Cảm lạnh: Triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng, điều trị và phòng ngừa

Cảm lạnh là một bệnh đường hô hấp trên thường do coronavirus hoặc rhinovirus gây ra. Loại virus corona gây cảm lạnh khác với SARS-cov-2 gây bệnh COVID-19.

Có rất nhiều loại virus có thể gây ra cảm lạnh và chúng ta không thể đề kháng được với tất cả chúng.

Video Những điều cần biết về bệnh cảm lạnh 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kì (CDC - Centers for Disease Control and Prevention), trung bình mỗi người lớn mắc 2-3 đợt cảm lạnh mỗi năm, con số này còn lớn hơn ở trẻ em. Mỗi đợt bệnh diễn biến trong 7–10 ngày.

Triệu chứng của cảm lạnh

 Đau đầu là một triệu chứng của cảm lạnh. Nguồn ảnh: Acc.com Đau đầu là một triệu chứng của cảm lạnh. Nguồn ảnh: Acc.com

Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng lại và làm xuất hiện các triệu chứng như:

  • Rát họng
  • Ho
  • Hắt hơi
  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Đau đầu

Một số triệu chứng hiếm gặp hơn là:

  • Đau cơ
  • Rùng mình
  • Đỏ mắt
  • Yếu cơ
  • Chán ăn
  • Mệt mỏi

Những người suy giảm miễn dịch có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng do cảm lạnh như viêm phổi. Do đó, khi các triệu chứng trở nặng, hãy đi khám bác sĩ ngay.

Cách phân biệt cảm lạnh với COVID-19?

Những triệu chứng phổ biến của COVID-19 là:

  • Sốt cao
  • Ho liên tục
  • Mất hoặc thay đổi mùi vị

Sau đây là một số triệu chứng hiếm gặp hơn mà khi xuất hiện chúng, bạn cần đi cấp cứu ngay:

  • Khó thở
  • Đau thắt ngực
  • Lú lẫn
  • Không tỉnh táo
  • Da, niêm mạc nhợt

Nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh

Có khoảng 200 loại virus gây cảm lạnh khác nhau và rhinovirus là nguyên nhân phổ biến nhất. Nguồn ảnh: Sph.umd.eduCó khoảng 200 loại virus gây cảm lạnh khác nhau và rhinovirus là nguyên nhân phổ biến nhất. Nguồn ảnh: Sph.umd.eduCó khoảng 200 loại virus gây cảm lạnh khác nhau và rhinovirus là nguyên nhân phổ biến nhất.

Khi virus xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng lại với các tác nhân đó. Nếu đủ mạnh, các tế bào miễn dịch có thể ngăn được bệnh phát triển. Nếu không, các triệu chứng sẽ xuất hiện.

Yếu tố nguy cơ cảm lạnh

Một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Đối tượng trẻ em hoặc người lớn tuổi
  • Người suy giảm miễn dịch
  • Mùa đông
  • Tiếp xúc gần với người bị cảm

Biến chứng cảm lạnh

Cảm lạnh thường không gây ra các hậu quả nghiêm trọng và hầu như biến mất sau 7–10 ngày. Tuy nhiên, người bị suy giảm miễn dịch có thể gặp phải các biến chứng như:

  • Viêm phổi
  • Viêm phế quản cấp 
  • Viêm tiểu phế quản
  • Viêm thanh khí phế quản
  • Viêm tai giữa 
  • Viêm họng hạt

Cảm lạnh có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính.

Phòng bệnh cảm lạnh

 Hắt hơi, ho vào khăn giấy hoặc khuỷu tay, sau đó vứt bỏ khăn giấy và rửa tay ngay lập tức. Nguồn ảnh: Medicalnewstoday.com Hắt hơi, ho vào khăn giấy hoặc khuỷu tay, sau đó vứt bỏ khăn giấy và rửa tay ngay lập tức. Nguồn ảnh: Medicalnewstoday.comHiện tại chưa có đầy đủ các loại vắc xin phòng cảm lạnh.

Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau để tránh bị mắc bệnh:

  • Tránh tiếp xúc với người bị cảm
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây tươi và rau củ.
  • Hắt hơi, ho vào khăn giấy hoặc khuỷu tay, sau đó vứt bỏ khăn giấy và rửa tay ngay lập tức.
  • Thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng trong ít nhất 20 giây.
  • Sát khuẩn bề mặt làm việc ở cơ quan và ở nhà.
  • Tránh chạm tay vào mặt, đặc biệt là mắt, mũi và miệng.

Điều trị cảm lạnh

Cảm lạnh không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số cách sau để làm giảm nhẹ triệu chứng:

  • Uống nhiều nước 
  • Tăng thời gian nghỉ ngơi
  • Sử dụng thuốc cảm
  • Xông hơi
  • Súc miệng nước muối

Một số phương pháp tự nhiên uống nước chanh ấm và mật ong cũng có thể làm giảm đau họng. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định nhận định trên.

Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị. 

