11 lợi ích sức khỏe của gừng đã được khoa học chứng minh

Gừng là một loài thực vật có hoa có nguồn gốc từ Đông Nam Á, một trong những loại gia vị lành mạnh nhất (và ngon nhất) trên hành tinh này.

Gừng thuộc họ Zingiberaceae, có họ hàng gần với nghệ, bạch đậu khấu và riềng.

Thân rễ (phần nằm ngầm dưới mặt đất) của loài thực vật này là bộ phận thường được dùng làm gia vị. Nó thường được gọi là củ gừng hoặc đơn giản là gừng. 

Gừng có thể được sử dụng dưới dạng tươi, khô, bột, dầu hoặc nước ép. Nó là một thành phần rất phổ biến trong các công thức nấu ăn. Đôi khi nó còn được thêm vào thực phẩm chế biến sẵn và mỹ phẩm. 

Video: Sự thật về công dụng của gừng, bạn có biết? - ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương.

Dưới đây là 11 lợi ích sức khỏe của gừng đã được chứng minh bởi các nghiên cứu khoa học. 

Chứa gingerol - hợp chất có đặc tính y học mạnh mẽ 

Gừng có một lịch sử rất lâu đời trong y học cổ truyền. Nó hay được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa, giảm buồn nôn, giúp chống lại bệnh cúmcảm lạnh thông thường.

Mùi thơm và hương vị độc đáo của gừng đến từ các loại dầu tự nhiên của nó, trong đó quan trọng nhất là gingerol. 

Gingerol là hợp chất có hoạt tính sinh học chính trong gừng, chịu trách nhiệm cho phần lớn các đặc tính y học của gừng. Theo nghiên cứu, gingerol có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Ví dụ, nó có thể giúp giảm tình trạng stress oxy hóa - kết quả của việc cơ thể tích tụ quá nhiều gốc tự do.

Có thể điều trị nhiều dạng buồn nôn, đặc biệt là ốm nghén 

Nguồn ảnh: parents.comGừng giúp ngăn cơn buồn nuôn cực hiệu quả.

 Gừng có hiệu quả cao trong việc chống buồn nôn. Nó có thể giúp giảm tình trạng buồn nôn và nôn cho những người phải trải qua một số loại phẫu thuật. Gừng cũng có thể giúp giảm buồn nôn liên quan đến hóa trị, nhưng chúng ta cần có những nghiên cứu lớn hơn trên người để chứng minh cho điều này.

Gừng có tác dụng hiệu quả nhất trong trường hợp buồn nôn liên quan đến thai nghén, chẳng hạn như ốm nghén

Theo đánh giá của 12 nghiên cứu bao gồm tổng số 1.278 phụ nữ mang thai, sử dụng 1,1–1,5 gam gừng có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng buồn nôn. Tuy nhiên, đánh giá này kết luận rằng gừng không có tác dụng đối với các cơn nôn mửa.

Mặc dù gừng được coi là an toàn, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng một lượng lớn nếu bạn đang mang thai. 

Phụ nữ mang thai gần chuyển dạ hoặc bị sẩy thai nên tránh dùng gừng. Gừng cũng được chống chỉ định với tiền sử chảy máu âm đạo và rối loạn đông máu.

Có thể giúp giảm cân

Nguồn ảnh: medicircle.inGừng có thể giúp giảm cân.

Gừng có thể đóng một vai trò trong quá trình giảm cân, theo các nghiên cứu được thực hiện trên người và động vật.

Một đánh giá năm 2019 kết luận rằng việc bổ sung gừng trong chế độ ăn làm giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, tỷ lệ eo-hông và tỷ lệ hông ở những người thừa cân hoặc béo phì. 

Bên cạnh đó, một nghiên cứu năm 2016 trên 80 phụ nữ bị béo phì cho thấy gừng cũng có thể giúp giảm chỉ số khối cơ thể (BMI) và nồng độ insulin trong máu. Mức insulin cao trong máu có liên quan đến béo phì. Những người tham gia nghiên cứu đã sử dụng một liều lượng gừng tương đối cao hàng ngày - 2 gam bột gừng trong 12 tuần. 

