Thuốc ngủ: Lợi ích, rủi ro và cách sử dụng an toàn

Ngày nay, trước những áp lực của xã hội, tỷ lệ người bị mất ngủ ngày càng nhiều, do đó mà việc sử dụng thuốc ngủ cũng trở nên phổ biến hơn. Có nhiều loại thuốc và hợp chất ảnh hưởng đến cơ thể theo những cách riêng biệt.

Mỗi biện pháp hỗ trợ giấc ngủ đều có những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn, điều quan trọng là hiểu rõ được công dụng, tác dụng phụ và cách sử dụng thuốc an toàn. Vì vậy, nên trao đổi với bác sĩ để xác định loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ phù hợp, tốt nhất với tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Các loại thuốc ngủ

Video Có nên uống thuốc ngủ 

Có ba loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ chính: thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng.

Phân loại thuốc dựa trên các thành phần hoạt tính và cách hoạt động. Mỗi loại thuốc cũng phải tuân theo các loại quy định và khả năng tiếp cận khác nhau.

Thuốc ngủ kê đơn

Thuốc kê đơn chỉ có sẵn tại các hiệu thuốc và phải được bác sĩ chỉ định cho một bệnh nhân cụ thể. Các loại thuốc này được quản lý chặt chẽ bởi dựa trên lịch sử về độ an toàn và hiệu quả của thuốc trong các thử nghiệm lâm sàng.

Mỗi loại thuốc được chấp thuận đều có một chỉ định cụ thể, trong đó mô tả các tình trạng y tế mà thuốc được dự định điều trị. Tuy nhiên, khi một loại thuốc được chấp thuận cho một chỉ định, bác sĩ có thể kê đơn thuốc đó cho các tình trạng bệnh khác, được gọi là sử dụng “ngoài nhãn”.

Nhiều loại thuốc kê đơn được chấp thuận để điều trị các vấn đề về giấc ngủ trong khi những loại thuốc khác được sử dụng ngoài nhãn hiệu để cố gắng cải thiện giấc ngủ. 

Thuốc ngủ kê đơn thường hoạt động bằng cách thay đổi các hóa chất trong não có liên quan đến việc điều chỉnh giấc ngủ và sự tỉnh táo. Tác dụng của thuốc phụ thuộc vào loại hóa chất nào bị ảnh hưởng.

Một số loại thuốc cũng giúp điều trị vấn đề về giấc ngủ như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc chống loạn thần,…(nguồn ảnh: Healthline.com)Một số loại thuốc cũng giúp điều trị vấn đề về giấc ngủ như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc chống loạn thần,…(nguồn ảnh: Healthline.com)Dưới đây mô tả một số loại thuốc kê đơn có thể được sử dụng cho các vấn đề về giấc ngủ:

Thuốc an thần gây ngủ

Thuốc an thần gây ngủ là những loại thuốc được bào chế để làm cho một người cảm thấy buồn ngủ. Thế hệ đầu tiên của thuốc ngủ kê đơn cho các vấn đề về giấc ngủ là benzodiazepine. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách tăng sản xuất axit gamma-aminobutyric acid (GABA) của não, một chất hóa học gây buồn ngủ.

Trong những năm gần đây, một loại thuốc ngủ mới hơn gọi là thuốc ngủ “ Z-drugs” dựa trên tên y tế, đã trở nên phổ biến hơn được kê đơn. Những loại thuốc này cũng làm tăng sản xuất GABA nhưng theo một cách đã được sửa đổi để có ít tác dụng phụ hơn so với các thuốc benzodiazepine truyền thống.

Hầu hết các loại thuốc ngủ có thể được bào chế để có tác dụng nhanh hoặc giải phóng dần dần để giải quyết liệu một người có khó đi vào giấc ngủ hay khó ngủ hơn hay không.

Các loại thuốc an thần khác như barbiturate, có thể giúp cảm thấy buồn ngủ, nhưng hiếm khi là lựa chọn đầu tiên khi điều trị các vấn đề về giấc ngủ do nguy cơ gây nghiện và quá liều.

