Áp xe phổi: triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng, điều trị và tiên lượng

Áp xe phổi là tình trạng viêm nhu mô phổi gây hoại tử, phá hủy màng phế nang, mao quản hình thành một hang chứa mủ. Nó thường là hậu quả tình trạng nhiễm trùng kéo dài.

Video Cách chữa bệnh Áp xe phổi

Áp xe phổi thường khó điều trị và có thể đe dọa đến tính mạng. Tình trạng này diễn biến dưới 6 tuần được coi là cấp tính trong khi trên 6 tuần là mạn tính.

Các triệu chứng của áp xe phổi

 Ho có đờm kèm theo máu hoặc mủ và có mùi thối là triệu chứng thường gặp của áp xe phổi. Nguồn ảnh: MyDr.com.auHo có đờm kèm theo máu hoặc mủ và có mùi thối là triệu chứng thường gặp của áp xe phổi. Nguồn ảnh: MyDr.com.auHo có đờm kèm theo máu hoặc mủ và có mùi thối là triệu chứng thường gặp của áp xe phổi. Nguồn ảnh: MyDr.com.auCác triệu chứng của áp xe phổi bao gồm:

  • Ho có đờm kèm theo máu hoặc mủ và có mùi thối.
  • Hơi thở hôi
  • Sốt trên 38,5°C
  • Tức ngực
  • Khó thở
  • Đổ mồ hôi
  • Giảm cân
  • Mệt mỏi

Nguyên nhân gây ra áp xe phổi

Áp xe phổi được chia làm 2 loại là nguyên phát và thứ phát với những nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

Áp xe phổi nguyên phát

Người nghiện rượu có nguy cơ bị áp xe phổi cao hơn. Nguồn ảnh: Medicalnewstoday.com Người nghiện rượu có nguy cơ bị áp xe phổi cao hơn. Nguồn ảnh: Medicalnewstoday.com

Áp xe nguyên phát là sự hình thành các ổ nung mủ trên phổi lành, chưa có tổn thương hay bệnh lý trước đây. Chúng hay xảy ra ở người nghiện rượu do sức khỏe của họ không đảm bảo, có hệ thống miễn dịch suy yếu và suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, hít phải thức ăn hay chất tiết từ miệng, dạ dày vào phổi cũng là nguyên nhân phổ biến gây áp xe. Các dị vật đó chứa nhiều vi khuẩn cũng như các vi sinh vật gây bệnh khác. Những người bất tỉnh, mê man hoặc không tự chủ bản thân là đối tượng dễ mắc phải tình trạng này.

Áp xe phổi thứ phát

Áp xe thứ phát là các mủ được hình thành trên một phổi bệnh lý, tồn tại các tổn thương cũ hoặc nhiễm trùng lan sang từ các cơ quan khác của cơ thể. 

Áp xe phổi thứ phát hiếm gặp hơn áp xe phổi nguyên phát.

Các yếu tố nguy cơ

 Dị vật đường thở là một trong những yếu tố gây áp xe phổi. Nguồn ảnh: Ucsfhealth.comDị vật đường thở là một trong những yếu tố gây áp xe phổi. Nguồn ảnh: Ucsfhealth.com

Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu sau là đối tượng dễ bị áp xe phổi:

  • Nghiện rượu
  • Viêm phổi
  • Cấy ghép nội tạng
  • Ung thư
  • HIV
  • Mắc bệnh tự miễn 
  • Vừa trải qua một cuộc gây mê
  • Bất tỉnh
  • Dị vật đường thở

Chẩn đoán áp xe phổi

Để chẩn đoán áp xe phổi, bác sĩ cần hỏi các thông tin về tiền sử cũng như bệnh sử của bạn. 

Sau đó, họ có thể chỉ định các xét nghiệm phân tích đờm, mủ hoặc sử dụng các kỹ thuật hình ảnh như chụp x-quang Tràn mủ màng phổi tim phổi để kiểm tra vị trí của ổ áp xe và loại trừ các bệnh lý khác.

Trong trường hợp nghi ngờ dị vật đường thở, các bác sĩ sẽ dùng ống nội soi để quan sát vị trí cũng như gắp bỏ nó rTop of Forma

Bottom of Form

Điều trị áp xe phổi

Bỏ thuốc lá giúp giảm nguy cơ áp xe phổi. Nguồn ảnh: Jamaicahospital.orgBỏ thuốc lá giúp giảm nguy cơ áp xe phổi. Nguồn ảnh: Jamaicahospital.orgCác phương pháp điều trị áp xe phổi bao gồm:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh. Người bệnh cần uống thuốc trong vòng 3-8 tuần (có thể kéo dài đến 6 tháng với các trường hợp nặng)
  • Thực hiện lối sống lành mạnh: bỏ thuốc lá và uống nhiều nước hơn.
  • Phẫu thuật dẫn lưu mủ hoặc loại bỏ mô phổi bị tổn thương.

Biến chứng của áp xe phổi

Trong một số trường hợp, ổ áp xe bị vỡ ra và dẫn đến các biến chứng như:

  • Tràn mủ màng phổi. Đây là tình trạng mà một lượng lớn mủ và vi khuẩn thoát ra ngoài và đọng lại ở khoang màng phổi. Lúc này, bệnh nhân cần được cấp cứu ngay nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
  • Rò phế quản màng phổi. Rò phế quản phổi là một đường dẫn bất thường phát triển giữa phế quản và khoang màng phổi. Nó có thể được các bác sĩ bịt lại bằng can thiệp nội soi.
  • Tràn máu màng phổi. Nếu lượng máu chảy ra nhiều và không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong.
  • Nhiễm khuẩn thứ phát tại các cơ quan khác. Mầm bệnh từ phổi có thể di chuyển theo máu gây ra các xe tại các cơ quan khác của cơ thể.

Tiên lượng điều trị

90% bệnh nhân áp xe phổi nguyên phát sẽ khỏi bệnh khi được điều trị với thuốc kháng sinh. Trong khi đó, áp xe phổi thứ phát có tỷ lệ tử vong cao hơn. 

Ngoài ra, người suy giảm miễn dịch, có bệnh lý nền và không chăm sóc sức khỏe tốt cũng là nhóm đối tượng có tiên lượng kém hơn.

Để đạt được hiệu quả điều trị tốt và tránh các biến chứng nguy hiểm, hãy đi khám ngay khi xuất hiện bất kì dấu hiệu nghi ngờ nào.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!