Viêm phế quản phổi: Triệu chứng, các yếu tố nguy cơ và cách điều trị hiệu quả

Viêm phổi là một loại bệnh nhiễm trùng ở phổi. Bệnh xảy ra khi virus, vi khuẩn hoặc nấm gây viêm phế nang trong phổi. Viêm phế quản phổi là một loại viêm phổi gây viêm nhiễm ở phế nang.

Video Viêm phổi và viêm phế quản triệu chứng khác nhau ra sau

Người bị viêm phế quản phổi có thể khó thở vì đường thở của họ bị co thắt. Do bị viêm, phổi của họ có khả năng không nhận đủ không khí. Các triệu chứng của viêm phế quản phổi biểu hiện nhẹ hoặc nặng.

Các triệu chứng viêm phế quản phổi ở người lớn và trẻ em

Các triệu chứng viêm phế quản phổi đôi khi giống với các loại viêm phổi khác. Tình trạng này thường bắt đầu với các triệu chứng giống như cúm, có khả năng nặng lên trong vài ngày. Các triệu chứng bao gồm: 

  • Sốt
  • Ho có đờm
  • Khó thở
  • Tức ngực
  • Thở nhanh
  • Đổ mồ hôi
  • Ớn lạnh
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Viêm màng phổi hoặc đau ngực do viêm, ho quá nhiều
  • Mệt mỏi
  • Lú lẫn hoặc mê sảng, đặc biệt ở người lớn tuổi 

Các triệu chứng nặng thường ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc các bệnh khác. 

Các triệu chứng ở trẻ em

Trẻ em và trẻ sơ sinh có thể biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Trong khi ho là triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh, ngoài ra còn có:

  • Nhịp tim nhanh
  • Nồng độ oxy trong máu thấp
  • Co rút cơ ngực
  • Cáu gắt
  • Ăn uống kém
  • Sốt
  • Tắc nghẽn ngực
  • Khó ngủ

Đi khám ngay nếu bạn có các triệu chứng của bệnh viêm phổi. Không thể biết bạn mắc loại viêm phổi nào nếu không được bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng. 

Viêm phế quản phổi lây truyền như thế nào?

Nhiều trường hợp viêm phế quản phổi là do vi khuẩn. Bên ngoài cơ thể, vi khuẩn này dễ lây lan cho người tiếp xúc gần thông qua hắt hơi và ho. Một người bị nhiễm trùng do hít phải vi khuẩn. 

Các nguyên nhân phổ biến của viêm phế quản phổi do vi khuẩn gây ra bao gồm: 

  • Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)
  • Vi khuẩn Haemophilus influenza
  • Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa)
  • Vi khuẩn Escherichia coli
  • Vi khuẩn Klebsiella pneumonia
  • Loài Proteus

Tình trạng này thường gặp trong môi trường bệnh viện. Những người đến bệnh viện để điều trị các bệnh khác hay có hệ thống miễn dịch bị suy giảm. Điều này kéo theo sự suy giảm khả nảng chống lại vi khuẩn và một đợt nhiễm trùng mới. Viêm phổi trong bệnh viện cũng có thể là kết quả của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh

Yếu tố nguy cơ bệnh viêm phế quản phổi

Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản phổi. Bao gồm: 

Tuổi tác: Những người từ 65 tuổi trở lên và trẻ em từ 2 tuổi trở xuống, có nguy cơ cao bị viêm phế quản phổi và các biến chứng do bệnh lý này.

Môi trường: Những người làm việc trong hoặc thường xuyên ở bệnh viện hoặc viện dưỡng lão có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản phổi cao hơn.

Lối sống: Hút thuốc, dinh dưỡng kém và tiền sử sử dụng rượu nặng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản phổi.

Yếu tố bệnh lý: Một người dễ mắc viêm phế quản phổi nếu trên cơ địa người đó có: 

Nếu bạn thuộc một trong các nhóm nguy cơ, hãy nói chuyện với bác sĩ về các cách để phòng ngừa và quản lý.  

Xét nghiệm chẩn đoán viêm phế quản phổi

Chỉ bác sĩ mới đủ chuyên môn để chẩn đoán viêm phế quản phổi. Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách khám sức khỏe và hỏi về các triệu chứng. Họ sử dụng ống nghe để nghe tiếng thở khò khè và các âm thanh bất thường khác của phổi.

Đôi khi, nếu phổi của bạn bị nhiễm trùng hoặc chứa đầy dịch, bác sĩ có thể gặp khó khăn trong việc nghe do tiếng thở từ phổi không lớn như mong đợi. 

Nội soi phế quản giúp phân biệt viêm phế quản phổi với một số bệnh có triệu chứng tương tự. Nguồn: pedilung.com.Nội soi phế quản giúp phân biệt viêm phế quản phổi với một số bệnh có triệu chứng tương tự. Nguồn: pedilung.com.Bạn cũng cần đi làm thêm một số xét nghiệm khác để loại trừ các nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng tương tự, như: viêm phế quản, hen phế quản hoặc viêm phổi thùy. Các xét nghiệm này bao gồm:

Xét nghiệm

Kết quả

X quang ngực


Viêm phế quản phổi thường sẽ hiển thị dưới dạng nhiều ổ nhiễm trùng loang lổ, ở cả hai phổi và chủ yếu ở đáy phổi trên Xquang

Công thức máu

Tổng số lượng bạch cầu cao, cùng với chỉ số cao của một số loại bạch cầu, có thể cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng do vi khuẩn.

