Nguyên nhân làm giảm cảm giác thèm ăn
Video Biếng ăn ở người lớn, nguyên nhân và giải pháp
Một số tình trạng có thể dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn. Trong hầu hết các trường hợp, cảm giác thèm ăn của bạn sẽ trở lại bình thường khi lý do cơ bản được loại bỏ.
Vi khuẩn và virus
Chán ăn có thể gây ra bởi bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng xâm nhập cơ thể.
Mất cảm giác thèm ăn là kết quả của một trong số các bệnh dưới đây:
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Viêm phổi
- Viêm dạ dày ruột
- Viêm ruột kết
- Nhiễm trùng da
- Viêm màng não
Sau khi điều trị hết tình trạng nhiễm trùng, bạn sẽ thèm ăn trở lại.
Nguyên nhân liên quan đến tâm lý
Bạn có thể bớt thèm ăn khi bạn buồn chán, đau khổ hoặc lo lắng. Chán nản và căng thẳng cũng có liên quan đến việc giảm cảm giác thèm ăn.
Rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn tâm thần, cũng có thể dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn. Một người mắc chứng chán ăn tâm thần sẽ tự nhịn đói hoặc áp dụng các phương pháp khác để giảm cân.
Những người bị tình trạng này thường thiếu cân và sợ tăng cân. Chán ăn tâm thần cũng có thể gây suy dinh dưỡng.
Các tình trạng sức khỏe
Các tình trạng y tế sau đây có thể khiến bạn giảm cảm giác thèm ăn:
- Bệnh gan mãn tính
- Suy thận
- Suy tim
- Viêm gan
- HIV
- Suy giảm trí nhớ
- Suy giáp
Ung thư cũng có thể gây chán ăn, đặc biệt nếu ung thư tập trung ở các khu vực sau:
- Đại tràng
- Bụng
- Buồng trứng
- Tuyến tụy
Mang thai cũng có thể khiến bạn chán ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Các loại thuốc điều trị
Một số loại thuốc có thể làm giảm cảm giác thèm ăn. Chúng bao gồm ma túy - chẳng hạn như cocaine, heroin và amphetamine - cùng với các loại thuốc được kê đơn như:
- Một số loại thuốc kháng sinh
- Codeine
- Morphine
- Thuốc hóa trị liệu
Khi nào nên khám bác sĩ
Cần đi khám bác sĩ ngay nếu bạn bắt đầu giảm cân nhanh chóng mà không rõ lí do.
Bạn cũng cần đi khám và điều trị sớm nếu mắc các bệnh chính gây chán ăn như: trầm cảm, nghiện rượu, rối loạn ăn uống như chán ăn tâm thần hoặc ăn uống vô độ …
Điều trị
Điều trị chứng chán ăn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus, bạn thường không cần điều trị triệu chứng, vì cảm giác thèm ăn của bạn sẽ nhanh chóng trở lại sau khi bệnh nhiễm trùng được chữa khỏi.
Chăm sóc tại nhà
Nếu chán ăn do bệnh lý như ung thư hoặc bệnh mãn tính, bạn có thể gặp khó khăn trong việc khôi phục lại cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, tận hưởng thức ăn bằng cách đi ăn cùng gia đình và bạn bè, nấu những món ăn yêu thích của bạn hoặc đi ăn ở nhà hàng có thể giúp khuyến khích việc ăn uống.
Để giúp cải thiện tình trạng chán ăn, bạn có thể cân nhắc chỉ tập trung ăn một bữa lớn mỗi ngày, xen kẽ giữa các bữa ăn nhẹ. Ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên cũng có thể hữu ích và những bữa ăn này thường giúp bụng dễ chịu hơn so với các bữa ăn lớn.
Tập thể dục nhẹ cũng có thể giúp tăng cảm giác thèm ăn. Để đảm bảo bạn nhận được đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm, các bữa ăn phải có nhiều calo và protein. Bạn cũng có thể muốn thử uống protein lỏng.
Bạn cũng nên ghi nhật ký về những gì bạn ăn và uống trong khoảng thời gian vài ngày đến một tuần, giúp bác sĩ đánh giá lượng dinh dưỡng và mức độ giảm cảm giác thèm ăn của bạn.
Chăm sóc y tế
Khi bạn đi khám, bác sĩ sẽ cố gắng khai thác các triệu chứng, đồng thời đo cân nặng và chiều cao của bạn rồi so sánh giá trị này với mức trung bình của dân số.
Bạn cũng sẽ được hỏi về tiền sử bệnh, bất kỳ loại thuốc nào bạn dùng và chế độ ăn uống. Hãy chuẩn bị trả lời các câu hỏi về:
- Khi nào xuất hiện chán ăn
- Triệu chứng nặng hay nhẹ
- Bạn sụt mất bao nhiêu cân
- Bạn có gặp sự kiện gì đặc biệt không
- Các triệu chứng nào khác
Sau đó, có thể cần phải tiến hành các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây chán ăn, ví dụ như:
- Siêu âm ổ bụng
- Xét nghiệm máu đầy đủ
- Các xét nghiệm về chức năng gan, tuyến giáp và thận (sinh hóa máu)
- Kiểm tra hệ tiêu hóa phía trên, bao gồm chụp X-quang kiểm tra thực quản, dạ dày và ruột non
- Chụp CT đầu, ngực, bụng hoặc xương chậu
Trong một số trường hợp, bạn sẽ được thử thai, xét nghiệm HIV và ma túy. Nếu chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, bạn có thể được cung cấp chất dinh dưỡng qua đường truyền tĩnh mạch.
Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc uống để kích thích sự thèm ăn.
Nếu chán ăn là do trầm cảm, rối loạn ăn uống hoặc lạm dụng thuốc, bạn có thể được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
Chán ăn do thuốc có thể được điều trị bằng cách thay đổi liều lượng hoặc đổi đơn thuốc. Đừng bao giờ tự thay đổi thuốc của bạn mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước.
Điều gì sẽ xảy ra nếu không được điều trị kịp thời?
Nếu tình trạng giảm cảm giác thèm ăn là do tình trạng ngắn hạn gây ra, thì bạn có thể hồi phục một cách tự nhiên mà không bị ảnh hưởng lâu dài.
Tuy nhiên, nếu chán ăn do nguyên nhân bệnh lý, thì tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không được điều trị.
Nếu không được điều trị, chán ăn có thể dẫn đến các triệu chứng và biến chứng như:
- Cực kỳ mệt mỏi
- Sụt cân
- Nhịp tim nhanh
- Sốt
- Cáu gắt
- Cảm giác ốm yếu hoặc khó chịu
Chán ăn kéo dài gây suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin hay chất điện giải, bạn có thể gặp các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, nếu chán ăn kéo dài sau khi điều trị nhiễm trùng hay các bệnh chính, bạn cần đi khám sớm để tìm nguyên nhân.
Xem thêm: