Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn một số câu hỏi. Sẵn sàng trả lời có thể giúp bạn có thêm thời gian để trình bày những điểm khác mà bạn muốn. Bác sĩ của bạn có thể hỏi:

  • Bạn bắt đầu gặp các triệu chứng khi nào?
  • Bạn có các triệu chứng của mình mọi lúc hay tùy lúc?
  • Bạn có gặp vấn đề về thị lực trong điều kiện ánh sáng chói không?
  • Các triệu chứng của bạn có trở nên tồi tệ hơn không?
  • Các vấn đề về thị lực có gây khó khăn cho việc lái xe không?
  • Các vấn đề về thị lực có khiến bạn khó đọc không?
  • Các vấn đề về thị lực có gây khó khăn cho việc thực hiện công việc của bạn không?
  • Bạn đã từng bị chấn thương mắt hoặc phẫu thuật mắt chưa?
  • Bạn đã bao giờ được chẩn đoán có vấn đề về mắt, chẳng hạn như viêm mống mắt chưa?
  • Bạn đã bao giờ được xạ trị vào đầu hoặc cổ chưa?

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Thuốc nhỏ mắt Tobidex Thuốc nhỏ mắt Kary Uni Thuốc nhỏ mắt VISMED Thuốc nhỏ mắt Taurine Solopharm 4%
Xem thêm
Thuốc nhỏ mắt cườm khô chỉ có tác dụng hỗ trợ, cải thiện tình trạng rối loạn thị lực ở mắt chứ chưa chính thức được phê duyệt để điều trị khỏi bệnh lý này. Vì thuốc chưa thể đạt hiệu quả như mong muốn và không thể thay thế cho biện pháp phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo. Nguyên nhân chủ yếu do các loại thuốc nhỏ mắt này khó hấp thu và tác dụng hiệu quả trên thủy tinh thể. Chính vì vậy, đến nay phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo vẫn là cách an toàn duy nhất để chữa khỏi bệnh đục thủy tinh thể.
Xem thêm
Theo đó, những người bị đục thủy tinh thể trong các trường hợp nêu trên sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức quyền lợi bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014
Xem thêm
Các phương pháp chính bao gồm sử dụng thuốc cũng như phẫu thuật. Ngoài ra thì người bệnh hoàn toàn có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành bằng việc xây dựng lối sống lành mạnh cũng như bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật là cách chữa bệnh đục thủy tinh thể hiệu quả nhất. Phương pháp PHACO (Phacoemulsification) – sử dụng sóng siêu âm để tán nhuyễn và tách thủy tinh thể đục thành từng mảnh nhỏ rồi hút vào ngoài một vết nhổ không cần khâu và thay vào đó có thể thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo khác. Đây có thể nói là phương pháp phẫu thuật chữa đục thủy tinh thể an toàn, hiệu quả và tiên tiến bậc nhất hiện nay.
Xem thêm
Thực phẩm nên ăn: Thực phẩm giàu đạm (Protein) Thực phẩm giàu chất béo Thực phẩm giàu Omega 3 Tinh bột Vitamin và khoáng chất Nước Thực phẩm không nên ăn; Thực phẩm chứa nhiều đường Thực phẩm chứa nhiều muối, chất bảo quản Thực phẩm cay, nóng, gia vị kích thích mắt
Xem thêm
Ăn uống đúng cách Không hút thuốc lá Đeo kính râm Hạn chế rượu Kiểm tra lượng đường trong máu Kiểm tra mắt thường xuyên
Xem thêm
Nhìn chung, mổ đục thủy tinh thể là thay một thủy tinh thể nhân tạo hay còn gọi là kính nội nhãn mới (IOL) vào mắt của người bệnh. Có 2 phương pháp mổ đục thủy tinh thể được nhiều bệnh viện lớn áp dụng: Tán nhuyễn thủy tinh thể bằng siêu âm (Phaco) Phẫu thuật lấy thủy tinh thể Theo thống kê, hầu hết các ca mổ đều sau đó đều mang lại kết quả tốt cho thị lực. Phương pháp mổ Phaco sẽ hạn chế được nhiều rủi ro trong khi mổ cũng như các biến chứng hậu phẫu thuật. Tuy nhiên, kết quả hồi phục trên chỉ mang tính chất tương đối bởi nó tùy vào thể trạng, cơ địa, cách chăm sóc sau mổ và thời gian tiến hành mổ.
Xem thêm
Hiện tại, phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất chính là phẫu thuật. Trong đó, phương pháp PHACO được cho là phổ biến nhất. Đây là phương pháp các bác sĩ dùng năng lượng sóng siêu âm để tán và tách phần tinh thể bị đục thành các mảnh nhỏ sau đó hút ra ngoài qua một vết mổ rất nhỏ, đồng thời thay vào đó một thủy tinh thể nhân tạo. Phương pháp này khá an toàn với nhiều ưu điểm như: vết mổ nhỏ, thời gian phẫu thuật rất nhanh, bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày, thị lực của người bệnh sẽ được phục hồi rất nhanh chóng, hầu như không gây chảy máu, không gây đau hoặc đau rất ít cho người bệnh. Sau mổ, người bệnh có thể cải thiện thị lực và sinh hoạt bình thường, có thể di chuyển, lái xe, đọc sách, xem tivi,… nâng cao chất lượng cuộc sống. Trước khi quyết định mổ và lựa chọn thủy tinh thể nhân tạo, các bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết cho người bệnh.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Đục thủy tinh thể
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!