Bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Đại tràng (hay còn gọi là ruột già) – thuộc ống tiêu hóa – có chức năng chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa thức ăn từ ruột non xuống, hấp thụ nước và thải ra ngoài qua hậu môn. Viêm đại tràng (colitis) là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú, xuất hiện và phát triển ở phần niêm mạc của đại tràng.

Video Bệnh Viêm đại tràng mãn tính

Nếu bị viêm đại tràng, triệu chứng thường thấy sẽ là khó chịu và đau ở bụng. Cảm giác này có thể nhẹ và tái phát trong một thời gian dài, nhưng cũng có thể nghiêm trọng và xuất hiện đột ngột. Có nhiều loại viêm đại tràng và cách điều trị bệnh này cũng khác nhau tùy thuộc vào loại viêm đại tràng mà bạn mắc phải. 

Phân loại và nguyên nhân

Nguyên nhân thường gặp gây thiếu máu ở viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ là các cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa trong mạch máu. (nguồn: 4rai.com)Nguyên nhân thường gặp gây thiếu máu ở viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ là các cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa trong mạch máu. (nguồn: 4rai.com) Viêm đại tràng được phân loại theo nguyên nhân gây ra bệnh.

1. Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng (ulcerative colitis - UC) và bệnh Crohn 2 loại của bệnh viêm ruột (inflammatory bowel disease). Viêm loét đại tràng là một căn bệnh kéo dài suốt đời, gây viêm và loét chảy máu ở lớp niêm mạc bên trong đại tràng. Bệnh thường bắt đầu ở trực tràng và lan đến các đoạn khác của đại tràng.

Viêm loét đại tràng là loại viêm đại tràng được chẩn đoán phổ biến nhất. Nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với vi khuẩn và các chất khác trong đường tiêu hóa, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ tại sao điều này lại xảy ra.

Các loại viêm loét đại tràng phổ biến bao gồm:

  • Viêm đại tràng sigma (proctosigmoiditis), là tình trạng viêm liên quan đến trực tràng và đại tràng sigma - phần dưới của đại tràng
  • Viêm loét đại tràng bên trái (left-sided ulcerative colitis), ảnh hưởng đến phần bên trái của đại tràng bắt đầu từ trực tràng
  • Viêm toàn bộ đại tràng (pancolitis), ảnh hưởng đến toàn bộ khung đại tràng

2. Viêm đại tràng giả mạc 

Viêm đại tràng giả mạc (pseudomembranous colitis - PC) xảy ra do sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile (C. diff). Loại vi khuẩn này thường sống trong ruột, nhưng nó không gây ra vấn đề gì vì được cân bằng nhờ sự hiện diện của vi khuẩn có lợi. Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi và cho phép C. diff tăng phát triển, giải phóng độc tố gây viêm.

3. Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ

Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ (ischemic colitis - IC) xảy ra khi lưu lượng máu đến đại tràng đột ngột bị thiếu hoặc mất hoàn toàn. Nguyên nhân thường là do các cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa trong mạch máu. Loại viêm đại tràng này thường xảy ra trong các trường hợp nếu có:

4. Viêm đại tràng vi thể

Viêm đại tràng vi thể (microscopic colitis) là một tình trạng bệnh lý mà bác sĩ chỉ có thể xác định bằng cách xem xét một mẫu mô của đại tràng dưới kính hiển vi. Viêm đại tràng vi thể được chia thành 2 loại: viêm đại tràng lympho và viêm đại tràng collagen. Sự khác biệt chỉ được xác định bằng mô bệnh học trong đó viêm đại tràng collagen được đặc trưng bởi tình trạng lắng đọng collagen ở lớp dưới biểu mô còn viêm đại tràng lympho có tình trạng thâm nhiễm tế bào lympho ở lớp biểu mô.

Nguyên nhân gây viêm đại tràng vi thể chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, một số người có nhiều nguy cơ mắc tình trạng này hơn, bao gồm:

  • Hiện đang hút thuốc 
  • Phụ nữ khi sinh
  • Có tiền sử rối loạn tự miễn dịch
  • Trên 50 tuổi
  • Dùng một số loại thuốc, như:
    • Chất ức chế bơm proton (PPI)
    • Chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)
    • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin

Các triệu chứng phổ biến nhất của viêm đại tràng vi thể là:

5. Viêm đại tràng dị ứng ở trẻ sơ sinh

Viêm đại tràng dị ứng (allergic colitis) là một tình trạng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, thường là trong những tháng đầu tiên sau khi sinh. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng ở trẻ bao gồm:

  • Trào ngược
  • Trớ quá nhiều
  • Quấy khóc
  • Có thể có máu trong phân 

Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây ra viêm đại tràng dị ứng. Một trong những giả thuyết phổ biến nhất là do trẻ có phản ứng dị ứng với một số thành phần trong sữa mẹ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc dị ứng với các protein (có thể có trong sữa mẹ, sữa bò hoặc sữa công thức) có thể là nguyên nhân.