Thuốc đối kháng thụ thể Orexin

Thuốc đối kháng thụ thể Orexin hoạt động bằng cách ngăn chặn tác dụng của orexin, một chất tự nhiên làm tăng sự tỉnh táo. Bằng cách giảm nồng độ orexin, những loại thuốc này thúc đẩy cảm giác buồn ngủ mà không có một số tác dụng phát sinh với các thuốc ngủ khác như đau đầu, buồn nôn và hay quên ngắn hạn.

Chất chủ vận thụ thể Melatonin

Melatonin là một loại hormone được cơ thể sản xuất tự nhiên giúp tạo điều kiện cho giấc ngủ và nhịp sinh học ổn định. Thuốc chủ vận thụ thể melatonin là một loại thuốc kê đơn giống tác dụng của melatonin và thường được sử dụng để giúp những người khó ngủ. Thuốc kê đơn này khác với loại thực phẩm chức năng melatonin không kê đơn.

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm là loại thuốc ban đầu được phát triển để điều trị trầm cảm. Một số loại thuốc này bao gồm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs), đã được phát hiện là gây buồn ngủ cho một số người. Do đó, thuốc chống trầm cảm đôi khi được kê đơn cho các vấn đề về giấc ngủ.

Thuốc chống trầm cảm chưa được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận cụ thể cho các vấn đề về giấc ngủ, vì vậy đây là một ví dụ về việc sử dụng ngoài nhãn hiệu. Nhiều người bị trầm cảm cũng có vấn đề về giấc ngủ và những loại thuốc này có thể được kê đơn để giải quyết các triệu chứng.

Thuốc chống co giật

Thuốc chống co giật là loại thuốc được sử dụng chủ yếu để điều trị co giật và trong một số trường hợp được kê đơn cho các vấn đề về giấc ngủ. Tác dụng của loại thuốc này đối với giấc ngủ gắn liền với các đặc tính chống lo âu tiềm ẩn, nhưng nghiên cứu chuyên sâu còn hạn chế về lợi ích của thuốc đối với giấc ngủ.

Thuốc chống loạn thần

Thuốc chống loạn thần là một nhóm thuốc được sử dụng với các rối loạn sức khỏe tâm thần vì có tác dụng làm giảm ảo tưởng và ảo giác. Đôi khi, thuốc được kê đơn ngoài nhãn hiệu như một phương pháp điều trị các vấn đề về giấc ngủ vì tác dụng an thần gắn liền với cách thuốc ảnh hưởng đến hóa chất serotonin trong não.

Thuốc ngủ không kê đơn

Thuốc không kê đơn (OTC) có thể được mua mà không cần đơn thuốc và thường được bán ở các hiệu thuốc, cửa hàng thuốc. Có nhiều nhãn hiệu thuốc ngủ không kê đơn khác nhau.Hầu hết tất cả đều là thuốc kháng histamine như doxylamine hoặc diphenhydramine. Thuốc kháng histamine được sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên chúng gây buồn ngủ và cũng có thể được sử dụng để giúp mọi người ngủ, dẫn đến việc thuốc được sử dụng như một loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn.

Thực phẩm chức năng

Nhiều loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ được bán dưới dạng thực phẩm chức năng. Thực phẩm chức năng không được quy định giống như thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.

Không cần đơn của bác sĩ để mua thực phẩm chức năng và những loại này được bán tại các hiệu thuốc, cửa hàng thuốc, siêu thị, cửa hàng đặc biệt và trực tuyến.

Các chất hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên, bao gồm melatonin, kava, valerian và các sản phẩm khác, có sẵn dưới dạng thực phẩm chức năng. Nhiều loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ kết hợp các thành phần và liều lượng khác nhau dưới dạng thuốc viên, dạng lỏng hoặc dạng nhai.

Đối với hầu hết các thực phẩm chức năng, có rất ít nghiên cứu ghi lại lợi ích và rủi ro. Vì lý do này, các sản phẩm này thường không được Học viện Y học về Giấc ngủ Hoa Kỳ khuyên dùng cho những trường hợp ngủ không đủ giấc.

Loại thuốc ngủ nào tốt nhất?

Không thể chọn thuốc ngủ tốt nhất cho mọi trường hợp. Khi lựa chọn thuốc ngủ còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của một người bao gồm bản chất của các vấn đề về giấc ngủ, sức khỏe tổng thể và các tình trạng hiện tại, các loại thuốc khác mà họ đang dùng, chi phí và sự sẵn có của các loại thuốc khác nhau.

Với vô số yếu tố có thể đưa ra quyết định này, tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ nào, bao gồm cả những loại thuốc được bán không cần kê đơn hoặc dưới dạng thực phẩm chức năng.

Các đối tượng cần dùng thuốc ngủ

Thuốc ngủ có thể được bác sĩ kê đơn để điều trị chứng mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ theo nhịp sinh học như hội chứng jet lag (nguồn ảnh: sleepmedcenter.com)Thuốc ngủ có thể được bác sĩ kê đơn để điều trị chứng mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ theo nhịp sinh học như hội chứng jet lag (nguồn ảnh: sleepmedcenter.com)

Thuốc ngủ thường được kê đơn để điều trị chứng mất ngủ hoặc các triệu chứng giống như mất ngủ. Mất ngủ là tình trạng không thể đi vào giấc ngủ hoặc không ngủ được ngay cả khi có cơ hội. Mất ngủ thường xuyên gây cản trở suy nghĩ, cảm nhận hoặc hành động vào ngày hôm sau.

Các loại thuốc được bào chế để làm cho một người buồn ngủ hoặc ngủ suốt đêm, như thuốc an thần gây ngủ, thường giúp những người có các triệu chứng mất ngủ ngủ ngon hơn.

Một số loại thuốc ngủ, bao gồm melatonin, cũng có thể được sử dụng để điều trị rối loạn giấc ngủ theo nhịp sinh học, xảy ra khi đồng hồ sinh học của một người bị lệch với chu kỳ ngày-đêm. Các đối tượng dùng loại thuốc này bao gồm người bị hội chứng jet lag do thay đổi múi giờ hoặc rối loạn chuyển đổi công việc do làm việc vào ban đêm. 

Các loại rối loạn giấc ngủ khác như parasomnias hoặc hội chứng chân không yên, có thể được điều trị bằng các loại thuốc khác nhằm giải quyết các triệu chứng hơn là gây buồn ngủ.

Các phương pháp điều trị vấn đề về giấc ngủ

Nhiều vấn đề về giấc ngủ có thể được giải quyết mà không cần bất kỳ loại thuốc ngủ nào. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, các phương pháp điều trị không dùng thuốc được ưu tiên hơn, chỉ sử dụng thuốc nếu các vấn đề về giấc ngủ vẫn còn. Điều này đặc biệt đúng đối với người lớn tuổi, người có tình trạng về sức khỏe, người có nhiều khả năng bị phản ứng bất lợi với thuốc ngủ.

Một giải pháp thay thế thuốc được nhiều người biết đến là liệu pháp hành vi nhận thức cho chứng mất ngủ (CBTI - Cognitive behavioral therapy for insomnia). CBTI giúp khám phá và định hướng lại suy nghĩ tiêu cực về giấc ngủ đồng thời khuyến khích cách vệ sinh giấc ngủ tốt hơn. 

Cải thiện vệ sinh giấc ngủ, bao gồm cả môi trường ngủ và các thói quen hàng ngày, thường hữu ích trong việc cải thiện chất lượng và sự cân bằng của giấc ngủ. Những thay đổi về vệ sinh giấc ngủ có thể bao gồm ngủ đúng giờ, giảm lượng rượu và caffein, tối ưu hóa môi trường phòng ngủ để loại bỏ sự gián đoạn giấc ngủ. Thói quen chuẩn bị đi ngủ đều đặn hàng đêm thường hữu ích cho những người khó đi vào giấc ngủ, bao gồm các bước giúp thư giãn và nghỉ ngơi.

Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người, các phương pháp này có thể được sử dụng cùng với thuốc ngủ như một hình thức điều trị kết hợp.

Nên đi ngủ đúng giờ và ngủ trong không gian yên tĩnh (nguồn ảnh: sleepfoundation.org)

Những lợi ích và rủi ro của thuốc ngủ

Những lợi ích tiềm năng của thuốc ngủ là cải thiện thời gian ngủ, khả năng ngủ ngon hơn suốt đêm và lịch trình ngủ ổn định hơn. Cải thiện giấc ngủ có thể làm giảm cơn buồn ngủ ban ngày. Thuốc hỗ trợ giấc ngủ có thể giúp thiết lập lại giấc ngủ để tạo thói quen lành mạnh hơn.

Thuốc ngủ cũng có những rủi ro khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc cụ thể và người dùng. Một số rủi ro khi dùng thuốc ngủ bao gồm:

  • Hình thành thói quen

Một người có thể trở nên phụ thuộc vào thuốc ngay cả khi không sử dụng lâu dài. Ngừng dùng thuốc đột ngột sau khi sử dụng kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ hoặc các triệu chứng cai nghiện trở nên tồi tệ hơn.

  • Giảm hiệu quả

Mọi người có thể tăng khả năng chịu đựng với nhiều loại thuốc, bao gồm cả thuốc ngủ, làm giảm lợi ích của thuốc và các tác dụng phụ có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu tăng liều lượng.

  •  Buồn ngủ quá mức

Cảm giác buồn ngủ do nhiều loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ gây ra có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và sự cân bằng của một người. Đi không vững, lảo đảo có thể bị té ngã hoặc các tai nạn khác vào ban đêm cao hơn, đặc biệt là đối với người lớn tuổi và những người mắc các chứng bệnh như sa sút trí tuệ.

  • Buồn ngủ vào ngày hôm sau

Tác dụng của một số loại thuốc ngủ có thể kéo dài, tiếp tục ảnh hưởng đến một người khi họ thức dậy vào ngày hôm sau. Trong một số nghiên cứu, có tới 80% người dùng thuốc hỗ trợ giấc ngủ được báo cáo có ít nhất một tác dụng còn sót lại như khó tập trung hoặc cảm thấy buồn ngủ quá mức vào ngày hôm sau.

  • Các hành vi phức tạp trong giấc ngủ

Một số loại thuốc ngủ như Ambien, đã được báo cáo trong một số trường hợp hiếm hoi khiến mọi người lái xe, ăn uống và tham gia vào các hoạt động khác trong khi không hoàn toàn tỉnh táo.

  • Nguy cơ xảy ra tai nạn khi điều khiển phương tiện

Các nghiên cứu đã phát hiện ra mối tương quan giữa việc sử dụng thuốc ngủ và thuốc an thần với tai nạn xe hơi. Những loại thuốc này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tỉnh táo, thời gian phản ứng và khả năng phán đoán của một người khi ngồi sau tay lái với tác động tổng thể tương tự như lái xe trong tình trạng say rượu. 

  • Rối loạn chất lượng giấc ngủ

Bằng cách thay đổi các hóa chất liên quan đến giấc ngủ, nhiều loại thuốc không chỉ ảnh hưởng đến thời gian ngủ của một người mà còn ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ. Thuốc có thể cản trở chất lượng giấc ngủ và sự tiến triển bình thường qua các giai đoạn của giấc ngủ. Một số loại thuốc an thần có thể làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, rối loạn nhịp thở gây ra giấc ngủ rời rạc. 

  • Tương tác với các loại thuốc khác

Có thể có nhiều tương tác giữa thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng, bao gồm cả thuốc hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên. Những tương tác này có thể tăng cường hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc và có thể gây ra những hậu quả không lường trước được.

  • Các tác dụng phụ khác

Hầu như tất cả các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ mà không phải lúc nào cũng có thể đoán trước được. Ví dụ, thuốc ngủ có liên quan đến nguy cơ tử vong cao hơn, các nguy cơ thứ phát về trầm cảm, ung thư, nhiễm trùng, tai nạn.

  • Thực phẩm bổ sung dán nhãn sai

Đối với thực phẩm chức năng, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiều sản phẩm trên kệ không liệt kê chính xác liều lượng của từng thành phần. FDA cũng đã báo cáo nhiều trường hợp thuốc hỗ trợ giấc ngủ bị nhiễm độc, có chứa các mức có thể phát hiện được của các loại thuốc khác. Vấn đề này không chỉ xảy ra với thuốc hỗ trợ giấc ngủ mà còn xảy ra với các chất bổ sung khác.

Thận trọng trước khi dùng thuốc ngủ

Người cao tuổi cần thận trọng khi sử dụng thuốc ngủ và chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ (nguồn ảnh: stellartransport.com)Người cao tuổi cần thận trọng khi sử dụng thuốc ngủ và chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ (nguồn ảnh: stellartransport.com)

Thuốc ngủ hầu như có hiệu quả khi được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc thích hợp.

Người lớn khỏe mạnh thường có thể dùng thuốc hỗ trợ giấc ngủ trong một thời gian ngắn với ít tác động tiêu cực, nhưng điều này phụ thuộc đáng kể vào loại thuốc và tình trạng sức khỏe.

Do có nhiều khả năng xảy ra tác dụng phụ, những đối tượng sau đây thường không nên dùng bất kỳ loại thuốc ngủ nào mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước:

  • Những người có vấn đề về khả năng vận động: Người cao tuổi, những người dễ bị tai nạn và ngã do vận động quá mức.
  • Phụ nữ mang thai: Một số loại thuốc ngủ có thể có tác động tiêu cực đến phụ nữ mang thai hoặc thai nhi.
  • Trẻ em: Thuốc ngủ cho trẻ em thường không giống với thuốc dành cho người lớn. Nhiều loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ chưa được chứng minh là an toàn cho trẻ em hoặc có thể chỉ định liều lượng thấp hơn để an toàn.
  • Những người có tình trạng sức khỏe khác: Thuốc và thực phẩm chức năng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất hoặc tinh thần, vì vậy bất kỳ ai có các vấn đề sức khỏe hiện tại nên thận trọng khi dùng một loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ mới.
  • Người đang dùng các loại thuốc khác: Để tránh các tương tác thuốc xảy ra, tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc ngủ nào.

Cách để sử dụng thuốc ngủ an toàn

Phải dùng thuốc ngủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian (nguồn ảnh: sleepeducation.org)Phải dùng thuốc ngủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian (nguồn ảnh: sleepeducation.org)

Bất kể bạn dùng loại thuốc ngủ nào, cũng cần phải có một số biện pháp phòng ngừa giúp đảm bảo an toàn trong khi dùng thuốc.

Bước 1
 Tham khảo ý kiến bác sĩ về các vấn đề giấc ngủ và phương pháp hỗ trợ giấc ngủ mang lại nhiều lợi ích tiềm năng nhất, ít nhược điểm nhất. Điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định nguyên nhân của vấn đề. Nhiều yếu tố khác bao gồm trầm cảm, lo lắng, rối loạn tuyến giáp, tiền mãn kinh, ngưng thở khi ngủ, hen suyễn, suy tim và các loại thuốc khác có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ.

Bước 2
 Hãy nhớ rằng những loại thuốc này thường không được sử dụng lâu dài. Mục tiêu là giúp cải thiện giấc ngủ của bạn trong thời gian ngắn đồng thời cho phép bạn phát triển cách vệ sinh giấc ngủ lành mạnh để mang lại hiệu quả lâu dài.

Bước 3
Kiểm tra kỹ với bác sĩ hoặc dược sĩ về liều lượng phù hợp với bạn. Ví dụ, phụ nữ loại bỏ thuốc hỗ trợ giấc ngủ theo cách khác nhau, vì vậy FDA đã khuyến nghị liều lượng thấp hơn của một số loại thuốc ngủ vì nhiều báo cáo về tình trạng buồn ngủ quá mức vào ngày hôm sau. Liều lượng cũng nên được điều chỉnh để xem liệu bạn có gặp vấn đề với giấc ngủ hay không.

Bước 4
 
Cẩn thận làm theo tất cả các hướng dẫn của bác sĩ và tờ hướng dẫn sử dụng. Chỉ uống đúng liều lượng được chỉ định và uống vào đúng thời điểm để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất cho giấc ngủ cũng như giảm nguy cơ buồn ngủ quá mức vào sáng hôm sau.

