Buồn nôn- Những điều cần biết?

Buồn nôn là một trong những triệu chứng y khoa phổ biến nhất và nó có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau. Thông thường, buồn nôn không phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng và có thể sẽ tự hết. Nhưng trong một số trường hợp khác, buồn nôn có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe cần chú ý, chẳng hạn như cảm viêm dạ dày ruột virus, mang thai hoặc do tác dụng phụ của thuốc.

Khi không mang thai, cảm giác buồn nôn như thế nào?

Buồn nôn được định nghĩa là cảm giác khó chịu trong dạ dày thường kèm theo cảm giác muốn nôn. Sự khó chịu có thể bao gồm nặng nề, căng tức và cảm giác khó tiêu kéo dài.

Nôn mửa là hiện tượng xảy ra khi cơ thể thải hết các chất trong dạ dày qua đường miệng. Không phải tất cả các trường hợp buồn nôn đều gây nôn.

Buồn nôn có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Cảm giác buồn nôn có thể là một lý do gì đó đơn giản như ăn một loại thức ăn không hợp với dạ dày của bạn. Nhưng trong những trường hợp khác, buồn nôn có những nguyên nhân nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân phổ biến của buồn nôn bao gồm:

  • Thuốc mê
  • Hóa trị trong liệu pháp điều trị ung thư
  • Các vấn đề về tiêu hóa như chứng liệt dạ dày
  • Nhiễm trùng tai trong
  • Đau nửa đầu
  • Say tàu xe
  • Tắc ruột
  • Cúm dạ dày (viêm dạ dày ruột do vi rút)
  • Vi rút 

Buồn nôn do ốm nghén là như thế nào?

Nguồn ảnh: https://www.vinmec.com/ Buồn nôn ốm nghén.Nguồn ảnh: https://www.vinmec.com/   

Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến của thai kỳ. Nó được mô tả là cảm giác buồn nôn khi mang thai, thường xảy ra vào buổi sáng sau khi thức dậy. Đây là hiện tượng phổ biến nhất trong 3 tháng đầu của thai kì. Đôi khi, nó bắt đầu sớm, ít nhất là hai tuần sau khi thụ thai.

Ốm nghén là một tình trạng khó chịu có thể xảy ra kèm theo hoặc không kèm theo nôn mửa. Nhưng sự khác biệt chính giữa buồn nôn do ốm nghén và buồn nôn do các bệnh lý khác là ốm nghén đi kèm với các triệu chứng khác của thời kỳ đầu mang thai. Các triệu chứng này bao gồm:

  • Bị chậm kinh hoặc trễ kinh. Một số người có thể bị ra máu sau khi mang thai nhưng hiện tượng chảy máu này rất nhẹ và ngắn hơn nhiều so với chu kỳ kinh nguyệt thông thường. Chậm kinh cũng có thể do giảm hoặc tăng cân quá mức, mệt mỏi, căng thẳng, thay đổi các biện pháp tránh thai, bệnh tật, mức độ hoạt động cao và cho con bú.
  • Sự thay đổi ở vú. Thông thường, việc mang thai khiến ngực căng tức lên hoặc nhạy cảm và mềm hơn. Nó cũng có thể gây sậm màu các vùng xung quanh núm vú (quầng vú). Những thay đổi này ở ngực có thể do mất cân bằng nội tiết tố, thay đổi phương pháp tránh thai và hội chứng tiền kinh nguyệt.
  • Mệt mỏi hoặc kiệt sức. Triệu chứng này cũng có thể do căng thẳng, làm việc quá sức, các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, cảm lạnh, cúm, nhiễm vi rút, dị ứng, mất ngủ và dinh dưỡng kém.
  • Đau lưng dưới . Những nguyên nhân này cũng có thể do  Hội chứng tiền kinh nguyệt, thể trạng kém khi tập thể dục, chấn thương, thói quen ngủ kém, đi giày,dép  không tốt, thừa cân và căng thẳng gây ra.
  • Đau đầu. Đau đầu thường do mất nước và caffeine. Chúng cũng có thể do hội chứng tiền kinh nguyệt, nghiện ma túy hoặc rượu, mỏi mắt và căng thẳng.
  • Tâm trạng thất thường do thay đổi nội tiết tố. Bạn có thể cảm thấy hạnh phúc vào khoảnh khắc này và chán nản vào khoảnh khắc khác. Thay đổi tâm trạng cũng có thể do dinh dưỡng kém, mất cân bằng nội tiết tố hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần tiềm ẩn.
  • Đi tiểu thường xuyên. Điều này cũng có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh đái tháo đường, cũng như tăng lượng chất lỏng, hoặc tiêu thụ thuốc lợi tiểu như cà phê.
  • Thay đổi khẩu vị (nghén ăn) Bạn có thể cảm thấy muốn ăn những thức ăn mà bạn thường không thích hoặc tránh những thức ăn mà bạn thường thích ăn. Các triệu chứng này cũng có thể do chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu dinh dưỡng hợp lý, lo lắng và căng thẳng, trầm cảm, hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc bệnh tật.

Bạn nên cân nhắc việc thử thai nếu cảm thấy buồn nôn kèm theo một vài triệu chứng trên, đặc biệt là khi bạn bị trễ kinh.

Thay đổi vị giác khi mang thai. Nguồn: https://phanmemquanlyphongkham.net

Thay đổi vị giác khi mang thai. Nguồn: https://phanmemquanlyphongkham.net

Cách duy nhất để biết bạn có thai hay không là thử thai. Bạn có thể thực hiện các que thử thai nhanh phát hiện sớm tại hầu hết các cửa hàng thuốc. Nếu bạn muốn có một kết quả chắc chắn, hãy làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem có thai hay không.

Hãy nhớ rằng

Cả ốm nghén và buồn nôn đều có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống 

Nếu bạn không mang thai mà buồn nôn trong hơn một tháng, đặc biệt kèm giảm cân, hãy lên lịch hẹn với bác sĩ. Trong thời gian chờ đợi, hãy cố gắng thả lỏng và uống đủ nước. 

Tránh xa các mùi nặng như nước hoa và mùi thức ăn cùng các tác nhân gây ra khác như hơi nóng có thể làm cho cơn buồn nôn của bạn tồi tệ hơn. Cố gắng ăn những thức ăn nhạt như bánh quy giòn hoặc cơm, và uống thuốc không cần đơn (thuốc chống say tàu xe) . 

Ăn nhiều bữa nhỏ và đồ ăn nhẹ, uống đủ nước, tránh các tác nhân gây buồn nôn, đồng thời bổ sung vitamin B-6 và thuốc kháng histamine có thể làm dịu hầu hết các trường hợp ốm nghén.

Nếu bạn đang mang thai và bị ốm nghén gây cản trở các hoạt động hàng ngày, hãy lên lịch đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống buồn nôn giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn giúp bạn ăn uống, bồi bổ cơ thể và thai nhi.

Một lần nữa, trong hầu hết các trường hợp, buồn nôn và ốm nghén không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn lo lắng hoặc nếu các triệu chứng của bạn đang ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn, như thế   bạn mới có thể hạnh phúc và khỏe mạnh.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!