8 điều cần biết về thuốc kháng sinh: Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ và tình trạng kháng kháng sinh

Thuốc kháng sinh là các loại thuốc có khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và được sử dụng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Thuốc kháng sinh không thể điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi-rút gây ra như cảm lạnh, cảm cúm, ho. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây về cách sử dụng thuốc kháng sinh, các tác dụng phụ có thể xảy ra, tình trạng kháng kháng sinh và những điều nên biết về thuốc kháng sinh.

Thông tin nhanh về thuốc kháng sinh

Alexander Fleming tìm ra penicillin, thuốc kháng sinh tự nhiên đầu tiên vào năm 1928.

Thuốc kháng sinh không thể chống lại nhiễm trùng do vi-rút.

Fleming dự đoán sự gia tăng của tình trạng kháng thuốc kháng sinh.

Thuốc kháng sinh tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.

Các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh có thể bao gồm tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn.

Thuốc kháng sinh là gì?

 Thuốc kháng sinh là loại thuốc phổ biến mà bác sĩ kê đơn để chống lại vi khuẩn (nguồn ảnh: badgut.org) Thuốc kháng sinh là loại thuốc phổ biến mà bác sĩ kê đơn để chống lại vi khuẩn (nguồn ảnh: badgut.org)Thuốc kháng sinh là loại thuốc mạnh để chống lại một số bệnh nhiễm trùng và có thể cứu sống người bệnh khi được sử dụng đúng cách. Thuốc ngăn ngừa vi khuẩn phát triển hoặc giúp tiêu diệt vi khuẩn.

Trước khi vi khuẩn có thể sinh sôi và gây ra các triệu chứng, hệ thống miễn dịch thường có thể tiêu diệt chúng. Các tế bào bạch cầu (WBCs – White Blood Cell) tấn công vi khuẩn có hại và ngay cả khi các triệu chứng xảy ra, hệ thống miễn dịch thường có thể đối phó và chống lại nhiễm trùng.

Tuy nhiên, nếu số lượng vi khuẩn có hại quá nhiều và hệ thống miễn dịch không thể chống lại tất cả được thì việc sử dụng thuốc kháng sinh rất hữu ích trong trường hợp này.

Thuốc kháng sinh đầu tiên được tìm ra là penicillin. Thuốc kháng sinh khác như ampicillin, amoxicillin và penicillin G cũng đã có từ lâu và để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng.

Hiện nay, một số loại kháng sinh có sẵn và thường chỉ được bán theo đơn ở hầu hết các quốc gia. Ngoài ra, thuốc kháng sinh tại chỗ còn có dạng kem và dạng thuốc mỡ là các loại thuốc không kê đơn.

Tình trạng kháng kháng sinh

Video Nguy cơ hết thuốc chữa vì kháng kháng sinh

Các chuyên gia y tế lo ngại rằng mọi người đang lạm dụng thuốc kháng sinh. Việc lạm dụng thuốc góp phần vào việc ngày càng có nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn trở nên kháng thuốc kháng sinh.

Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC - Centers for Disease Control and Prevention), việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú là một vấn đề cụ thể. Kháng sinh được sử dụng nhiều hơn ở một số địa phương. Việc sử dụng loại kháng sinh phổ rộng carbapenems đã tăng đáng kể từ năm 2007 đến năm 2010.

Trong bài phát biểu nhận giải Nobel năm 1945, Alexander Fleming nói: “ Nguy cơ rất lớn khi những người thiếu hiểu biết dễ dàng tự dùng thuốc kháng sinh quá liều, từ đó vi khuẩn sẽ tiếp xúc với lượng thuốc không gây chết, khiến vi khuẩn kháng thuốc.”

Như Alexander Fleming đã dự đoán, tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang bắt đầu trở nên phổ biến. 

Thuốc kháng sinh hoạt động như thế nào?

Có nhiều loại kháng sinh khác nhau, hoạt động theo một trong hai cách:

  • Thuốc kháng sinh như penicillin sẽ tiêu diệt vi khuẩn. Những loại thuốc này thường tác động vào sự hình thành của lớp cấu trúc bảo vệ vi khuẩn hoặc ngăn chặn sản xuất protein ở vi khuẩn.
  • Kìm hãm sự phát triển, ngăn chặn khả năng sinh sản của vi khuẩn.

Những lưu ý khi dùng kháng sinh

Thuốc kháng sinh không có hiệu quả chống lại vi-rút (nguồn ảnh: medicalnewstoday.com)Bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra nên không có hiệu quả chống lại vi-rút gây bệnh. Biết được nguyên nhân gây nhiễm trùng là do vi khuẩn hay vi-rút sẽ giúp điều trị hiệu quả.

Vi-rút gây ra hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (URTI - upper respiratory tract infection) như cúm, cảm lạnh. Thuốc kháng sinh không tác động chống lại những vi-rút này.

