Phụ nữ có nguy cơ mắc chứng rối loạn tuyến giáp cao gấp 8 lần so với nam giới. Ngoài ra, nguy cơ rối loạn tuyến giáp tăng theo độ tuổi, ảnh hưởng của nó lên người lớn khác với trẻ em.
Hormone tuyến giáp chịu trách nhiệm điều hòa chuyển hóa năng lượng và trao đổi chất trong cơ thể, khi nồng độ hormon thấp, cơ thể bạn sẽ có các triệu chứng bất thường.
Suy giáp làm chậm quá trình trao đổi chất và giảm sự phát triển và hồi phục của cơ thể
Suy giáp là gì?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có cấu trúc hai thùy, hình con bướm, nằm ở phía trước cổ.
Nếu bạn đặt hai ngón tay lên hai bên cổ và nuốt, bạn sẽ cảm thấy tuyến giáp trượt dưới ngón tay.
Tuyến giáp giúp sản xuất hormone tuyến giáp, kiểm soát sự phát triển và trao đổi chất của mọi bộ phận trong cơ thể.
Tuyến yên, một tuyến nhỏ ở não, điều hòa và sản xuất hormone kích thích tuyến giáp (TSH) như một tín hiệu để tuyến giáp sản xuất hormone.
Tình trạng nồng độ TSH tăng lên, nhưng tuyến giáp không thể sản xuất nhiều hormone hơn để đáp ứng được gọi là suy giáp nguyên phát, vì vấn đề bắt đầu ở tuyến giáp.
Tình trạng nồng độ TSH giảm, nên tuyến giáp không nhận được tín hiệu để tăng sản xuất hormone, được gọi là suy giáp thứ phát.
Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết và hiểu rõ 10 dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh suy giáp.
Cảm thấy mệt mỏi
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của suy giáp là cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
Các động vật ngủ đông có tuyến giáp kém phát triển, dẫn đến việc chúng có thể ngủ kéo dài.
Hormone tuyến giáp nhận tín hiệu từ não và điều hòa tế bào thay đổi chức năng tùy thuộc vào tình trạng có thể.
Những người có nồng độ hormone tuyến giáp cao cảm thấy lo lắng và bồn chồn. Ngược lại, những người có nồng độ hormon thấp thường cảm thấy kiệt sức và uể oải.
Một nghiên cứu ở 138 người trưởng thành cho thấy họ có cảm giác kiệt sức về thể chất cũng như sự mệt mỏi về tinh thần, kể cả khi họ được ngủ nhiều.
Trong một nghiên cứu khác, 50% những người bị suy giáp luôn cảm thấy mệt mỏi và 42% cho biết họ có cảm giác buồn ngủ nhiều hơn trước đây.
Cảm thấy buồn ngủ hơn bình thường mà không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của bệnh suy giáp.
Tóm lại: Hormone tuyến giáp giống như một bàn đạp ga cho năng lượng và sự trao đổi chất. Nồng độ hormone suy giáp khiến bạn cảm thấy kiệt sức.
Tăng cân
Tăng cân không mong muốn là một triệu chứng phổ biến khác của suy giáp.
Những người bị suy giáp không chỉ di chuyển ít hơn - mà cơ thể còn dự trữ nhiều calo ở gan, cơ và mô mỡ.
Khi bị suy giáp, sự trao đổi chất sẽ bị ảnh hưởng, thay vì đốt cháy calo để hoạt động, cơ thể sẽ có xu hướng tích trữ calo nhiều hơn dưới dạng chất béo, dẫn đến tăng cân ngay cả khi lượng calo nạp vào không đổi.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh suy giáp đã tăng trung bình 7–14 kg kể từ khi được chẩn đoán.
Nếu bạn đang bị tăng cân, trước tiên hãy xem xét chế độ ăn và lối sống. Nếu bạn vẫn tăng cân cho dù ăn kiêng và tập thể dục, hãy đi khám bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của suy giáp.
Tóm lại: Tình trạng suy giáp làm cho cơ thể ăn nhiều hơn, tích trữ calo và dẫn đến tăng cân.
Cảm thấy lạnh
Nhiệt là sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy calo. Ví dụ, cơ thể cảm thấy nóng sau khi luyện tập thể thao. Calo được đốt cháy ngay cả khi bạn nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, trong trường hợp suy giáp, quá trình trao đổi chất giảm, từ đó cơ thể giảm lượng nhiệt tạo ra.
Ngoài ra, hormon tuyến giáp làm quá trình chuyển hóa chất béo nâu, một loại chất béo giúp duy trì thân nhiệt. Việc giảm nồng độ hormon tuyến giáp dẫn đến giảm chuyển hóa loại chất béo này.
Đó là lý do vì sao những bệnh nhân suy giáp lại cảm thấy lạnh hơn bình thường, ngay cả ở nhiệt độ ấm nóng.
Nếu bạn luôn muốn nhiệt độ phòng ấm hơn mọi người trong gia đình, đó có thể do bạn thích thế. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy cơ thể cảm thấy lạnh hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu của suy giáp.