Viêm đại tràng tăng bạch cầu ái toan – là một loại viêm đại tràng dị ứng – cũng có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh với các triệu chứng này. Tương tự, nguyên nhân của bệnh cũng chưa được biết rõ, nhưng nó có khả năng cũng liên quan đến dị ứng protein.

Các bác sĩ thường sẽ khuyến nghị một chế độ ăn kiêng cho các bà mẹ, bao gồm việc cắt bỏ từ từ một số loại thực phẩm được biết là góp phần gây ra viêm đại tràng dị ứng (như sữa bò, trứng và lúa mì). Nếu em bé ngừng các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng dị ứng thì những thực phẩm này có khả năng là nguyên nhân gây ra vấn đề.

Trong trường hợp nghiêm trọng, kháng thể đơn dòng, chẳng hạn như những loại được sử dụng để giúp điều trị bệnh viêm ruột (IBD), cũng có thể là một lựa chọn điều trị khác.

Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác gây ra viêm đại tràng bao gồm ký sinh trùng, virus và ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn. Bạn cũng có thể mắc các bệnh nếu đại tràng được điều trị bằng tia xạ.

Ai có nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng

Mắc hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim  làm gia tăng khả năng mắc bệnh viêm đại tràng. (nguồn: apogeecardiologist.com)Mắc hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim  làm gia tăng khả năng mắc bệnh viêm đại tràng. (nguồn: apogeecardiologist.com) Các yếu tố nguy cơ khác nhau có liên quan đến từng loại viêm đại tràng. Cụ thể như sau:

Bạn có nhiều nguy cơ mắc viêm loét đại tràng hơn nếu:

  • Ở độ tuổi từ 15 – 30 (phổ biến nhất) hoặc 60 – 80 tuổi
  • Là người da trắng hoặc gốc Do Thái Ashkenazi
  • Có thành viên gia đình bị viêm loét đại tràng

Bạn có nhiều nguy cơ mắc viêm đại tràng giả mạc hơn nếu:

  • Đang dùng thuốc kháng sinh dài hạn
  • Nhập viện
  • Đang được hóa trị
  • Đang dùng thuốc ức chế miễn dịch
  • Lớn tuổi
  • Đã từng mắc viêm đại tràng giả mạc

Bạn có nhiều nguy cơ mắc viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ hơn nếu:

  • Trên 50 tuổi
  • Mắc hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim
  • Bị suy tim
  • Bị huyết áp thấp
  • Đã được phẫu thuật bụng

Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể mà có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Đau bụng 
  • Chướng bụng
  • Giảm cân bất ngờ
  • Tiêu chảy 
  • Có thể có máu trong phân 
  • Nhu cầu đi ngoài khẩn cấp
  • Ớn lạnh hoặc sốt
  • Nôn mửa

Chẩn đoán bệnh viêm đại tràng

Nội soi đại trực tràng – luồn ống soi mềm có camera và đèn qua hậu môn để xem bên trong đại trực tràng – rất hữu ích trong việc chẩn đoán viêm đại tràng. (nguồn: rockymountaingastro.com)Nội soi đại trực tràng – luồn ống soi mềm có camera và đèn qua hậu môn để xem bên trong đại trực tràng – rất hữu ích trong việc chẩn đoán viêm đại tràng. (nguồn: rockymountaingastro.com)

 

Bác sĩ có thể hỏi về tần suất xuất hiện các triệu chứng của bạn và thời điểm các triệu chứng bắt đầu. Họ sẽ khám sức khỏe tổng thể và cho bạn làm các xét nghiệm/kiểm tra để chẩn đoán như:

  • Nội soi đại trực tràng – luồn ống soi mềm có camera và đèn qua hậu môn để xem bên trong đại trực tràng
  • Xét nghiệm phân
  • Sử dụng các chẩn đoán hình ảnh ổ bụng như chụp MRI hoặc CT
  • Siêu âm
  • Chụp X-quang đại tràng có chuẩn bị với thuốc cản quang Bari sulfat - giúp hình ảnh đại tràng hiển thị rõ ràng hơn

Điều trị bệnh viêm đại tràng

Các phương pháp điều trị nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng và có thể thay đổi tùy theo các yếu tố của bệnh nhân như:

  • Loại viêm đại tràng
  • Tuổi 
  • Tình trạng sức khỏe tổng thể

Cho ruột nghỉ ngơi

Hạn chế những gì tiêu thụ qua đường miệng có thể giúp ích, đặc biệt nếu bạn bị viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ. Uống và truyền các chất dinh dưỡng khác qua đường tĩnh mạch có thể cần thiết trong thời gian này.

Thuốc

Bác sĩ có thể kê nhiều loại thuốc khác nhau để giúp kiểm soát các triệu chứng viêm đại tràng. Những loại thuốc này có thể bao gồm:

  • Thuốc chống viêm (như 5-aminosalicylat hoặc corticosteroid) để điều trị sưng và đau
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch  (tofacitinib, azathioprine, cyclosporine…)
  • Thuốc sinh học   (infliximab, adalimumab và ustekinumab…)
  • Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc trị tiêu chảy
  • Thuốc chống co thắt
  • Bổ sung cho sự thiếu hụt dinh dưỡng

Phẫu thuật

Phẫu thuật cho bệnh viêm đại tràng bao gồm cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng, được chỉ định nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Phẫu thuật có thể bao gồm các loại:

  • Phẫu thuật nối thông hậu môn – túi hồi tràng (IPAA), trong đó hồi tràng (phần cuối của ruột non) được biến thành một túi sau đó nối với ống hậu môn.
  • Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng và trực tràng, trong đó đại tràng (và đôi khi cả trực tràng) được cắt bỏ.
  • Phẫu thuật mở hồi tràng qua da, trong đó hồi tràng được nối với thành bụng và một lỗ thoát trên thành bụng được tạo ra để cho phép chất thải ra khỏi cơ thể.

Có dạng khác của phẫu thuật mở hồi tràng là một túi thu gom chất thải được tạo ra từ một phần của hồi tràng và túi này nằm bên trong cơ thể, được kết nối với lỗ thoát trên thành bụng thông qua một van mà bác sĩ phẫu thuật tạo ra. Nhưng phẫu thuật này không được phổ biến để điều trị viêm đại tràng

Phòng ngừa bệnh viêm đại tràng

Thực hành các biện pháp kiểm soát căng thẳng như thiền, yoga và các bài tập chánh niệm để giúp hạn chế các đợt bùng phát của viêm đại tràng. (nguồn: istockphoto.com)Thực hành các biện pháp kiểm soát căng thẳng như thiền, yoga và các bài tập chánh niệm để giúp hạn chế các đợt bùng phát của viêm đại tràng. (nguồn: istockphoto.com)

 Cách dứt điểm duy nhất để ngăn chặn các đợt bùng phát của bệnh viêm đại tràng là phẫu thuật. Nếu bạn muốn tìm cách phòng ngừa mà không cần phẫu thuật thì có một số biện pháp giúp hạn chế như:

  • Ghi chép nhật ký thực phẩm để theo dõi thực phẩm nào có thể làm tăng các triệu chứng.
  • Hỏi bác sĩ xem bạn có nên thay đổi lượng chất xơ và nên ăn bao nhiêu.
  • Hỏi bác sĩ xem việc ăn các bữa nhỏ thường xuyên hơn có giúp ích không.
  • Tăng mức độ vận động nếu có thể.
  • Tìm hiểu các cách giúp kiểm soát căng thẳng như thiền, yoga và các bài tập chánh niệm.
  • Luôn dùng thuốc theo quy định và hãy thành thật với bác sĩ nếu bạn chưa dùng.
  • Đảm bảo rằng bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc và chất bổ sung khác của bạn, bao gồm cả vitamin. Luôn luôn hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bạn thay đổi chế độ ăn uống hoặc dùng thêm bất kỳ chất bổ sung mới nào. 

Khi nào cần đi khám

Mặc dù thỉnh thoảng mọi người đều có thể bị tiêu chảy và đau bụng, nhưng hãy đi khám nếu bạn bị tiêu chảy mà dường như không liên quan đến nhiễm trùng, sốt hoặc bất kỳ thực phẩm bị ô nhiễm nào đã biết.

Các triệu chứng khác cho thấy đã đến lúc cần đi gặp bác sĩ bao gồm:

  • Đau khớp
  • Phát ban không rõ nguyên nhân
  • Có máu trong phân, chẳng hạn như phân có màu hơi đỏ
  • Cơn đau bụng liên tục tái phát
  • Giảm cân không giải thích được

Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn thấy một lượng máu đáng kể trong phân của mình. Trong mọi trường hợp, phát hiện sớm là rất quan trọng để điều trị kịp thời và giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng khác. Nếu bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn thì tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ. Lắng nghe cơ thể của bạn là điều quan trọng để giữ sức khỏe tốt.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!