Nếu lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc sử dụng không đúng cách, vi khuẩn có thể trở nên kháng thuốc. Từ đó, thuốc kháng sinh sẽ kém hiệu quả hơn đối với loại vi khuẩn đó vì chúng đã có thể cải thiện khả năng phòng thủ với thuốc.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh phổ rộng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh phổ hẹp chỉ có hiệu quả đối với một số loại vi khuẩn. Một số loại kháng sinh tấn công vi khuẩn hiếu khí, trong khi những loại khác tác động chống lại vi khuẩn kỵ khí. Vi khuẩn hiếu khí cần oxy còn vi khuẩn kỵ khí thì không.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cho dùng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng như trước khi phẫu thuật ổ bụng và phẫu thuật chỉnh hình. Đây là cách sử dụng kháng sinh để dự phòng. 

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường gây ra các tác dụng phụ sau:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Phát ban
  • Đau bụng
  • Nhiễm nấm ở miệng, đường tiêu hóa và âm đạo (đối với một số loại thuốc kháng sinh hoặc sử dụng kéo dài)

Các tác dụng phụ ít gặp hơn của thuốc kháng sinh bao gồm:

  • Hình thành sỏi thận khi dùng sulphonamides
  • Đông máu bất thường khi dùng một số cephalosporin
  • Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời khi dùng tetracyclines
  • Rối loạn máu khi dùng trimethoprim
  • Điếc khi dùng erythromycin và các aminoglycoside

Một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, có thể bị viêm ruột dẫn đến tiêu chảy ra máu nghiêm trọng. Trong những trường hợp ít phổ biến hơn, penicillin, cephalosporin và erythromycin cũng có thể gây viêm ruột.

Dị ứng thuốc kháng sinh

Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng với thuốc kháng sinh, đặc biệt là penicillin. Các tác dụng phụ có thể bao gồm phát ban, sưng lưỡi và mặt, khó thở.

Bất kỳ ai có phản ứng dị ứng với thuốc kháng sinh phải báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ. Phản ứng dị ứng với thuốc kháng sinh có thể nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ, đôi khi gây tử vong.

Những người bị suy giảm chức năng gan, thận nên thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh. Trường hợp này có thể ảnh hưởng đến loại kháng sinh có thể sử dụng hoặc liều lượng dùng thuốc.

Tương tự như vậy, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên trao đổi với bác sĩ về loại kháng sinh tốt nhất nên dùng.

Tương tác thuốc

Những người đang dùng thuốc kháng sinh không nên dùng các loại thuốc hoặc thảo dược khác mà không trao đổi với bác sĩ trước. Một số loại thuốc không kê đơn cũng có thể tương tác với thuốc kháng sinh.

Một số bác sĩ cho rằng thuốc kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai nhưng chưa có nghiên cứu chính xác về tương tác thuốc này. Vì vậy, để an toàn nên sử dụng các phương pháp tránh thai khác trong thời gian điều trị.

Không dùng một số loại thuốc kháng sinh với một số loại thức ăn và đồ uống. Một số loại kháng sinh nên uống khi bụng đói, khoảng 1 tiếng trước bữa ăn hoặc 2 tiếng sau bữa ăn. Phải thực hiện theo đúng hướng dẫn để thuốc phát huy hiệu quả. 

Những người dùng metronidazole không nên uống rượu. Tránh dùng các sản phẩm từ sữa khi dùng tetracycline vì các sản phẩm này có thể làm gián đoạn khả năng hấp thu của thuốc.

Cách sử dụng

 Phải dùng thuốc kháng sinh đúng liều theo chỉ định của bác sĩ (nguồn ảnh: newsbook.com.mt)Thuốc kháng sinh thường được dùng bằng đường uống. Ngoài ra, thuốc còn dùng dưới dạng tiêm hoặc bôi trực tiếp lên vị trí bị nhiễm trùng.

Hầu hết các loại thuốc kháng sinh bắt đầu chống lại nhiễm trùng trong vòng vài giờ. Phải dùng thuốc đúng liều và đúng thời gian quy định của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất, ngay cả khi các triệu chứng được cải thiện.

