Suy nhược cơ thể và chán ăn: Nguyên nhân, điều trị, phòng ngừa

Suy nhược cơ thể là trạng thái mệt mỏi liên tục, ngay cả khi bạn đã ngủ đủ giấc. Triệu chứng này phát triển theo thời gian và làm giảm mức năng lượng thể chất, cảm xúc và tâm lý của bạn. Bạn cũng có thể cảm thấy không có động lực để tham gia các hoạt động ưa thích.

Video Lấy lại cân bằng cho người suy nhược cơ thể

Một số dấu hiệu suy nhược bao gồm:

  • Thể chất yếu hơn bình thường
  • Mệt mỏi, mặc dù đã nghỉ ngơi
  • Cảm thấy có năng lượng hoặc sức chịu đựng kém hơn bình thường
  • Tinh thần mệt mỏi và ủ rũ

Chán ăn có nghĩa là bạn không còn muốn ăn như trước đây. Các dấu hiệu của việc chán ăn bao gồm không muốn ăn, giảm cân không chủ ý và không cảm thấy đói. Suy nghĩ về thức ăn có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn, và có thể bạn sẽ nôn sau khi ăn xong. Chán ăn lâu ngày hay còn gọi là biếng ăn có thể do nguyên nhân bệnh lý hoặc tâm lý.

Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể khi bạn cảm thấy suy nhược, chán ăn cùng lúc. Sau đây là những điều có thể gây ra các triệu chứng này.

Nguyên nhân

Suy nhược cơ thể và chán ăn là triệu chứng của một số tình trạng sức khỏe, có thể phổ biến như cảm cúm hoặc dấu hiệu của bệnh gì đó nghiêm trọng hơn như ung thư. Thông thường, chán ăn có thể gây ra mệt mỏi, đặc biệt là nếu bạn không nhận đủ calo hoặc chất dinh dưỡng. Các cơn đau mãn tính hoặc lâu dài cũng có thể khiến bạn bớt thèm ăn, gây suy nhược. Ví dụ như:

  • Đau cơ xơ hóa
  • Chứng đau nửa đầu
  • Tổn thương thần kinh
  • Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng
  • Đau sau phẫu thuật

Các nguyên nhân khác gây ra mệt mỏi và chán ăn bao gồm:

Thuốc men

Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường khi cơ thể đang chống lại nhiễm trùng. Một số loại thuốc có tác dụng phụ như buồn nôn và buồn ngủ. Những tác dụng phụ này có thể làm giảm sự thèm ăn và gây ra mệt mỏi.

Các loại thuốc ấy bao gồm:

Về tâm lý

Những rối loạn này có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn và mức năng lượng của bạn:

Mệt mỏi và chán ăn ở trẻ em

Bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ nếu trẻ cảm thấy mệt mỏi và chán ăn. Các triệu chứng này có thể phát triển nhanh hơn ở trẻ em so với người lớn. Các nguyên nhân tiềm ẩn bao gồm:

Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Tốc độ tăng trưởng chậm lại
  • Vừa dùng thuốc kháng sinh
  • Không nghỉ ngơi đầy đủ
  • Chế độ ăn uống mất cân bằng

Mệt mỏi và chán ăn ở người lớn tuổi

Mệt mỏi và giảm cảm giác thèm ăn ở người lớn tuổi đều là những hiện tượng phổ biến. Một số nghiên cứu cho rằng tuổi tác tăng lên là một yếu tố nguy cơ gây mệt mỏi.

Nguyên nhân phổ biến của các triệu chứng này ở người lớn tuổi bao gồm:

Các điều kiện liên quan


Các bệnh nền kèm theo làm nặng triệu chứng mệt và chán ăn bao gồm:

  • Thiếu máu
  • Bệnh lí Addison
  • Xơ gan hoặc tổn thương gan
  • Suy tim sung huyết
  • HIV / AIDS
  • Trào ngược dạ dày
  • Bệnh celiac
  • Bệnh thận
  • Bệnh Crohn
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Hóa trị liệu

Khi nào nên đi khám bác sĩ

Nguồn ảnh: thuocdantoc.vnNguồn ảnh: thuocdantoc.vn

Hãy đi khám ngay nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi và chán ăn kèm theo:

  • Lú lẫn
  • Chóng mặt
  • Mờ mắt
  • Nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp
  • Đau tức ngực
  • Khó thở
  • Ngất xỉu
  • Sụt cân nhanh
  • Sợ lạnh

Bạn cũng nên khám bác sĩ nếu bạn gặp phải những triệu chứng này sau khi dùng một loại thuốc mới, ngay cả khi bạn đã dùng thuốc được vài ngày.