Cấy máu hoặc đờm

Xét nghiệm này cho cho biết loại vi sinh vật gây nhiễm trùng.

Chụp CT

Cung cấp một cái nhìn chi tiết hơn về cmô phổi.

Nội soi phế quản

Kỹ thuật này giúp bác sĩ quan sát kỹ hơn các ống thở và lấy mẫu mô phổi xét nghiệm, đồng thời kiểm tra nhiễm trùng và các tình trạng phổi khác

Đo oxy máu

Đây là một xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn giúp xác định phần trăm oxy trong dòng máu. Con số này càng thấp, lượng oxy trong máu càng thấp. 

Điều trị viêm phế quản phổi như thế nào?

Các lựa chọn điều trị viêm phế quản phổi bao gồm cả điều trị tại nhà và điều trị theo đơn.

Chăm sóc tại nhà

Viêm phế quản phổi do virus thường không cần điều trị y tế trừ khi bệnh nặng. Bệnh thường tự cải thiện trong hai tuần. Các nguyên nhân do vi khuẩn hoặc nấm gây ra viêm phế quản phổi có thể cần điều trị thuốc. 

Điều trị y khoa

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh nếu vi khuẩn là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi. Hầu hết mọi người bắt đầu cảm thấy tốt hơn trong vòng ba đến năm ngày sau khi bắt đầu sử dụng kháng sinh. 

Điều quan trọng là bạn phải uống hết toàn bộ đợt thuốc kháng sinh để ngăn nhiễm trùng quay trở lại và đảm bảo bệnh khỏi hoàn toàn. 

Trong trường hợp nhiễm virus như cúm, bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus để giúp giảm thời gian mắc bệnh và mức độ nặng của các triệu chứng. 

Nhập viện điều trị

Bạn cần phải đến bệnh viện nếu tình trạng nhiễm trùng nặng và có bất kỳ đặc điểm nào sau đây: 

  • Trên 65 tuổi
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Thở gấp
  • Huyết áp thấp
  • Dấu hiệu lú lẫn
  • Cần hỗ trợ thở
  • Bị bệnh phổi mãn tính
Một số trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân cần nhập viện để hỗ trợ thở oxy. Theo nguồn: medicalnewstoday.Một số trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân cần nhập viện để hỗ trợ thở oxy. Theo nguồn: medicalnewstoday.

Điều trị tại bệnh viện có thể bao gồm thuốc kháng sinh và truyền dịch tĩnh mạch (IV). Nếu nồng độ oxy trong máu thấp, bạn có thể cần các liệu pháp oxy để đưa chúng trở lại bình thường.

Biến chứng do viêm phế quản phổi

Các biến chứng do viêm phế quản phổi xảy ra tùy thuộc vào nguyên nhân gây nhiễm trùng. Các biến chứng thường gặp bao gồm:

Điều trị ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh nếu con bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Chăm sóc tại nhà để giảm bớt các triệu chứng cũng là một bước quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng này. Đảm bảo rằng con bạn được uống đủ nước và nghỉ ngơi. 

Bác sĩ có thể kê Tylenol để giảm sốt. Ống hít hoặc máy phun sương cân nhắc sử dụng giúp giữ cho đường thở càng thông thoáng càng tốt. Trong những trường hợp nghiêm trọng, trẻ cần phải nhập viện để điều trị:

  • Truyền dịch tĩnh mạch
  • Điều trị thuốc
  • Liệu pháp oxy
  • Liệu pháp hô hấp

Luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc ho. Thuốc ho hiếm khi được khuyến khích sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi.  

Cách phòng ngừa viêm phế quản phổi

Các biện pháp chăm sóc đơn giản giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh bệnh viêm phế quản phổi như rửa tay thường xuyên, đúng cách. 

Tiêm phòng cũng giúp ngăn ngừa một số loại viêm phổi. Nhớ tiêm phòng cúm hàng năm, vì cúm có nguy cơ gây viêm phổi. Các loại viêm phổi do vi khuẩn thông thường có thể được ngăn ngừa bằng vacxin phế cầu. Hiện nay, có cả hai loại dành cho người lớn và cả trẻ em.

Tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định xem liệu những loại vacxin này có hữu ích cho bạn hoặc gia đình bạn hay không. Đọc thêm về lịch tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh và trẻ tập đi.

Tiên lượng bệnh viêm phế quản phổi

Hầu hết những người bị viêm phế quản phổi sẽ hồi phục trong vòng vài tuần. Thời gian phục hồi phụ thuộc vào một số yếu tố:

  • Tuổi
  • Một bên hay hai bên phổi bị ảnh hưởng 
  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm phổi
  • Loại vi khuẩn, virus hoặc nấm gây nhiễm trùng
  • Sức khỏe tổng quát và bất kỳ tình trạng bệnh lý khác nào
  • Bất kỳ biến chứng nào bạn đã trải qua

Không để cơ thể nghỉ ngơi có khả năng dẫn đến thời gian phục hồi lâu hơn. Những người có nguy cơ cao bị viêm phế quản phổi có thể xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, chẳng hạn như suy hô hấp nếu không được điều trị. 

Đi khám bác sĩ nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm phổi. Bác sĩ giúp bạn đưa ra chẩn đoán chính xác và lựa chọn điều trị tốt nhất.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!