Mặc dù bước này có vẻ rõ ràng, nhưng một nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc ngủ kê đơn thông thường không đúng cách. Người ta phát hiện ra rằng nhiều người đã dùng quá liều lượng, uống thuốc quá muộn vào ban đêm, tiếp tục dùng thuốc trong thời gian dài hơn dự định.

Bước 5
Khi bạn dùng thuốc ngủ, hãy theo dõi các dấu hiệu cảnh báo về tác dụng phụ của thuốc và nói chuyện với bác sĩ nếu bạn gặp phải các triệu chứng như:

  • Buồn ngủ quá mức, thiếu tập trung hoặc suy nghĩ chậm chạp trong ngày
  • Cảm thấy không ổn định hoặc có nguy cơ bị ngã
  • Những thay đổi về tinh thần hoặc cảm xúc không giải thích được như lo lắng, lú lẫn hoặc hưng phấn
  • Thay đổi nhịp thở trong khi ngủ như ngáy to
  • Bất kỳ triệu chứng cai nghiện nào nếu bạn ngừng dùng thuốc ngủ như run rẩy, nôn mửa hoặc đau các cơ
  • Những thay đổi sức khỏe không giải thích được khác như vấn đề đường tiêu hóa hoặc các vấn đề khác

Câu hỏi liên quan

Trường hợp uống hết 1 vỉ thuốc ngủ nguy cơ cao là quá liều điều trị cho phép. Khi tình trạng quá liều thuốc xảy ra, chúng có thể gây yếu cơ, tình trạng lú lẫn, buồn ngủ. Nếu uống thuốc ngủ quá liều trầm trọng có thể gây ngất, rối loạn tuần hoàn, rối loạn hô hấp, ngừng thở và ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, trong trường hợp này, nên đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được chăm sóc và xử trí kịp thời
Xem thêm
Khi nào cần dùng thuốc ngủ là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi hiện nay chứng mất ngủ ngày càng phổ biến do nhiều yếu tố tác động về thể chất hoặc tinh thần. Đối với mỗi nguyên nhân sẽ gây ra tình trạng mất ngủ khác nhau. Chính vì thế khi nào cần dùng thuốc ngủ sẽ tùy thuộc vào mức độ, tần suất của tình trạng mất ngủ của mỗi người. Các trường hợp lạm dụng, uống thuốc ngủ kéo dài nếu nhẹ thì thường không có triệu chứng gì rõ rệt, nhịp thở vẫn đều đặn và có đáp ứng cơ thể khi bị tác động. Tuy nhiên sau khi thức giấc thường hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu. Các trường hợp nặng thì có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm
Xem thêm
Thông thường, thuốc ngủ sẽ đạt được hiệu quả từ 30 phút đến 2 tiếng đồng hồ sau khi chúng ta sử dụng. Để nói chính xác thuốc ngủ có tác dụng bao lâu thì không có thời gian cố định giống nhau ở mỗi người vì phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người sử dụng, cũng như liều lượng và loại hoạt chất sử dụng. Tuy nhiên, thông thường thuốc sẽ có tác dụng trong vòng từ 6 – 10 tiếng, vì vậy người dùng cần phải có sự tư vấn kỹ càng từ bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.
Xem thêm
Nếu người đang mang thai uống thuốc an thần trong một thời gian dài sẽ làm cho thai nhi và người mẹ gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, cho đến hiện nay các tài liệu quan sát dị tật bẩm sinh ở người là rất hạn chế, vẫn chưa thể đánh giá được nguy cơ đối với phôi thai hoặc thai nhi. Bên cạnh đó chưa ghi nhận được trường hợp nào trẻ sơ sinh bị lệ thuộc vào thuốc khi có mẹ dùng thuốc trong thời gian dài khi đang mang thai. Khả năng xuất hiện dị tật và mức độ ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi còn phụ thuộc vào thời điểm bà bầu uống thuốc ngủ, thời gian, liều dùng,... Chính vì vậy để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé cần theo dõi sức khỏe thai phụ để phát hiện sớm các bất thường.