Một đánh giá về thực phẩm chức năng năm 2019 cũng kết luận rằng gừng có tác dụng rất tích cực đối với béo phì và giảm cân. Tuy nhiên, các nghiên cứu bổ sung là cần thiết. 

Các bằng chứng ủng hộ vai trò của gừng trong việc giúp ngăn ngừa béo phì mạnh hơn trong các nghiên cứu trên động vật. Theo đó, những con chuột uống nước gừng hoặc chiết xuất gừng trong thời gian liên tục cho thấy trọng lượng cơ thể chúng bị giảm xuống, ngay cả trong trường hợp chúng được cung cấp một chế độ ăn nhiều chất béo. 

Tác dụng trên việc giảm cân của gừng có thể liên quan đến một số cơ chế nhất định, chẳng hạn như khả năng giúp tăng cường đốt cháy calo hoặc giảm viêm.

Có thể giúp chữa viêm xương khớp

Nguồn ảnh: chrisbaileyorthopaedics.comGừng chữa viêm xương khớp.

Viêm xương khớp là một vấn đề sức khỏe vô cùng phổ biến. Nó liên quan đến sự thoái hóa các khớp trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như đau khớp và cứng khớp. 

Một đánh giá cho thấy những người sử dụng gừng để điều trị viêm khớp đã giảm được đáng kể mức độ đau và tàn tật. 

Những tình nguyện viên nhận được từ 500 miligam (mg) đến 1 gam gừng mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 3 đến 12 tuần. Phần lớn trong số họ đã được chẩn đoán mắc viêm khớp gối. Người ta chỉ quan sát thấy các tác dụng phụ nhẹ trên người sử dụng, chẳng hạn như không ưa thích mùi vị của gừng. Tuy nhiên, mùi vị của gừng cùng với chứng khó tiêu vẫn khiến gần 22% số người tham gia nghiên cứu bỏ cuộc. Một nghiên cứu khác từ năm 2011 cho thấy sự kết hợp của gừng, nhũ hương, quế và dầu mè bôi tại chỗ có thể giúp giảm đau và cứng khớp ở những người bị viêm khớp gối. 

Có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và cải thiện các yếu tố nguy cơ của bệnh tim

Nguồn ảnh: wildwoodhealth.comGừng làm giảm lượng đường trong máu.

Đây là một lĩnh vực nghiên cứu tương đối mới, nhưng người ta thấy rằng gừng có thể có đặc tính mạnh chống lại bệnh tiểu đường

Trong một nghiên cứu năm 2015 với 41 người tham gia mắc bệnh tiểu đường typ 2, 2 gam bột gừng mỗi ngày làm giảm 12% chỉ số đường huyết lúc đói. 

Bên cạnh đó, nó cũng cải thiện đáng kể chỉ số hemoglobin A1c (HbA1c), một dấu hiệu phản ánh lượng đường trong máu dài hạn. HbA1c đã giảm 10% trong thời gian 12 tuần. 

Hơn nữa, tỷ lệ Apolipoprotein B/ Apolipoprotein A-I cũng giảm 28% và lượng malondialdehyde (MDA) cũng giảm 23%. Đây là những sản phẩm phụ của quá trình stress oxy hóa. Tỷ lệ ApoB/ ApoA-I cao và mức MDA cao đều là những yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đây chỉ là một nghiên cứu nhỏ. Kết quả thu được là vô cùng ấn tượng, nhưng chúng cần được xác nhận trong các nghiên cứu lớn hơn trước khi bất kỳ khuyến nghị nào có thể được đưa ra. 

Có một tin vui đó là một đánh giá năm 2019 cũng kết luận rằng gừng làm giảm đáng kể HbA1c ở những người bị tiểu đường typ 2. Tuy nhiên, trong đánh giá này người ta cũng thấy rằng gừng không có ảnh hưởng lên lượng đường trong máu lúc đói. 

Có thể giúp điều trị chứng khó tiêu mãn tính

Nguồn ảnh: istockphoto.comGừng điều trị chứng khó tiêu hiệu quả.

