Sốc phản vệ gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm phát ban, mạch thấp và sốc, có thể gây tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.
Khi bạn đã được chẩn đoán, các bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn luôn mang theo thuốc adrenalin. Thuốc này cũng có thể ngăn chặn các nguy cơ đe dọa tính mạng trong tương lai.
Triệu chứng sốc phản vệ
Video: nhận biết dấu hiêun phản vệ khi tiêm vắc xin COVID19
Các triệu chứng thường xảy ra ngay sau khi bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng
- Đau bụng
- Lo lắng
- Bồn chồn
- Ho
- Phát ban
- Nói lắp
- Phù mặt, sưng nề mí môi
- Khó thở
- Mạch nhanh sau đó khi đến giai đoạn muộn sẽ mạch chậm, có khi mất mạch
- Thở khò khè
- Khó nuốt
- Ngứa da
- Phù nề thanh quản, co thắt đường thở
- Buồn nôn
- Sốc
Nguyên nhân gây ra sốc phản vệ
Cơ thể chúng ta thường xuyên tiếp xúc với các chất lạ, quá trình miễn dịch kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể để tự bảo vệ khỏi những chất này. Thông thường, cơ thể không phản ứng với các kháng thể được sinh ra. Tuy nhiên, trong phản vệ, hệ thống miễn dịch phản ứng quá mẫn dẫn đến phản ứng dị ứng toàn thân.
Các nguyên nhân phổ biến của phản vệ bao gồm dùng thuốc, lạc, hạt cây, côn trùng đốt, ăn cá, động vật có vỏ và sữa. Các nguyên nhân khác có thể do tập thể dục quá sức và dị ứng cao su.
Chẩn đoán sốc phản vệ
Rất có thể bạn sẽ được chẩn đoán là sốc phản vệ nếu có các triệu chứng sau:
- Rối loạn tâm trí
- Phù nề họng, thanh quản, co thắt đường thở
- Mệt mỏi hoặc chóng mặt
- Da xanh
- Nhịp tim nhanh hoặc bất thường
- Phù nệ mặt, miệng, mí mắt
- Nổi mề đay
- Tụt huyết áp
- Thở khò khè
Khi bạn đến phòng cấp cứu, bác sĩ sẽ dùng ống nghe để nghe âm thanh phổi khi bạn thở. Rale ẩm, rale rít có thể gặp trong phù phổi, hen phế quản.
Sau khi điều trị, bác sĩ có thể hỏi thêm các câu hỏi để xác định xem bạn đã từng bị dị ứng trước đây chưa.
Điều trị sốc phản vệ
Nếu bạn hoặc ai đó gần bạn bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của sốc phản vệ, hãy gọi 115 ngay lập tức.
Nếu bạn đã có tiền sử sốc phản về, hãy sử dụng thuốc adrenalin khi bắt đầu thấy xuất hiện các triệu chứng và sau đó gọi 115.
Nếu bạn đang giúp đỡ ai đó bị sốc phản vệ, hãy trấn an họ rằng cấp cứu đang trên đường đến. Rồi đặt người đó nằm ngửa, nâng chân họ lên 30cm và đắp chăn phủ lên.
Nếu người đó bị côn trùng đốt, hãy dùng một tấm nhựa để ấn lên vùng da dưới vết đốt 2cm. Từ từ trượt tấm nhựa về phía vết đốt. Khi thẻ nằm dưới ngòi, hãy vuốt tấm nhựa lên trên để đẩy ngòi ra khỏi da. Tránh sử dụng nhíp. Việc bóp vào vết đốt sẽ làm tiết nhiều nọc độc hơn. Nếu người đó có sẵn thuốc dị ứng khẩn cấp, hãy dùng thuốc đó cho họ. Đừng cố cho họ uống thuốc nếu họ khó thở.
Nếu người đó đã ngừng thở hoặc tim ngừng đập, cần phải cấp cứu ngừng tuần hoàn bằng bóp tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo. Làm theo trình tự: C-A-B (ép tim, khai thông đường thở-hô hấp nhân tạo).
Tại bệnh viện, những người bị sốc phản vệ thường được tiêm adrenaline, tên thông dụng của epinephrine, thuốc để xử trí sốc phản vệ. Nếu bạn đã có tiền sử sử dụng thuốc này cho chính mình hoặc nhờ ai đó tiêm thuốc cho bạn, hãy thông báo cho bác sĩ biết.
Ngoài ra, bạn có thể cần thở oxy, dùng thuốc corticoid, thuốc kháng histamine hoặc thuốc chủ vận beta tác dụng nhanh dạng hít.
Các biến chứng của sốc phản vệ
Một số người có thể bị ngừng thở hoặc tắc nghẽn đường thở do co thắt đường thở trong sốc phản vệ mức độ nặng. Đôi khi, nó có thể gây ra đau tim. Tất cả những biến chứng này đều có khả năng gây tử vong.
Dự phòng sốc phản vệ
Tránh tiếp xúc với dị nguyên đã từng gây ra sốc phản vệ. Nếu bạn có tiền sử phản vệ, bác sĩ sẽ đề nghị bạn mang theo thuốc adrenaline, chẳng hạn như bút tiêm adrenalin để dự phòng..
Dạng tiêm adrenalin này thường được lưu trữ trong một thiết bị gọi là bút adrenalin tiêm tự động. Nó là một thiết bị nhỏ chứa đủ một liều adrenalin dùng một lần duy nhất. Ngay khi bạn bắt đầu có các triệu chứng của sốc phản vệ, hãy ấn bút tiêm tự động vào bắp cơ đùi. Thường xuyên kiểm tra ngày hết hạn và thay thế ống mới.
Xem thêm: