Tổng quan về thuốc lợi tiểu giữ kali: công dụng, tác dụng phụ và cách sử dụng

Thuốc lợi tiểu là thuốc làm tăng lượng nước tiểu được thải ra khỏi cơ thể khi đi tiểu.

Thuốc lợi tiểu giữ kali là một loại thuốc lợi tiểu yếu, thường được kê đơn kết hợp với các thuốc lợi tiểu khác, sử dụng nhằm tăng thải lượng chất lỏng trong cơ thể qua đường nước tiểu, đồng thời ngăn ngừa mất quá nhiều kali. Các tác dụng phụ ít khi xuất hiện ngay cả khi dùng liều thấp thuốc này thường xuyên, nên hầu hết mọi người đều có thể sử dụng. 

Các định nghĩa

Kali là gì? 

Kali (ký hiệu hóa học K) là nguyên tố kim loại cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của cơ thể, là một chất điện phân mang điện tích yếu. Có nhiều vai trò trong việc truyền các xung thần kinh, làm các cơ co lại. Kali cần thiết cho tất cả các chức năng, bao gồm điều hòa các hoạt động của cơ bắp và tim. Kali có trong nhiều thực phẩm ăn hàng ngày đặc biệt là chuối.

Thuốc lợi tiểu là gì? 

Thuốc lợi tiểu (hay thuốc nước) là loại  thuốc giúp làm tăng lượng nước tiểu thải ra từ thận (bài niệu), chia làm ba nhóm chính: 

  • Thuốc lợi tiểu quai (ví dụ: furosemide), hầu hết được sử dụng để điều trị suy tim
  • Thuốc lợi tiểu thiazide (ví dụ: bentroflumethiazide) chủ yếu được sử dụng để điều trị huyết áp cao (tăng huyết áp) và giữ chất lỏng ở chân (phù nề)
  • Thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali

Ví dụ: 

  • Amiloride 
  • Triamterene 
  • Eplerenone 
  • Spironolactone 

Tại sao có thuốc lợi tiểu giữ kali? 

  • Nhiều trường hợp sau khi dùng thuốc lợi tiểu đã bị mất quá nhiều kali cùng với lượng nước bổ sung của cơ thể. Dẫn đến mức kali thấp gây nguy hiểm. Thuốc lợi tiểu giữ kali sẽ giúp ngăn chặn điều này, thuốc có thể được sử dụng đơn lẻ nhưng hay được kết hợp với một loại thuốc lợi tiểu khác, do có tác dụng không mạnh như thuốc lợi tiểu quai và thuốc lợi tiểu thiazide.

Cách hoạt động của thuốc lợi tiểu giữ kali

Nguồn: iStock

Amiloride và Triamterene hoạt động bằng cách làm cho thận thải ra nhiều nước tiểu hơn bằng cách can thiệp vào việc vận chuyển muối và nước qua các tế bào nhất định trong thận. Khi thận thải ra nhiều chất lỏng, thể tích còn lại trong máu sẽ ít hơn. Khi đó, những chất lưu tích tụ trong các mô hay phổi hoặc ở toàn bộ cơ thể sẽ được thẩm thấu trở lại máu để thay thế cho lượng bị mất. Việc này sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng như giữ nước ở chân (phù nề), khó thở do chất lỏng dư thừa trên phổi. Ngoài việc tăng lượng nước thải ra từ thận, thuốc lợi tiểu giữ kali cũng giúp thận giữ lại kali trong cơ thể bằng cách chặn các kênh mà kali sẽ đi qua. 

Eplerenone và Spironolactone hoạt động theo cách hơi khác với Amiloride và Triamterene. Chúng sẽ ngăn chặn hoạt động của hormone aldosterone khiến thận tiết ra nhiều chất lỏng hơn và giữ lại kali. Đó là lý do tại sao đôi khi Eplerenone và Spironolactone còn được gọi là chất đối kháng aldosterone. 

Thuốc lợi tiểu giữ kali có tác dụng yếu hơn thuốc lợi tiểu quai và thuốc lợi tiểu thiazide vì làm cho thận thải ra ít chất lỏng hơn. Tuy nhiên, lại hạn chế được lượng kali thải ra ngoài cơ thể qua thận. 

Thuốc lợi tiểu giữ kali thường được kết hợp với thuốc lợi tiểu quai hoặc thuốc lợi tiểu thiazide do khả năng giữ được lượng kali phù hợp trong máu và góp phần cùng các thuốc lợi tiểu khác loại bỏ chất lỏng ra khỏi cơ thể. 

Công dụng chính của thuốc lợi tiểu giữ kali

 Nguồn: iStock

Các công dụng chính của thuốc là: 

  • Ngăn ngừa tình trạng hạ kali máu thường xảy ra khi sử dụng cùng thuốc lợi tiểu khác (kê đơn kết hợp) 
  • Với điều trị suy tim. Khi mắc bệnh này, chất lỏng sẽ bị tích tụ do tim không bơm máu đi khắp cơ thể tốt như bình thường. Vì vậy, có thể bị khó thở (do chất lỏng tích tụ trong phổi), sưng mắt cá chân và chân khi có thêm chất lỏng trong các mô (phù nề). Các nguyên nhân khác của phù nề cũng có thể được cải thiện bởi thuốc lợi tiểu
  • Giúp giảm thiểu tình trạng cổ trướng (nếu chất lỏng tích tụ bên trong khoang bụng hoặc bụng), nguyên nhân có thể do các bệnh khác nhau như xơ gan và một số loại ung thư
  • Với điều trị huyết áp cao (tăng huyết áp), thường được kết hợp sử dụng cùng các thuốc khác 

Tác dụng phụ của thuốc

 Nguồn: iStock

Các tác dụng phụ sẽ ít xuất hiện khi sử dụng với liều thông thường. Liều càng cao, nguy cơ mắc các tác dụng phụ càng lớn. Đọc hướng dẫn sử dụng thuốc danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra. Một số tác dụng phụ phổ biến và nghiêm trọng hơn cũng có thể xuất hiện tùy theo loại thuốc

Amiloride và Triamterene 

Thông thường ít gặp các tác dụng phụ nhưng vẫn có thể xảy ra ở một số người, bao gồm: 

  • Đau bụng hoặc chuột rút 
  • Khô miệng
  • Cảm thấy chóng mặt hoặc muốn ngất xỉu, đặc biệt là khi đứng dậy từ tư thế ngồi hoặc nằm (do huyết áp quá thấp)
  • Phát ban da
  • Cảm thấy buồn ngủ hoặc bối rối
  • Đau đầu
  • Đau và nhức mỏi
  • Chuột rút cơ bắp
  • Cảm thấy yếu đuối
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Nồng độ kali tăng quá cao (tăng kali máu)

Spironolactone và Eplerenone 

Các tác dụng phụ có thể bao gồm: 

  • Khó tiêu
  • Cảm thấy buồn nôn, nôn hoặc ốm yếu
  • Có các vấn đề về tình dục
  • To vùng vú (cả nam và nữ)
  • Kinh nguyệt không đều
  • Cảm thấy hoang mang
  • Chóng mặt
  • Phát ban da
  • Mọc lông quá mức
  • Có các vấn đề về gan
  • Mức kali tăng quá cao. 

Đối tượng dùng thuốc lợi tiểu giữ kali

Nguồn: iStock 

Chống chỉ định dùng thuốc cho đối tượng có nồng độ kali cao trong máu, mắc bệnh thận nặng hoặc bệnh Addison. 

Ngoài ra, không nên dùng thuốc bổ sung kali cùng thuốc lợi tiểu giữ kali. Một số sản phẩm thay thế muối mà có thể có hàm lượng kali cao cũng nên tránh.

Dùng thuốc lợi tiểu giữ kali cùng lúc với thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc thuốc kháng thụ thể angiotensin (ví dụ như valsartan, losartan) cũng làm tăng nồng độ kali trong máu lên cao. 

Câu hỏi liên quan

Chống chỉ định của thuốc lợi tiểu còn tùy thuộc vào đó là loại thuốc lợi tiểu nào
Xem thêm
Thuốc lợi tiểu giúp thải bớt lượng dịch dư thừa bên trong khung người, tuy nhiên tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc này là rất có thể khiến bệnh nhân bị mất nước và vô tình gây tổn thương cho 2 quả thận.
Xem thêm
Thuốc lợi tiểu thải kali - Các sulfamid lợi niệu; Thuốc lợi tiểu thiazid; Thuốc lợi tiểu quai
Xem thêm
Khi bạn uống thuốc lợi tiểu nhiều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, như: Hạ nồng độ kali trong máu (trừ nhóm lợi tiểu giữ kali); Tăng độ kali trong máu (đối với thuốc lợi tiểu giữ kali)
Xem thêm
Uống thuốc lợi tiểu vào buổi sáng cho phép cơ thể bạn loại bỏ lượng nước dư thừa vào ban ngày, nên dùng thuốc lợi tiểu vào buổi sáng để tránh giấc ngủ bị gián đoạn ban đêm do tác dụng phụ của thuốc.
Xem thêm
Uống thuốc lợi tiểu có thể giảm cân tạm thời nhưng bạn không nên áp dụng để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn
Xem thêm
Chỉ dự dụng khi có chỉ định của bác sĩ
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thuốc lợi tiểu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!