Chứng khó tiêu mãn tính đặc trưng bởi những cơn đau tái phát và cảm giác khó chịu ở vùng bụng trên. 

Người ta tin rằng tình trạng chậm làm rỗng dạ dày là nguyên nhân chính dẫn đến chứng khó tiêu. Điều thú vị là gừng đã được chứng minh là có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày. 

Những người bị khó tiêu cơ năng, khó tiêu mà không rõ nguyên nhân, đã được cho uống viên gừng hoặc giả dược trong một nghiên cứu nhỏ năm 2011. Một giờ sau đó, tất cả đều được cho ăn súp. Những người uống gừng mất 12,3 phút để làm rỗng dạ dày. Con số này là 16,1 phút ở những người dùng giả dược.

Những tác dụng này cũng được thấy trên những người không bị khó tiêu. Trong một nghiên cứu năm 2008 của một số thành viên trong cùng nhóm nghiên cứu, 24 người khỏe mạnh được cho uống viên gừng hoặc giả dược. Tất cả họ cũng được cho ăn súp một giờ sau đó. Tiêu thụ gừng giúp đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày một cách đáng kể so với dùng giả dược. Cụ thể, mất 13,1 phút đối với người dùng gừng và 26,7 phút đối với người dùng giả dược.

Có thể làm giảm đáng kể cơn đau bụng kinh 

Nguồn ảnh: makatimed.net.phGừng giảm đau bụng kinh.

Một trong những công dụng truyền thống của gừng là giảm đau, bao gồm cả đau bụng kinh

Trong một nghiên cứu năm 2009, 150 phụ nữ được hướng dẫn dùng gừng hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trong 3 ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt. Ba nhóm tình nguyện viên nhận được bốn liều bột gừng (250 mg), axit mefenamic (250 mg) hoặc ibuprofen (400 mg) hằng ngày. Và gừng đã cho thấy tác dụng giảm đau hiệu quả như hai NSAID kia. 

Nhiều nghiên cứu gần đây cũng kết luận rằng gừng có hiệu quả hơn giả dược và hiệu quả tương đương với các loại thuốc giảm đau như axit mefenamic, acetaminophen, caffeine và ibuprofen. 

Mặc dù những phát hiện này đầy hứa hẹn, nhưng vẫn cần các nghiên cứu chất lượng cao hơn với số lượng người tham gia nghiên cứu lớn hơn. 

Có thể giúp giảm lượng cholesterol

Nguồn ảnh: doctissimo.frGừng có thể giúp giảm lượng cholessterol.

Mức cholesterol LDL (xấu) cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Loại thực phẩm bạn ăn có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lượng LDL trong máu. 

Trong một nghiên cứu năm 2018 trên 60 người bị tăng lipid máu, 30 người được dùng 5 gam bột gừng mỗi ngày đã cho thấy mức cholesterol LDL (có hại) giảm đi 17,4% trong khoảng thời gian 3 tháng. 

Mặc dù sự sụt giảm LDL là rất ấn tượng, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là những người tham gia nghiên cứu đã sử dụng một liều lượng gừng rất cao. 

Nhiều người trong nghiên cứu về bệnh viêm khớp nói rằng mùi vị khó chịu trong miệng khi sử dụng gừng là lý do khiến họ bỏ cuộc, với liều được nhận là 500 mg – 1 gam gừng, trong khi đó liều dùng trong nghiên cứu về ảnh hưởng của gừng với lipid máu còn cao hơn thế 5–10 lần. Vì vậy, có khả năng hầu hết mọi người sẽ khó có thể sử dụng liều 5 gam đủ lâu để thấy được kết quả.

Trong một nghiên cứu cũ hơn từ năm 2008, những người dùng 3 gam bột gừng (ở dạng viên nang) mỗi ngày cũng giảm đáng kể hầu hết các chỉ số cholesterol. Mức cholesterol LDL (xấu) của họ giảm đi 10% trong 45 ngày. 

