9 nguyên nhân thường gặp gây ngạt mũi và đau đầu

Ngạt mũi và đau đầu có thể là kết quả của các tình trạng lành tính như cảm lạnh và dị ứng. Tuy nhiên, đôi khi, chúng là do một tình trạng bệnh lý có thể cần phải nhập viện điều trị.

Video: HC45-TẠI SAO BỊ NGHẸT MŨI?

Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau đầu và nghẹt mũi, cũng như các lựa chọn điều trị có sẵn, và khi nào thì cần tìm kiếm sự giúp đỡ y tế. 

Viêm xoang 

Viêm xoang có thể là nguyên nhân gây ngạt mũi và đau đầu. Nguồn ảnh: santosh.ac.inViêm xoang có thể là nguyên nhân gây ngạt mũi và đau đầu. Nguồn ảnh: santosh.ac.in Viêm xoang là tình trạng các xoang bị nhiễm trùng có thể gây tích tụ chất nhầy và sưng tấy. Theo Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ (AAAAI), nhiễm trùng xoang cấp tính thường bắt đầu như cảm lạnh. 

Cảm lạnh ban đầu có thể làm cho các xoang sưng lên, có tác dụng giữ lại vi khuẩn và chất nhầy trong các xoang. 

Theo AAAAI, viêm xoang mạn tính xảy ra khi một người bị nhiễm trùng xoang 3 lần trở lên trong một năm. Bệnh khiến xoang bị phù nề và tích tụ chất nhầy. 

Các triệu chứng của viêm xoang bao gồm:

  • Tăng áp lực xung quanh mắt, trán hoặc mũi
  • Đau nhức đầu
  • Ngạt mũi
  • Ho
  • Chất nhầy đổi màu và đặc
  • Chảy nước mũi sau có mùi hôi
  • Ù tai
  • Nhức đầu, đặc biệt là vùng trán
  • Bệnh đau răng
  • Mệt mỏi
  • Sốt, mặc dù điều này ít phổ biến hơn 

Điều trị

Virus gây ra hầu hết các bệnh nhiễm trùng xoang và có thể điều trị các vấn đề về xoang bằng thuốc không kê đơn (OTC). 

Tuy nhiên, nếu các vấn đề về xoang vẫn tồn tại hoặc trầm trọng hơn sau 7–10 ngày thì có khả năng viêm xoang là do vi khuẩn. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. 

Cảm lạnh  

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ngạt mũi là một triệu chứng cảm lạnh thông thường. Một số người cũng có thể bị đau đầu do cảm lạnh, mặc dù đây là một triệu chứng hiếm gặp. 

Các triệu chứng khác của cảm lạnh có thể bao gồm:

  • Ho hoặc đau ngực nhẹ
  • Một số cơn đau
  • Viêm họng
  • Hắt hơi
  • Sốt, nhưng ít gặp
  • Suy nhược hoặc mệt mỏi 

Điều trị

Để điều trị cảm lạnh, một người thường cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước, cũng có thể dùng thuốc không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen và ibuprofen. 

Các biện pháp hỗ trợ tại nhà, chẳng hạn như máy tạo độ ẩm hoặc tắm bằng hơi nước, cũng có thể giúp ngăn chặn các triệu chứng. 

Nếu các triệu chứng không biến mất trong vòng 10–14 ngày, hãy nói chuyện với bác sĩ vì bạn có thể bị viêm xoang. 

Cúm

Cảm cúm, hay cúm, là một bệnh lý đường hô hấp xảy ra do virus cúm. 

Những người bị cúm cũng có thể bị  đau đầu và nghẹt mũi 

Theo CDC Hoa Kỳ, các triệu chứng khác bao gồm:

  • Ho
  • Viêm họng
  • Đau cơ
  • Mệt mỏi
  • Sốt, mặc dù điều này không phải lúc nào cũng xảy ra 

Nôn mửa và tiêu chảy có thể xảy ra, nhưng ở trẻ em nhiều hơn người lớn. 

Một số người bị cúm có thể xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng. Cần điều trị cấp cứu nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Lú lẫn hoặc chóng mặt dai dẳng
  • Co giật
  • Đau cơ nghiêm trọng
  • Cực kỳ mệt mỏi  

Điều trị 

Nên điều trị càng sớm càng tốt. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng virus để giúp ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. 