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Hầu hết mọi người có thể tự điều trị cảm lạnh tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng xấu đi, bạn cần đi khám bác sĩ. Chúng bao gồm:

  • Triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt hoặc hôn mê
  • Xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng hoặc bất thường
  • Sốt cao
  • Khó thở 

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm?

Video Phân biệt cảm cúm với cảm lạnh

Các triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm thường tương tự nhau.

Tuy nhiên, các triệu chứng cúm thường:

  • Xuất hiện đột ngột hơn
  • Dữ dội hơn
  • Kéo dài lâu hơn
  • Kèm theo sốt và đau nhức cơ thể

Để bảo vệ bản thân trước bệnh cúm, tốt nhất bạn nên đi tiêm phòng cúm mỗi năm một lần.

Tổng kết

Hầu hết mọi người đều đã từng bị cảm lạnh. Bệnh lý này thường không nguy hiểm, tuy nhiên, người suy giảm miễn dịch hoặc người lớn tuổi có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng

Hiện tại vẫn chưa có cách điều trị đặc hiệu với bệnh cảm lạnh nhưng bạn có thể thực hiện một số biện pháp khác nhau để làm giảm nhẹ triệu chứng.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Nguyên nhân: cảm lạnh thông thường phát sinh do nhiễm bất kỳ loại virus nào trong số 200 loại virus, trong đó virus rthinovirus là phổ biến nhất. Trong khi virus cũng gây ra hầu hết các bệnh nhiễm trùng xoang nhưng các loại nặng hơn thường phát sinh do tiếp xúc với vi khuẩn. Ngoài ra, dị ứng và polyp mũi (khối u) trong xoang có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm xoang. Thời gian: Trong khi các triệu chứng cảm lạnh thường bắt đầu cải thiện sau 3-5 ngày thì bệnh viêm xoang, đặc biệt nếu do vi khuẩn có thể lâu hơn hoặc không hết. Nếu các triệu chứng kéo dài 10 ngày trở lên mà không thuyên giảm thì có thể là do bệnh xoang hoặc một loại nhiễm trùng khác. Áp lực xoang, đau mặt: Mặc dù người bệnh có thể gặp phải một số áp lực xoang khi bị cảm lạnh thông thường nhưng đây là dấu hiệu thường xuyên của nhiễm trùng xoang. Đau và căng da mặt cũng có thể phát sinh do sự tắc nghẽn xoang. Chất nhầy: Trong khi chất nhầy tiết do cảm lạnh thường trong hơn thì nhiễm trùng xoang lại tiết dịch đặc hơn, màu vàng hoặc xanh lá cây. Nhiễm trùng xoang do vi khuẩn khiến mũi của bạn tiết dịch giống như mủ. Các triệu chứng: Ngoài các triệu chứng cảm lạnh như sổ mũi, ho, nhức đầu; nhiễm trùng xoang có thể gây mất khứu giác, sốt cao hơn, mệt mỏi và đau nhức trên cơ thể. Sốt thường gặp hơn khi bị nhiễm trùng xoang và có thể xảy ra hoặc không với các trường hợp cảm lạnh thông thường. Chứng hôi miệng cũng là một dấu hiệu khác của nhiễm trùng xoang.
Xem thêm
Phương pháp xông hơi với sự kết hợp của hơi nước cùng những dược tính có trong lá thực vật sẽ có tác dụng làm giãn nở cách mao mạch, tăng cường lưu thông máu, mồ hôi giải thoát ra ngoài và cơ thể sẽ thoải mái hơn vì được hạ nhiệt, thải độc. Ngoài ra các tinh dầu có trong lá sẽ thẩm thấu vào những lỗ chân lông, thông tắc ống dẫn tai, mắt, xoang, mũi giúp chống viêm, giảm đau, giảm thiểu cảm giác khó thở, đau đầu, chóng mặt. Nhờ đó mà những người được xông hơi trị cảm xong thường cảm thấy dễ chịu, nhẹ nhàng và khoan khoái hơn. Có thể nói, xông hơi trị cảm bằng lá thảo dược là phương pháp chữa bệnh dân gian vừa hiệu quả lại tiết kiệm, dễ thực hiện. Những trường hợp cảm cúm chỉ cần xông khoảng 1 - 2 lần là được. Không nên xông nhiều lần, xông liên tục sẽ khiến cơ thể bị mất nước, mệt mỏi, bệnh thêm nặng và gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Xem thêm
Có rất nhiều nguyên nhân gây cảm lạnh ở trẻ sơ sinh. Vì vậy bạn cần quan tâm và bảo vệ bé để tránh khỏi các nguyên nhân sau: Bé tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc người bệnh đó chạm vào trẻ mà không rửa tay. Virus, nguyên nhân gây bệnh thường có ở trong không khí, hay trên các đồ vật trong một thời gian ngắn. Vì vậy, dù không trực tiếp tiếp xúc với người bệnh nhưng vẫn dễ dàng mắc bệnh. Dị ứng bởi thời tiết hay trong môi trường không khí có khói thuốc, bụi nhiều cũng là nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh. Bé ở ngoài trời lâu khi có gió nhiều.
