Bệnh bạch cầu (leukemia) có chữa được không? Các nghiên cứu và phương pháp điều trị

Bệnh bạch cầu (leukemia) là một loại ung thư máu. Cũng như các loại ung thư khác, hiện không có cách chữa khỏi bệnh bạch cầu. Những người bị bệnh bạch cầu có thể cảm thấy bệnh thuyên giảm-trạng thái lui bệnh sau khi điều trị. Tuy nhiên, ung thư có thể tái phát do các tế bào ung thư vẫn còn trong cơ thể .

VIDEO TƯ VẤN VỀ BỆNH UNG THƯ MÁU MẠN TÍNH

Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào loại bệnh bạch cầu, giai đoạn bệnh và tuổi của bệnh nhân. Nhưng những tiến bộ trong các phương pháp điều trị cho thấy có khả năng chữa khỏi bệnh bạch cầu tái phát.

Liệu pháp miễn dịch và liệu pháp điều trị đích được các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý. Bài viết này sẽ giúp tìm hiểu thêm những nghiên cứu hiện tại về các tiến bộ trong điều trị bệnh bạch cầu.

Những nghiên cứu phản ánh điều gì?

Trước đây bệnh bạch cầu chủ yếu được điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị. Ghép tế bào gốc cũng có thể được sử dụng cùng với hóa trị liệu, đặc biệt là ở trẻ em.

Liệu pháp miễn dịch và liệu pháp điều trị đích là những phương pháp điều trị mới hơn cho một số loại bệnh bạch cầu. Những nghiên cứu đang thử nghiệm các dạng khác nhau của các liệu pháp này để có thể điều trị ung thư ở các giai đoạn sớm hơn trước khi bệnh tiến triển nặng.

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch hoạt động bằng cách thay đổi hệ miễn dịch của người bệnh, làm cho các tế bào khỏe mạnh dễ dàng tấn công các tế bào ung thư. Thuốc điều trị miễn dịch có thể được dùng bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Tùy thuộc vào loại liệu pháp miễn dịch, các phương pháp điều trị có thể giúp:

  • Tăng cường tế bào T của bệnh nhân (liệu pháp chuyển tế bào T)
  • Bảo vệ tính toàn vẹn của các tế bào miễn dịch bằng cách ngăn chúng phản ứng quá mức với các tế bào ung thư (chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch)

Liệu pháp điều trị đích

Trong 20 năm qua liệu pháp điều trị đích ngày càng được sử dụng nhiều với một số loại bệnh bạch cầu.

Phương pháp này sử dụng thuốc tác động vào gen hay protein chuyên biệt có ở tế bào ung thư liên quan đến sự phát triển khối u để làm giảm sự phát triển và di căn của tế bào ung thư.

Phương pháp điều trị bệnh bạch cầu không chỉ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh mà còn phụ thuộc vào loại bệnh mà bệnh nhân đang mắc. Các loại bệnh bạch cầu cấp tính tiến triển nhanh hơn các loại mãn tính nên cần điều trị tích cực và sớm hơn.

Các phương pháp điều trị cho từng loại bệnh bạch cầu

Dưới đây là những phương pháp điều trị chính cho từng loại bệnh bạch cầu.

Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (hay Leukemia cấp dòng tủy -AML)

AML là một trong những bệnh bạch cầu tiến triển nhanh nhất. Đây cũng là loại bệnh bạch cầu cấp tính phổ biến nhất ở người lớn. Trẻ em bị bệnh bạch cầu có nguy cơ phát triển thành AML khi trưởng thành.

Do AML tiến triển nhanh nên bệnh thường được điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị để nhanh chóng tiêu diệt các tế bào ung thư. Nhưng các liệu pháp điều trị đích gần đây cũng được sử dụng trong điều trị AML, đặc biệt là đối với các giai đoạn sớm của bệnh. Hiện có 5 liệu pháp điều trị đích đã được chấp thuận để điều trị AML và nhiều lựa chọn khác đang tiếp tục được nghiên cứu.

Các phương pháp điều trị khác có thể phát triển trong tương lai bao gồm:

  • Thêm protein vào hóa trị liệu để giảm gây hại cho các tế bào khỏe mạnh trong quá trình điều trị
  • Sửa đổi gen

Bệnh leukemia kinh dòng bạch cầu hạt (CML)

CML là loại bệnh bạch cầu phát triển chậm hơn AML. Điều này có nghĩa là việc điều trị có thể trì hoãn trong giai đoạn sớm và có thể lựa chọn các phương pháp mới như liệu pháp điều trị đích để điều trị cho bệnh nhân.

Các nhà nghiên cứu tin rằng các liệu pháp điều trị đích có thể đạt hiệu quả tốt trong giai đoạn sớm và người bệnh có thể đạt được tuổi thọ bình thường.

Dựa trên sự thành công của các liệu pháp điều trị đích cho CML, các nhà nghiên cứu đang xem xét có thể ngừng dùng những loại thuốc này trong thời gian bệnh thuyên giảm hay không. Hiện tại, các liệu pháp điều trị đích vẫn sẽ được thực hiện trong suốt cuộc đời người bệnh.

Bệnh bạch cầu lympho cấp tính (hay Leukemia cấp dòng lympho-ALL)

ALL chiếm tỉ lệ lớn các bệnh ung thư ở trẻ em. Mặc dù điều trị sớm có thể hiệu quả hơn so với các dạng bệnh bạch cầu cấp khác (AML), nhưng ALL vẫn có thể tiến triển một cách nhanh chóng.

Với bệnh nhi mắc ALL, điều trị bằng hóa trị liệu và ghép tế bào gốc là hai phương pháp thường dùng. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đang tìm các phương pháp khác ít tác dụng phụ hơn và bắt đầu thử nghiệm trên bệnh nhân người lớn.

Liệu pháp tế bào CAR-T là một liệu pháp miễn dịch mới điều trị ALL ở trẻ em.

Cơ thể mỗi người đã có sẵn các tế bào T, nhưng khi người bệnh bị ung thư, chúng không hoạt động bình thường như các tế bào khác. Với liệu pháp này, một số tế bào T được loại bỏ và biến đổi gen để mang những thụ thể kháng nguyên chống lại các tế bào ung thư.

Liệu pháp tế bào T-CAR cũng đang được nghiên cứu để thay thế cho các phương pháp điều trị ALL gây độc như hóa trị liệu ở bệnh nhân lớn tuổi. Các nhà nghiên cứu cũng hy vọng trong tương lai nó sẽ thay thế phương pháp ghép tế bào gốc ở bệnh nhân lớn tuổi.

Bệnh bạch cầu kinh dòng lympho(hay Leukemia king dòng lympho-CLL)

Các phương pháp điều trị mới hơn cho CLL bao gồm các liệu pháp điều trị đích đặc biệt là ở dạng kết hợp. Cũng như CML, các nhà nghiên cứu đang xem xét có thể ngừng liệu pháp điều trị đích trong thời gian bệnh thuyên giảm hay không. Liệu pháp tế bào CAR-T cũng đang được nghiên cứu như một phương pháp điều trị khả quan cho loại bệnh bạch cầu này.

Bệnh bạch cầu tế bào tóc (HCL) là một loại CLL đáp ứng kém với các phương pháp điều trị. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu hiện đang thử nghiệm các liệu pháp điều trị đích khác để điều trị loại bệnh bạch cầu này. Cả CLL và HCL đều tiến triển chậm hơn các loại bệnh bạch cầu khác. Để ngăn ngừa tác các dụng phụ của hóa trị hoặc xạ trị, bác sĩ sẽ thử các liệu pháp điều trị đích trước.

Một lựa chọn khác là chờ đợi xem các phương pháp điều trị ban đầu hiệu quả hay không trước khi thử các phương pháp điều trị tích cực hơn.

Bệnh bạch cầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bệnh bạch cầu cấp điển hình ở trẻ sơ sinh và trẻ em thường tiến triển chậm hơn. Vì vậy, các phương pháp điều trị tiêu chuẩn thường là:

  • Hóa trị (có thể kết hợp với ghép tế bào gốc)
  • Xạ trị

Do tác dụng phụ có thể ảnh hưởng lâu dài đến trẻ nên các nhà nghiên cứu đang xem xét các phương pháp khác, như liệu pháp điều trị đích và liệu pháp miễn dịch.

Một loại thuốc là sorafenib (Nexavar) đang được nghiên cứu như một phương pháp điều trị kết hợp cùng với hóa trị để làm giảm tác dụng phụ của hóa trị liệu.