Viêm mũi dị ứng 

Viêm mũi dị ứng có thể gây ngạt mũi và đau đầu. Khi dị ứng gây ra đau đầu, có thể gặp các triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Chảy nước mắt, ngứa mắt
  • Sổ mũi
  • Đau ở mặt xung quanh má và mũi

Điều trị 

Một người nên tránh các tác nhân gây dị ứng nếu có thể. 

Điều trị bằng thuốc không kê đơn, chẳng hạn như thuốc kháng histamin và nasal decongestants - thuốc làm giảm cảm giác khó chịu ở mũi. 

Nếu thuốc không kê đơn không hiệu quả, hãy trao đổi với bác sĩ về thuốc kê đơn hoặc thuốc chống dị ứng. 

Virus hợp bào hô hấp (RSV) 

Nguyên nhân chính gây viêm tiểu phế quản ở trẻ là 60-70% do virus hợp bào hô hấp RSV. Nguồn ảnh: anphekids.com Nguyên nhân chính gây viêm tiểu phế quản ở trẻ là 60-70% do virus hợp bào hô hấp RSV. Nguồn ảnh: anphekids.com 

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một bệnh nhiễm trùng mũi, phổi và hầu họng. Mặc dù ai cũng có thể nhiễm virus, nhưng phổ biến hơn ở trẻ nhỏ. Nó là một nguyên nhân gây ra bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em.

Virus có thể gây đau đầu âm ỉ hoặc nhẹ và ngạt mũi. 

Trong một số trường hợp, RSV có thể gây ra các triệu chứng khác như:

  • Ho
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Viêm họng
  • Thở khò khè 

Điều trị 

Hầu hết người lớn và trẻ em khỏe mạnh đều có thể điều trị RSV tại nhà và bệnh sẽ tự khỏi sau đó 1–2 tuần. 

Trong những trường hợp này, thuốc không kê đơn OTC sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng. Tuy nhiên, nên nói chuyện với bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc. 

CDC cho biết rằng: Người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và những người suy giảm miễn dịch có nguy cơ phát triển các triệu chứng nghiêm trọng cao hơn và nên nhập viện điều trị nếu cảm thấy khó thở. 

Viêm tai 

Viêm tai có thể gây nhức đầu và ngạt mũi. Cả virus và vi khuẩn đều có thể gây viêm tai. 

Chất lỏng từ tai có thể rò rỉ vào đường mũi và gây nhiễm trùng mũi. 

Một vài triệu chứng chung của nhiễm trùng tai bao gồm:

  • Mất thính lực
  • Chảy mủ hoặc chảy dịch
  • Sốt
  • Khó ngủ
  • Rối loạn thăng bằng 

Điều trị

Một số biện pháp điều trị tại nhà có thể giúp giảm viêm tai. Một số bước có thể thực hiện bao gồm:

  • Thuốc thông mũi OTC
  • Sử dụng một miếng gạc ấm
  • Nghỉ ngơi
  • Bổ sung chất lỏng
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn OTC
  • Sử dụng thuốc nhỏ tai OTC

Nói chuyện với bác sĩ, nếu các phương pháp điều trị tại nhà không hiệu quả. 

Bác sĩ có thể cần kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. 

Nên đi khám nếu thấy triệu chứng sau:

  • Sốt cao từ 38,5°C trở lên
  • Các triệu chứng tồi tệ hơn
  • Mất thính lực
  •  Chảy mủ, dịch ở tai 

Chứng đau nửa đầu 

Chứng đau nửa đầu làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của nhiều người. Nguồn ảnh: HealthlineChứng đau nửa đầu làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của nhiều người. Nguồn ảnh: Healthline Chứng đau nửa đầu là những cơn đau đầu dữ dội, đau nhói, thường ảnh hưởng đến một bên đầu hoặc bên kia. Chứng đau nửa đầu có thể khiến người bệnh bị ngạt mũi. 

Chúng có thể là mạn tính, và tái phát trở lại. 

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Thay đổi thị lực
  • Nôn mửa 

Điều trị 

Có một số lựa chọn điều trị khác nhau cho chứng đau nửa đầu, mặc dù chúng có thể không hiệu quả với tất cả mọi người. 

Điều trị thường tập trung vào việc ngăn chặn cuộc tấn công hoặc điều trị các triệu chứng. 

Bạn nên trao đổi với bác sĩ để có các lựa chọn điều trị tốt nhất. 

Polyp mũi 

Polyp mũi là khối u lành tính trong đường mũi. Một số polyp mũi có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. 