Xem thêm
Khi bị cảm lạnh, việc luôn duy trì đủ nước cho cơ thể là điều quan trọng mà bệnh nhân cần lưu ý. Những triệu chứng của căn bệnh này như đổ mồ hôi nhiều, sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy sẽ khiến cho cơ thể con người mất rất nhiều nước và các chất điện giải. Nước dừa là lựa chọn lý tưởng cho những người bị cảm lạnh. Loại thức uống này chẳng những có hương vị ngọt mát mà còn chứa thành phần glucose cùng chất điện giải cần thiết cho quá trình hydrat hóa. Theo một số nghiên cứu, nước dừa có chứa chất oxy hóa tốt và tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu. Mặc dù vậy, nó cũng có khả năng gây đầy hơi hơn so với các loại thức uống điện giải khác
Xem thêm
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống nên được cho bé bú mẹ thường xuyên hoặc bổ sung thêm sữa công thức nếu trẻ bị cảm và ho. Đặc biệt, mẹ nên chọn sữa công thức được thiết kế chuyên biệt cho trẻ có hệ miễn dịch yếu. Với trẻ sơ sinh từ 6 tháng trở lên thì bạn nên chia các bữa ăn lớn thành các các bữa nhỏ Nếu bé không muốn ăn thì bạn chỉ nên cho bé ăn một lượng nhỏ, không ép trẻ ăn quá nhiều Nếu bé trên 6 tháng tuổi, hãy chú ý cho bé uống đủ nước. Bạn có thể cho trẻ uống nước lọc hoặc các thức uống như sữa, nước dùng, nước hoa quả tươi pha với nước hơi ấm.
Xem thêm
Thuốc co mạch mũi Trên thị trường hiện nay có hai dạng chính, đó là dạng nhỏ mũi và xịt mũi với hoạt chất chính xylometazolin và naphazolin. Đây là các thuốc kích thích thần kinh giao cảm đường uống như ephedrine, pseudoephedrine, phenylephrine... và thuốc dùng qua mũi như naphazolin,.... Thuốc giảm đau hạ sốt Thuốc kháng sinh
Xem thêm
Người cao tuổi nên đi khám ngay trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi có các triệu chứng cảm cúm. Lúc này, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian của bệnh và giảm triệu chứng của nhiễm trùng. Sau 48 giờ, điều trị kháng virus sẽ ít có hiệu quả hơn nhưng vẫn có thể được chỉ định cho người bệnh có nguy cơ biến chứng cao. Bên cạnh đó, một số loại thuốc chữa cảm cúm không kê đơn cũng có thể giúp bạn giảm nhẹ triệu chứng. Bạn có thể dùng ibuprofen (Advil, Motrin) theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm đau và hạ sốt. Điều quan trọng là bạn phải nghỉ ngơi nhiều để tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại virus tốt hơn. Tham khảo 9 cách điều trị cảm cúm tại nhà nhanh khỏi để sớm khỏe lại bạn nhé.
Xem thêm
Cho trẻ uống nhiều nước và những thức ăn dạng lỏng, tuy nhiên cần tránh những loại nước uống có ga. Giúp trẻ giảm ho bằng chanh và bạc hà. Để trẻ nghỉ ngơi, thoải mái giúp trẻ được cải thiện các triệu chứng. Có thể dùng máy phun sương để tăng độ ẩm trong phòng, tuy nhiên, cần lưu ý làm sạch các thiết bị này trước khi sử dụng. Tắm nước ấm cho trẻ. Đảm bảo môi trường sống ấm áp và luôn sạch sẽ.trẻ. Mẹ có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để rửa mũi thường xuyên cho trẻ. Khi đã áp dụng một số cách trên nhưng triệu chứng của trẻ không được cải thiện. Bé vẫn sốt cao, ho khan, mệt mỏi, ớn lạnh,… thì bạn nên đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ điều trị kịp thời.
Xem thêm
Theo Y học cổ truyền, kinh mạch kết nối với các cơ quan và mô khác nhau. Khí chảy dọc theo các kinh mạch này để nuôi dưỡng tất cả các tế bào. Nếu một kinh lạc bị tắc nghẽn, điều này sẽ chặn dòng chảy của khí; và gây ra sự trì trệ, đau đớn và cuối cùng là bệnh tật. Bằng cách kích thích và xoa bóp các huyệt nhất định dọc theo những đường kinh mạch này; chúng ta có thể loại bỏ các tắc nghẽn và thúc đẩy lưu thông khí tốt hơn; loại bỏ khí hàn gây ra cảm lạnh cho cơ thể.
Xem thêm
Biến chứng thường gặp là : Viêm tai giữa, chảy mủ tai, viêm mũi xoang nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng rắc rối hơn ở nội sọ. Viêm phế quản, viêm phổi. Khoảng 20-25% trẻ bị cảm lạnh thông thường có khả năng diễn tiến thành viêm phổi. Khởi phát cơn hen nếu cảm lạnh xảy ra trên một bệnh nhi hen suyễn. Khoảng 80% trường hợp trẻ em lên cơn hen có nhiễm virus cảm lạnh.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Cảm lạnh (bệnh)
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!