Ngoài các liệu pháp điều trị đích, các nhà nghiên cứu cũng đang xem xét sự kết hợp gen vào những loại thuốc này.

Làm thế nào để đối mặt với bệnh bạch cầu?

Mặc dù các phương pháp điều trị bệnh bạch cầu mới hiệu quả, nhưng hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh này. Và ngay cả khi bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị, thì việc nhận được chẩn đoán bệnh bạch cầu có thể là một cú sốc với người bệnh – dù bệnh thuộc loại nào hay đang ở giai đoạn nào.

Dưới đây là một số gợi ý có thể giúp người bệnh đối mặt với ảnh hưởng của bệnh bạch cầu và các phương pháp điều trị liên quan:

  • Tìm hiểu thêm về loại bệnh bạch cầu mà bạn mắc phải. Trao đổi với bác sĩ và chuyên gia về các phương pháp điều trị hiện có và những tác dụng phụ có thể gặp.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ của bạn bè và những người thân khi gặp các triệu chứng của bệnh hoặc các tác dụng phụ của việc điều trị.
  • Bạn nên chia sẻ câu chuyện của mình với những người khác đang sống chung với bệnh bạch cầu hoặc đang chăm sóc người thân mắc bệnh ung thư này.

Nhóm hỗ trợ bệnh bạch cầu

Cân nhắc tham gia một nhóm hỗ trợ để giúp bạn vượt qua những thay đổi cảm xúc khi đối mặt với bệnh tật.

  • Hiệp hội bệnh bạch cầu và ung thư hạch bạch huyết
  • Chăm sóc bệnh ung thư
  • Hiệp hội nghiên cứu bệnh bạch cầu ở trẻ em
  • Cộng đồng hỗ trợ bệnh nhân ung thư
  • Tổ chức bệnh bạch cầu (có các nhóm Facebook cho từng loại bệnh)

Các phương pháp điều trị mới có gây tác dụng phụ nào không?

Hãy nói chuyện với bác sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp của các liệu pháp miễn dịch hoặc liệu pháp điều trị đích. Các tác dụng phụ có thể khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc mà bệnh nhân đang điều trị.

Nếu người bệnh dùng liệu pháp miễn dịch qua đường tĩnh mạch thì có thể gặp các phản ứng tại chỗ tiêm như:

Tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch đường uống

Thuốc điều trị miễn dịch đường uống có thể gây ra các triệu chứng giống như cúm, như:

Các biến chứng của liệu pháp miễn dịch như:

  • Tim đập nhanh
  • Thay đổi huyết áp
  • Nhiễm trùng
  • Viêm nội tạng
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng

Tác dụng phụ của liệu pháp điều trị đích

Tiên lượng cho các phương pháp điều trị bệnh bạch cầu

Tỷ lệ sống sau 5 năm đối với bệnh bạch cầu ước tính là 63,7%.

Khi các phương pháp điều trị mới xuất hiện, tỷ lệ tử vong đối với loại ung thư này cũng giảm dần. Vào năm 2020, bệnh bạch cầu chỉ chiếm 3,8% tổng số ca tử vong do ung thư.

Các loại bệnh bạch cầu cấp có thể ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh, vì chúng có xu hướng tiến triển nhanh hơn. Bên cạnh đó tuổi, sức khỏe toàn trạng và phản ứng của mỗi người đối với việc điều trị cũng ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh.

Tỷ lệ sống cũng cao hơn ở những người dưới 65 tuổi và trẻ em có tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh bạch cầu thấp nhất.

Triển vọng tương lai

Hiện không có cách chữa khỏi bệnh bạch cầu, nhưng các phương pháp điều trị mới có thể giúp các nhà nghiên cứu tìm ra phương pháp chữa khỏi bệnh này trong tương lai.

Các liệu pháp điều trị đích và liệu pháp miễn dịch hiện đang được nghiên cứu để điều trị hiệu quả các thể bệnh bạch cầu ở giai đoạn sớm.

Hãy trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị tốt nhất hiện có cho loại bệnh bạch cầu của bạn. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về việc tham gia các thử nghiệm lâm sàng nếu bạn quan tâm đến các phương pháp điều trị thử nghiệm.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!