Những triệu chứng khác có thể gây ra:

  • Chảy nước mũi
  • Tăng nhãn áp
  • Ngạt mũi
  • Giảm khứu giác 

Điều trị 

Các bác sĩ thường điều trị polyp mũi bằng thuốc chống viêm steroid và rửa nước muối. Theo AAAAI, thuốc chống viêm steroid thường làm giảm kích thước của polyp. Tuy nhiên, các polyp thường tái phát và một số người có thể phải dùng steroid lâu dài hoặc đôi khi phải phẫu thuật. 

Thai kỳ 

Mang thai có thể gây đau đầu và ngạt mũi. 

Một loạt các yếu tố, bao gồm cả việc thay đổi nội tiết tố, khi mang thai có thể khiến người phụ nữ bị đau đầu và ngạt mũi. 

Theo một bài báo năm 2012, viêm mũi thường gặp khi mang thai. 

Các triệu chứng khác của viêm mũi có thể bao gồm hắt hơi và sổ mũi.

 Phụ nữ nên nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ triệu chứng nào gặp phải trong quá trình mang thai.

Điều trị

Bác sĩ có thể giới thiệu các loại thuốc hoặc liệu pháp an toàn để giúp điều trị chứng đau đầu. 

Phụ nữ có thai cũng có thể thử:

  • Yoga cho bà bầu
  • Thực hành các tư thế tốt
  • Xoa bóp cổ và vai
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn
  • Ăn uống lành mạnh
  • Dùng túi chườm lạnh để giảm đau đầu do căng thẳng
  • Dùng khăn ấm đắp lên mắt và mũi nếu nguyên nhân là do đau đầu do xoang 

Chẩn đoán 

Trong một số trường hợp, có thể biết nguyên nhân gây đau đầu và ngạt mũi và có thể không cần chẩn đoán cho mỗi lần mắc. 

Tuy nhiên, nên gặp bác sĩ nếu không biết nguyên nhân gây đau đầu và nghẹt mũi hoặc các triệu chứng xấu đi. Bác sĩ có thể sẽ đặt nhiều câu hỏi về các triệu chứng, và yêu cầu một số xét nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe. 

Chẳng hạn như phản ứng dị ứng, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm để tìm dị nguyên hoặc các manh mối khác đối với tình trạng bệnh. 

Phòng ngừa đau đầu và nghẹt mũi

Xông hơi tại nhà có thể giúp cải thiện tình trạng viêm xoang, ngạt mũi. Nguồn ảnh: cojecamcum.vnXông hơi tại nhà có thể giúp cải thiện tình trạng viêm xoang, ngạt mũi. Nguồn ảnh: cojecamcum.vn Tùy thuộc vào nguyên nhân, không phải lúc nào cũng có thể ngăn chặn được tình trạng ngạt mũi và đau đầu. 

Một người có thể thực hiện các bước rửa tay thường xuyên để tránh tiếp xúc với virus, bao gồm cúm, cảm lạnh hoặc RSV. 

Một người cũng có thể thực hiện các bước để tránh các tác nhân gây dị ứng hoặc đau nửa đầu đã biết.  

Khi nào đến gặp bác sĩ

Người thường xuyên bị cảm lạnh, dị ứng hoặc đau nửa đầu không nhất thiết phải gặp bác sĩ mỗi khi chúng xảy ra. Nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn hoặc thay đổi, bạn nên trao đổi với bác sĩ. 

Cũng nên gặp bác sĩ nếu có bất kỳ tình trạng ngạt mũi và đau đầu không giải thích được. Bác sĩ có thể chẩn đoán các bệnh lý nền cần điều trị. 

Tổng kết

Ngạt mũi và đau đầu thường là kết quả của một bệnh nhẹ như cảm lạnh hoặc dị ứng. 

Một số người có thể phát triển các tình trạng nghiêm trọng hơn như viêm xoang do vi khuẩn, đau nửa đầu hoặc viêm tai. 

Nên nói chuyện với bác sĩ nếu cảm lạnh kéo dài hơn một tuần hoặc các triệu chứng nghiêm trọng khác.

Điều trị thường có thể thực hiện tại nhà với thuốc giảm đau không kê đơn và thuốc trị ngạt mũi. 

Phòng ngừa bao gồm rửa tay đúng cách và tránh các tác nhân gây dị ứng hoặc gây đau nửa đầu.

Xem thêm :

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!