7 điều cần biết về viêm phế quản cấp ở trẻ em

Viêm phế quản là tình trạng viêm các ống dẫn khí lớn (ống phế quản) trong phổi. Bệnh có thể diễn biến trong thời gian ngắn (cấp tính) hoặc kéo dài (mạn tính). Viêm phế quản cấp tính có nghĩa là các triệu chứng thường tiến triển nhanh, không kéo dài. Hầu hết các trường hợp đều nhẹ.

Video Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phế quản

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ?

Viêm phế quản cấp tính thường do nhiễm virus. Một số trường hợp do vi khuẩn hoặc những thứ như bụi, chất gây dị ứng, hơi độc hoặc khói thuốc lá gây ra. 

Ở trẻ em, nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản cấp tính là do virus. Bệnh thứ phát sau khi bị cảm lạnh hoặc nhiễm virus khác ở mũi, miệng, hoặc họng (đường hô hấp trên). Những căn bệnh này có nguy cơ lây truyền dễ dàng khi tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh. 

Những trẻ nào có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp?

Những trẻ có nguy cơ cao bị viêm phế quản cấp tính là những trẻ có: 

  • Viêm xoang mạn tính
  • Dị ứng
  • Bệnh hen suyễn
  • Amidan và mô bạch huyết VA phì đại
  • Tiếp xúc với khói thuốc 

Các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính ở trẻ em là gì?

Đây là những triệu chứng phổ biến nhất: 

  • Ho khan hoặc có đờm
  • Nôn hoặc buồn nôn 
  • Chảy nước mũi, thường xuất hiện trước khi bắt đầu ho
  • Đau hoặc cảm giác tắc nghẽn ngực
  • Toàn thân khó chịu hoặc cảm thấy không khỏe
  • Ớn lạnh
  • Sốt nhẹ
  • Đau lưng và cơ
  • Thở khò khè
  • Viêm họng 
Ho có thể là biểu hiện của viêm phế quản cấp tính ở trẻ em. Theo nguồn: healthxchange.sg.Ho có thể là biểu hiện của viêm phế quản cấp tính ở trẻ em. Theo nguồn: healthxchange.sg.

Các biểu hiện này thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày. Nhưng ho có thể tiếp tục trong 3 đến 4 tuần. Những triệu chứng này nhiều khi giống với một số vấn đề sức khỏe khác. Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để chẩn đoán xác định.

Chẩn đoán viêm phế quản cấp tính ở trẻ em như thế nào?

Việc viêm phế quản cấp tính được chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và khám sức khỏe. Trong một số trường hợp, con bạn cần xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý khác, chẳng hạn như viêm phổi hoặc hen suyễn. Các xét nghiệm này bao gồm: 

  • Chụp X-quang ngực. Giúp tái hiện lại hình ảnh của các mô bên trong, xương và các cơ quan.
  • Đo oxy máu. Máy đo oxy là một thiết bị nhỏ để đo lượng oxy trong máu. Đối với xét nghiệm này, bác sĩ đặt một bộ cảm biến nhỏ (giống như một cái kẹp) trên ngón tay hoặc ngón chân của con bạn. Khi thiết bị đang bật, có thể nhìn thấy một đèn nhỏ màu đỏ sáng lên. Cảm ứng này không gây đau, đèn đỏ không nóng.
  • Xét nghiệm mẫu đờm và nước mũi. Giúp tìm thấy vi khuẩn gây tình trạng nhiễm trùng

Điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em như thế nào?

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào triệu chứng, độ tuổi và sức khỏe chung cũng như mức độ nặng bệnh. 

Trong hầu hết các trường hợp, kháng sinh không nên được sử dụng để điều trị viêm phế quản cấp tính. Đó là bởi vì hầu hết các bệnh nhiễm trùng đều do virus gây ra. Ngay cả những trẻ bị ho lâu hơn 8 đến 10 ngày thường không cần dùng đến kháng sinh. 

Mục tiêu của điều trị là giúp giảm bớt các triệu chứng. Điều trị có thể bao gồm: 

  • Nghỉ ngơi nhiều 
  • Acetaminophen hoặc ibuprofen để hạ sốt và giảm đau nhẹ
  • Thuốc ho cho trẻ trên 4 tuổi
  • Uống nhiều nước
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát mẻ trong phòng  

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con bạn uống thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ không khuyến khích dùng những loại thuốc này cho trẻ em dưới 4 tuổi vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ có hại. Đối với trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, chỉ sử dụng các sản phẩm không kê đơn khi được sự tư vấn của bác sĩ. Trong hầu hết các trường hợp, bạn cũng không nên cho thuốc kháng histamine. Chúng gây ra khô dịch tiết, làm cho triệu chứng ho trở nên tồi tệ hơn. 

Không cho trẻ dưới 19 tuổi uống aspirin hoặc thuốc có chứa aspirin trừ khi được bác sĩ chỉ định. Dùng aspirin khiến con bạn có nguy cơ mắc hội chứng Reye. Đây là một rối loạn hiếm gặp nhưng rất nặng. Nó thường ảnh hưởng đến não và gan.  

Các biến chứng của viêm phế quản cấp ở trẻ em là gì?

Hầu hết trẻ em bị viêm phế quản cấp sẽ thuyên giảm mà không gây vấn đề gì nghiêm trọng. Nhưng bệnh có khả năng tiến triển thành viêm phổi. 

Phòng ngừa viêm phế quản cấp tính như thế nào?

Bạn có thể giúp ngăn ngừa viêm phế quản cấp tính bằng cách ngăn chặn sự lây lan của virus – nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản. Thực hiện các bước sau:

  • Dạy con bạn che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi. 
  • Đảm bảo rằng con bạn rửa tay thường xuyên. 
  • Kiểm tra để đảm bảo rằng con bạn đã tiêm tất cả các loại vacxin, bao gồm cả mũi tiêm phòng cúm hàng năm.
Che mũi và miệng khi hắt hơi giúp ngăn ngừa lây truyền bệnh viêm phế quản. Theo nguồn: verywellhealth.com.Che mũi và miệng khi hắt hơi giúp ngăn ngừa lây truyền bệnh viêm phế quản. Theo nguồn: verywellhealth.com.

Khi nào đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Đưa trẻ đi khám ngay lập tức nếu các triệu chứng của con trở nên tồi tệ hơn, hoặc xuất hiện các triệu chứng mới hoặc nếu trẻ có: 

Những điểm chính về viêm phế quản cấp ở trẻ em

  • Viêm phế quản là tình trạng viêm các ống thở lớn (phế quản) trong phổi. Viêm phế quản cấp tính có nghĩa là các triệu chứng thường tiến triển nhanh chóng và không kéo dài. 
  • Ở trẻ em, nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản cấp tính là do virus 
  • Ho, sốt, sổ mũi và đau nhức cơ thể là những triệu chứng thường gặp. 
  • Điều trị nhằm mục đích giảm bớt các triệu chứng. Một số cách đơn giản bao gồm nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước. Thuốc hạ sốt hoặc ho cũng có thể hữu ích.
  • Không cần dùng kháng sinh, trừ khi nguyên nhân là do vi khuẩn. 

Bước tiếp theo

Một số gợi ý giúp bạn chuẩn bị cho buổi đưa trẻ đi khám:  

  • Xác định rõ lý do bạn đưa trẻ đi khám
  • Hãy viết trước ra những câu hỏi bạn muốn được trả lời
  • Khi thăm khám, hãy viết ra tên của chẩn đoán mới và bất kỳ loại thuốc, phương pháp điều trị hoặc xét nghiệm mới nào. Đồng thời viết ra bất kỳ hướng dẫn mới nào bác sĩ khuyến cáo
  • Biết tại sao một loại thuốc hoặc phương pháp điều trị mới được kê đơn và nó sẽ giúp ích như thế nào cho con bạn. Cũng biết những tác dụng phụ là gì.
  • Hỏi xem tình trạng của con bạn có thể được điều trị theo những cách khác không.
  • Biết lý do tại sao nên xét nghiệm và kết quả có ý nghĩa như thế nào.
  • Biết điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ không dùng thuốc hoặc làm xét nghiệm hoặc thủ thuật.
  • Nếu con bạn có cuộc hẹn tái khám, hãy ghi lại ngày, giờ và mục đích của cuộc khám đó.

Biết cách bạn có thể liên hệ với bác sĩ sau giờ làm việc. Điều này rất quan trọng nếu trẻ bị ốm nặng lên và bạn có thắc mắc hoặc cần lời khuyên. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!