Việc ngừng thuốc trước khi liệu trình kết thúc làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng lại các phương pháp điều trị trong tương lai. Những vi khuẩn sống sót sẽ tiếp xúc với thuốc kháng sinh và có thể phát triển khả năng kháng thuốc.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, nên trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Xem thêm: 

Câu hỏi liên quan

Kháng sinh nhóm Penicillin; Kháng sinh nhóm Aminosid; Kháng sinh nhóm Macrolid; Kháng sinh nhóm Lincosamid; Kháng sinh nhóm Phenicol; Kháng sinh nhóm Cyclin; Kháng sinh nhóm Peptid; Kháng sinh nhóm Quinolon; Kháng sinh nhóm 5 – nitroimidazole;
Xem thêm
Thực tế không riêng gì kháng sinh mà nhiều loại thuốc khác có thể gây kích ứng dạ dày, khiến dạ dày tăng co bóp, trào ngược dẫn đến hiện tượng buồn nôn, nôn. Đây có thể là nguyên nhân gây mệt.
Xem thêm
Nếu trẻ uống kháng sinh bị phát ban, cha mẹ cần ngưng sử dụng loại thuốc ngay lập tức và nhanh chóng cho con đi khám bác sĩ. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc không kê đơn benadryl để giúp chống lại tình trạng dị ứng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bé uống kháng sinh bị nổi mẩn đỏ thông thường mà không bị mề đay, bạn vẫn có thể dùng benadryl khi trẻ có cảm giác ngứa và khó chịu. Bạn vẫn nên hỏi bác sĩ xem có thể tiếp tục dùng thuốc kháng sinh đó không để ngăn ngừa nguy cơ bị dị ứng amoxicillin có thể xảy ra.
Xem thêm
Tình trạng rối loạn đường tiêu hóa hoặc mất cân bằng nước – điện giải có thể cảnh báo bạn đang dùng thuốc quá liều. Gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất khi bạn bắt gặp những biểu hiện bất thường trong thời gian sử dụng thuốc Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định
Xem thêm
Nguyên nhân bị lẹo mắt là khi một tuyến dầu trong nang lông mi hoặc mí mắt bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập. Kháng sinh điều trị lẹo mắt giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng mắt, cải thiện nhanh các triệu chứng lẹo mắt trong vòng một tuần, giảm biến chứng và giảm nguy cơ lây lan sang người khác. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh nếu tình trạng nhiễm trùng mí mắt không hết và lan rộng ra ngoài mí mắt, bao gồm kháng sinh toàn thân (thuốc đường uống) và kháng sinh tại chỗ (thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ dùng để bôi).
Xem thêm
Khi đang dùng kháng sinh có tẩy giun được không, cò tùy thuộc loại thuốc kháng sinh và loại thuốc tẩy giun mà bạn đang dùng là gì. Việc dùng thuốc kháng sinh cùng nhóm dễ gây các tương tác bất lợi. Hoặc cũng có những nghiên cứu chỉ ra rằng, không có tương tác nào được tìm thấy giữa albendazole và Amoxil. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết có nghĩa là không có tương tác nào tồn tại. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trong tất cả trường hợp này.
Xem thêm
Kháng sinh không thường được bác sĩ kê đơn để điều trị viêm phế quản cấp vì đa phần bệnh lý này xuất phát từ việc nhiễm virus. Trong khi kháng sinh không có hiệu lực tiêu diệt virus mà chỉ có tác dụng với vi khuẩn. Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định nếu người bệnh có biểu hiện bội nhiễm, có nguy cơ nhiễm trùng (đặt nội khí quản, thở máy). Bên cạnh đó, nó còn được khuyên dùng trong các trường hợp: Trẻ sinh non Người già trên 60 tuổi Những người có bệnh mãn tính liên quan đến tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành,…), hô hấp (lao phổi, hen, COPD,…), đái tháo đường, xơ gan,… Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, như bệnh nhân HIV, ung thư, ghép tạng, bị suy giảm miễn dịch sau khi điều trị bằng steroid…
Xem thêm
Nhìn chung, các chuyên gia cho biết, việc tiêm vắc xin Covid-19 không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh miễn dịch của cơ thể hay những rủi ro khác sau khi tiêm. Với những người cần uống kháng sinh để điều trị bệnh lý thì vẫn có thể tiếp tục dùng thuốc điều trị trước, trong và sau khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên với các bệnh lý nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để xem xét có cần thiết phải dời lịch tiêm chủng để đảm bảo điều kiện sức khỏe hay không. Ngoài ra, cần lưu ý khi tiêm vắc xin Covid-19 nói riêng và vắc xin các loại nói chung, bắt buộc phải khai báo tình hình sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đã và đang dùng. Dựa trên tình hình sức khỏe và thuốc điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn thời điểm tiêm chủng hay loại vắc xin phù hợp.
Xem thêm
Thuốc kháng sinh Cephalexin – Nhóm Beta Lactam Thuốc kháng sinh Augmentin Thuốc kháng sinh Zinnat Thuốc kháng sinh Oxacillin Thuốc kháng sinh Clamoxyl Thuốc kháng sinh Erythromycin
Xem thêm
Uống thuốc kháng sinh thường không có bất kỳ tác động nào đến kinh nguyệt trừ một loại kháng sinh Rifampin (là thuốc điều trị bệnh lao) đã được chứng minh là có ảnh hưởng.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Kháng sinh
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!