Xem thêm
Khi bị ngộ độc thuốc ngủ nhẹ, người bệnh thường xuất hiện những dấu hiệu điển hình như: Ngủ gà gật, lơ mơ Thở đều, mạch rõ và đập đều,... Tình trạng này thường nguy hiểm hơn với nhiều biểu hiện nặng như: Hôn mê nhẹ hoặc nặng Khó thở, thở nông và chậm, thở khò khè Ngứa họng, mũi, mờ mắt, ù tai,.....
Xem thêm
Thuốc ngủ chỉ có thể giúp bạn giảm tình trạng căng thẳng và rối loạn giấc nếu sử dụng có mức độ phù hợp và theo chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc ngủ sẽ không làm cải thiện chứng mất ngủ của bạn và nếu bạn sử dụng quá nhiều ngày liên tục sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc và thuốc ngủ. Bạn không nên sử dụng thuốc ngủ khi không có yêu cầu của bác sĩ. Bạn nên cải thiện tình trạng mất ngủ của mình bằng những biện pháp tự nhiên.
Xem thêm
Dùng benzodiazepine có thể gây ra tình trạng lệ thuộc vào thuốc. Nguy cơ này tăng lên khi dùng bạn phải thuốc kéo dài, dùng liều cao hay ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ. Triệu chứng của việc nghiện thuốc thường xảy ra khi ngưng thuốc đột ngột gồm các triệu chứng như run rẩy, vật vã, rối loạn giấc ngủ, hồi hộp, đau đầu và rối loạn sự tập trung. Ngoài ra, một số triệu chứng khác cũng gặp phải như toát mồ hôi, co thắt ở cơ bắp và ở bụng, rối loạn tri giác, trong một số trường hợp hiếm gặp có thể gây mê sảng và cơn động kinh. Để làm giảm tối đa nguy cơ người bệnh bị lệ thuộc thuốc, các benzodiazepine chỉ được kê đơn sau khi đã chẩn đoán kỹ bệnh và chỉ kê đơn trong một giai đoạn ngắn nhất có thể như trong chỉ định là thuốc ngủ, không được dùng thuốc quá 4 tuần. Nếu cần dùng thuốc tiếp tục, phải tái khám định kỳ. Khi phải ngừng thuốc thì người bệnh cần ngừng từ từ, giảm liều dần, không được tự ý ngưng thuốc đột ngột.
Xem thêm
Các đối tượng bị chứng mất ngủ triền miên chiếm số lượng khá lớn. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và không còn cách nào khác người bệnh lại tìm đến các nhà thuốc. Vậy câu hỏi đặt ra liệu hiệu thuốc có bán thuốc ngủ không? Câu trả lời là không phải hiệu thuốc nào cũng được phép bán thuốc ngủ. Phải đảm bảo yêu cầu về tính đáp ứng thực hành của nhà thuốc, có kiểm định cũng như đã được đăng ký rõ ràng…. thì nhà thuốc đó mới được phép bán. Vì thuốc an thần gây tác động đến hệ thần kinh, có hoạt chất gây nghiện. Trường hợp dùng quá liều sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuốc. Khi tìm hiểu liệu hiệu thuốc có bán thuốc ngủ không thì đồng thời nên đánh giá những rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng những loại thuốc này.
Xem thêm
Một số khuyến cáo chung trong việc sử dụng thuốc ngủ mà bệnh nhân cần lưu ý bao gồm: Không uống rượu khi đang sử dụng thuốc ngủ vì có thể làm tăng tác dụng phụ dẫn tới liều độc, trường hợp bất khả kháng thì tối đa có thể dùng 2 cốc bia trước khi ngủ 6 giờ; Không ăn quá no vì sự tăng cao của đường máu có thể làm nặng thêm tình trạng khó ngủ; Tránh tối đa các tác động stress bên ngoài; Phối hợp việc điều chỉnh giấc ngủ với sử dụng thuốc ngủ để không rơi vào tình trạng ngủ quá muộn hoặc thức giấc quá sớm; Ưu tiên không gian ngủ thoải mái và thân thuộc để tăng chất lượng cho giấc ngủ.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thuốc ngủ
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!