Hãy đặc biệt chú ý nếu người bệnh có ý định tự làm đau hoặc tự sát.

Chẩn đoán

Mặc dù không có một xét nghiệm cụ thể nào về tình trạng suy nhược và chán ăn, nhưng bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử của bạn, khám sức khỏe và hỏi về các triệu chứng khác. Điều này sẽ giúp thu hẹp các nguyên nhân tiềm ẩn để bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm phù hợp.

Sau khi đặt câu hỏi về sức khỏe của bạn, họ có thể yêu cầu:

  • Xét nghiệm máu để tìm kiếm các tình trạng tiềm ẩn, chẳng hạn như suy giáp, bệnh Celiac hoặc HIV
  • Chụp CT hoặc siêu âm dạ dày
  • Điện tâm đồ hoặc làm nghiệm pháp gắng sức để chẩn đoán sớm bệnh tim mạch 
  • Nội soi dạ dày, đánh giá đường tiêu hóa và chức năng tiêu hóa nói chung 

Điều trị suy nhược cơ thể và chán ăn như nào?


Chú thích: Một trong các cách điều trị suy nhược và chán ăn tốt nhất là tự chăm sóc tốt bản thân  Nguồn ảnh: calyouth.org

Chú thích: Một trong các cách điều trị suy nhược và chán ăn tốt nhất là tự chăm sóc tốt bản thân

Nguồn ảnh: calyouth.org

Bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị và trị liệu tùy thuộc vào tình trạng cơ địa của bạn. Giảm đau có thể giúp giảm bớt các triệu chứng. Nếu thuốc là nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi và chán ăn, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng hoặc đổi thuốc.

Điều trị suy nhược có thể bao gồm học cách tăng cường năng lượng trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ:

  • Tập thể dục nhiều hơn
  • Tạo lịch trình cho các hoạt động và nghỉ ngơi
  • Liệu pháp trò chuyện
  • Học cách chăm sóc bản thân

Điều trị chứng chán ăn có thể bao gồm xây dựng một lịch trình ăn uống linh hoạt và kết hợp các món ăn yêu thích vào bữa ăn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tăng cường mùi vị thức ăn có thể làm tăng cảm giác thèm ăn ở người lớn tuổi. Họ phát hiện ra rằng việc thêm nước sốt và gia vị sẽ làm tăng lượng calo tiêu thụ lên 10%.

Các phương pháp khác được sử dụng để điều trị suy nhược cơ thể hoặc chán ăn bao gồm:

  • Chất kích thích thèm ăn như Marinol
  • Corticosteroid liều thấp để tăng cảm giác thèm ăn
  • Thuốc ngủ giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm
  • Vật lý trị liệu để tăng cường vận động từ từ
  • Thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu, để điều trị trầm cảm hoặc lo lắng
  • Thuốc chống buồn nôn như Zofran cho chứng buồn nôn do điều trị y tế

Tìm người tư vấn hoặc tham gia vào một nhóm hỗ trợ cũng có thể giúp giảm trầm cảm và các nguyên nhân liên quan đến lo âu gây mệt mỏi và chán ăn.

Phòng bệnh

Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể đưa ra gợi ý để bạn cải thiện sự thèm ăn và giảm mệt mỏi. Ví dụ: bạn có thể cần phải thay đổi chế độ ăn uống bao gồm nhiều thực phẩm giàu calo hơn, giàu protein và ít đường hoặc ít calo hơn. Ăn thức ăn ở dạng lỏng như sinh tố xanh hoặc đồ uống có protein có thể giúp làm dịu dạ dày. Nếu bạn gặp khó khăn với các bữa ăn lớn, bạn cũng có thể thử ăn các bữa ăn nhỏ trong ngày để giảm lượng thức ăn.

Mặc dù không phải luôn phòng ngừa được được tình trạng suy nhược và chán ăn, nhưng lối sống lành mạnh có thể giảm thiểu các nguyên nhân gây ra chúng. Bạn có thể cảm thấy ít mệt mỏi hơn và tràn trề năng lượng hơn nếu bạn có một chế độ ăn uống đầy đủ trái cây, rau và thịt nạc, tập thể dục thường xuyên và ngủ ít nhất bảy tiếng mỗi đêm.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!