Tóm lại: Suy giáp làm chậm quá trình sản sinh nhiệt của cơ thể, khiến bạn bị lạnh.
Đau nhức cơ và khớp
Suy giáp làm cho cơ thể chuyển sang trao đổi chất theo kiểu dị hóa, nghĩa là cơ thể phá vỡ các mô như cơ bắp để lấy năng lượng.
Trong quá trình trao đổi chất dị hóa, lượng cơ bắp bị giảm, dẫn đến cảm giác yếu và đau nhức.
Ai cũng có lúc cảm thấy yếu và mệt mỏi, tuy nhiên, những người bị suy giáp luôn cảm thấy yếu hơn gấp đôi so với những người khỏe mạnh.
Ngoài ra, 34% người suy giáp bị chuột rút khi không hoạt động.
Một nghiên cứu trên 35 người bị suy giáp cho kết quả việc thay thế hormone tuyến giáp bằng một loại hormone tuyến giáp tổng hợp gọi là levothyroxine giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp và giảm đau nhức.
Một nghiên cứu khác cho thấy sự cải thiện 25% về sức khỏe thể chất ở những bệnh nhân được phẫu thuật tuyến giáp.
Yếu, đau nhức cơ và khớp là bình thường sau khi hoạt động mạnh. Tuy nhiên, nều gần đây bạn cảm thấy yếu hơn hoặc đau nhức cơ và các khớp hơn thì bạn nên đi khám bác sĩ.
Tóm lại: Nồng độ hormone tuyến giáp thấp làm chậm quá trình trao đổi chất và gây ra đau nhức cơ.
Rụng tóc
Giống như hầu hết các tế bào, hormon tuyến giáp góp phần vào quá trình hình thành nang tóc.
Bởi vì nang tóc gồm các tế bào gốc có tuổi thọ ngắn và bị thay thế nhanh chóng, nên chúng nhạy cảm với suy giáp hơn các bộ phận khác.
Tình trạng suy giáp khiến các nang tóc ngừng tái tạo và dẫn đến rụng tóc, thường sẽ cải thiện sau điều trị.
Trong một nghiên cứu, khoảng 25–30% bệnh nhân đến khám bác sĩ vì nguyên nhân rụng tóc có nồng độ hormon tuyến giáp thấp. Tỷ lệ này tăng lên 40% ở những người trên 40 tuổi.
Hơn nữa, một nghiên cứu khác chỉ ra rằng suy giáp có thể gây ra hiện tượng xơ cứng tóc ở 10% bệnh nhân. Tuy nhiên, Nhiều vấn đề về hormone khác cũng có thể gây rụng tóc không mong muốn.
Nếu gần đây bạn bị rụng tóc hoặc tóc khô cứng không rõ nguyên nhân, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Tóm lại: Hormone suy giáp ảnh hưởng đến tế bào phát triển nhanh chóng như nang tóc, dẫn đến rụng tóc và xơ cứng tóc.
Da bị ngứa và khô
da khô và bong tróc.
Giống như các nang lông và nang tóc, tế bào da có khả năng tái tạo và thay đổi nhanh chóng. Do đó, chúng cũng nhạy cảm với việc giảm nồng độ hormon tuyến giáp và có thể mất nhiều thời gian hơn để lớp da cũ được thay hoàn toàn, dẫn đếnMột nghiên cứu cho thấy 74% người có suy giáp có tình trạng da bị khô. Tuy nhiên, 50% bệnh nhân có tuyến giáp bình thường cũng có tình trạng da khô do các nguyên nhân khác, nên khó biết nguyên nhân có phải do các vấn đề về tuyến giáp gây ra hay không.
Một nghiên cứu khác cho thấy 50% bệnh nhân suy giáp cho biết làn da của họ trở nên tệ hơn theo thời gian.
Những thay đổi trên da không phải do dị ứng hoặc các chất trang điểm có thể là một dấu hiệu của các vấn đề về tuyến giáp.
Cuối cùng, suy giáp thường do tự miễn, điều này có thể gây sưng tấy và mẩn đỏ da. Một dấu hiệu đặc trưng hơn cho suy giáp là bệnh phù niêm, Myxedema.
Tóm lại: Suy giáp thường gây khô da. Tuy nhiên, những người có da bị khô không hoàn toàn bị suy giáp. Bệnh phù niêm, Myxedema, là một tình trạng phù cứng đặc trưng hơn đối với suy giáp.
Cảm thấy chán nản hoặc suy sụp
Suy giáp có liên quan đến sự chán nản và mệt mỏi về tinh thần. Tuy nhiên, lý do cho tình trạng này là không rõ ràng.
Một nghiên cứu cho kết quả 64% phụ nữ và 57% nam giới bị suy giáp cho biết họ thường xuyên có cảm giác chán nản. Tỷ lệ nam giới và phụ nữ bị lo lắng là như nhau.
Trong một nghiên cứu, việc thay thế hormone tuyến giáp giúp cải thiện chứng trầm cảm ở bệnh nhân suy giáp nhẹ.
Một nghiên cứu khác ở phụ nữ trẻ bị suy giáp nhẹ cho thấy cảm giác trầm cảm gia tăng theo thời gian, điều này cũng liên quan đến việc giảm sự hài lòng với đời sống tình dục.
Hơn nữa, rối loạn hormone sau sinh là nguyên nhân phổ biến của suy giáp, có khả năng góp phần gây ra trầm cảm sau sinh.
Cảm thấy mệt mỏi về tinh thần là một lý do để đi khám bác sĩ. Họ có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này, bất kể do nguyên nhân tuyến giáp hay không.
Tóm lại: Suy giáp có thể gây ra trầm cảm và lo lắng. Những tình trạng này sẽ được cải thiện sau khi thay thế hormone tuyến giáp.
Khó tập trung hoặc ghi nhớ
Nhiều bệnh nhân bị suy giáp họ có tình trạng tinh thần “lơ mơ” và khó tập trung.
Trong một nghiên cứu, 22% người có suy giáp cho biết họ gặp khó khăn hơn trong việc tính toán, 36% cho biết họ suy nghĩ chậm hơn bình thường và 39% có suy giảm trí nhớ.
Trong một nghiên cứu khác trên 14 người bị suy giáp không được điều trị, cho thấy họ khó nhớ các dấu hiệu bằng lời nói.
Nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng những vấn đề này được cải thiện sau khi điều trị suy giáp.
Suy giảm trí nhớ hoặc giảm khả năng tập trung có thể xảy ra với tất cả mọi người, nhưng nếu chúng xảy ra đột ngột hoặc tiến triển nhan, chúng có thể là dấu hiệu của bệnh suy giáp.
Tóm lại: Suy giáp có thể khiến tinh thần mệt mỏi và khó tập trung. Nó cũng có thể làm suy giảm trí nhớ.
Táo bón
Suy giáp cũng ảnh hưởng lên đại tràng.
Theo một nghiên cứu, 17% những người có nồng độ hormone thấp bị táo bón, so với tỷ lệ 10% những người có tuyến giáp bình thường.
Cũng trong nghiên cứu này, 20% những người bị suy giáp cho biết tình trạng táo bón của họ ngày càng tồi tệ hơn, so với tỷ lệ 6% ở những người có tuyến giáp bình thường.
Mặc dù táo bón là một triệu chứng khá phổ biến ở bệnh nhân suy giáp, nhưng nó không gây nguy hiểm.
Nếu tình trạng táo bón không quá nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc nhuận tràng trước khi suy nghĩ đến nguyên nhân suy giáp.
Nếu thuốc không hiệu quả hoặc tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn, bạn bắt đầu bị đau bụng hoặc nôn mửa, hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Tóm lại: Hầu hết những người bị táo bón không bị suy giáp. Tuy nhiên, nếu táo bón có kèm theo các triệu chứng khác của suy giáp, thì suy giáp có thể là nguyên nhân.
Rối loạn kinh nguyệt
Kinh nguyệt không đều và đa kinh nhiều đều có liên quan đến suy giáp.
Một nghiên cứu cho thấy khoảng 40% phụ nữ có nồng độ hormone tuyến giáp thấp có kinh nguyệt không đều hoặc ra máu nhiều trong kỳ kinh, so với tỷ lệ 26% phụ nữ có tuyến giáp bình thường.
Trong một nghiên cứu khác, 30% phụ nữ có kinh nguyệt không đều, đã được chẩn đoán suy giáp sau khi các triệu chứng khác khiến họ phải đi xét nghiệm.
Hormone tuyến giáp cùng với các hormone khác giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt, vì thế tuyến giáp bất thường ảnh hưởng đến quá trình kinh nguyệt. Hormone tuyến giáp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến buồng trứng và tử cung.
Tuy nhiên, một số vấn đề khác ngoài suy giáp có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Nếu vấn đề kinh nguyệt không đều hoặc ra nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, hãy đi khám bác sĩ phụ khoa trước khi lo lắng về vấn đề tuyến giáp.
Tóm lại: Ra nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể do nguyên nhân bệnh lý, bao gồm cả suy giáp. Bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Tổng kết
Suy giáp là một rối loạn tuyến giáp khá phổ biến.
Nó có thể gây ra một loạt các triệu chứng, chẳng hạn như mệt mỏi, tăng cân, cảm giác lạnh, rụng tóc hoặc suy giảm trí nhớ.
Hãy nhớ rằng không có triệu chứng nào là đặc hiệu với bệnh suy giáp.
Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này mới xuất hiện gần đây hoặc nghiêm trọng hơn theo thời gian, hãy đi khám bác sĩ để xem liệu bạn có phải xét nghiệm tuyến giáp hay không.
May mắn thay, suy giáp thường có thể điều trị hoàn toàn được.
Xem thêm:
- 12 dấu hiệu của suy giáp mà bạn dễ nhận biết
- Kiểm soát cân nặng với bệnh nhân suy giáp
- Suy giáp ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán và điều trị
- 5 phương pháp điều trị tự nhiên cho người mắc bệnh suy giáp
- Suy giáp cận lâm sàng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và biến chứng có thể xảy ra