Những phát hiện này được củng cố bởi một nghiên cứu trên những con chuột bị suy giáp hoặc tiểu đường. Theo đó, chiết xuất gừng làm giảm cholesterol LDL (có hại) ở mức độ tương tự như thuốc hạ cholesterol Atorvastatin.

Các đối tượng nghiên cứu từ cả 3 nghiên cứu cũng cho thấy một sự sụt giảm trong tổng lượng cholesterol. 

Trên những người tham gia nghiên cứu năm 2008, cũng như những con chuột thí nghiệm, lượng chất béo trung tính trong máu cũng bị giảm xuống. 

Chứa một chất có thể giúp ngăn ngừa ung thư

Nguồn ảnh: theconversation.comGừng chứa chất có thể ngăn ngừa ung thư.

Gừng đã được nghiên cứu như một phương thuốc thay thế cho một số loại ung thư. 

Các đặc tính chống ung thư của gừng là nhờ gingerol, được tìm thấy với một lượng lớn trong gừng sống. Một dạng hợp chất được gọi là [6]-gingerol được coi là có tác dụng đặc biệt mạnh mẽ. 

Trong một nghiên cứu kéo dài 28 ngày trên những cá nhân có nguy cơ vừa phải mắc bệnh ung thư đại trực tràng, 2 gam chiết xuất gừng mỗi ngày làm giảm đáng kể các phân tử truyền tín hiệu gây viêm trong đại tràng. Tuy nhiên, một nghiên cứu tiếp theo ở những người có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng không cho kết quả tương tự. 

Có một số bằng chứng, mặc dù còn hạn chế, cho thấy gừng có thể có hiệu quả chống lại các bệnh ung thư đường tiêu hóa khác như ung thư tuyến tụy và ung thư gan. 

Gừng cũng được cho là có hiệu quả chống lại ung thư vú và ung thư buồng trứng. Nhưng nói chung, chúng ta vẫn cần phải nghiên cứu thêm về các tác dụng này. 

Có thể cải thiện chức năng não bộ và bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer

Nguồn ảnh: theconversation.comGừng có thể cải thiện chức năng não bộ.

Stress oxy hóa và tình trạng viêm mãn tính có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Chúng được cho là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác.

Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng các chất chống oxy hóa và các hợp chất có hoạt tính sinh học trong gừng có thể ức chế các phản ứng viêm xảy ra trong não. 

Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy gừng có thể giúp tăng cường trực tiếp chức năng não bộ. Trong một nghiên cứu năm 2012 trên phụ nữ trung niên khỏe mạnh, dùng chiết xuất gừng hàng ngày đã cho thấy có tác dụng cải thiện thời gian phản ứng và trí nhớ làm việc. 

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy gừng có thể giúp bảo vệ chống lại sự suy giảm chức năng não bộ do tuổi tác. 

Có thể giúp chống lại nhiễm trùng

Nguồn ảnh: timeshighereducation.comGừng giúp chống lại nhiễm trùng.

Gingerol trong gừng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. 

Trên thực tế, chiết xuất gừng có thể ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Theo một nghiên cứu năm 2008, nó rất có hiệu quả trong việc đẩy lùi những loại vi khuẩn miệng có liên quan đến viêm nướu và viêm nha chu. 

Gừng tươi cũng có thể có hiệu quả chống lại vi rút hợp bào hô hấp (RSV) - một nguyên nhân phổ biến của nhiễm trùng đường hô hấp. 

Bổ sung gừng vào chế độ ăn uống của bạn

Gà kho gừng là một món ăn vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng. Nguồn ảnh: maggi.com.vnGà kho gừng là một món ăn vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng. Nguồn ảnh: maggi.com.vn

Nếu bạn muốn bổ sung gừng vào chế độ ăn uống của mình, dưới đây là một số món ăn và đồ uống với gừng bạn có thể thử chế biến:

  • Gà kho gừng
  • Thịt bò kho gừng
  • Mứt gừng
  • Canh gừng chay
  • Nước sấu ngâm đường gừng
  • Trà gừng
  • Chè nếp gừng 

Tổng kết

Gừng chứa nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất có hoạt tính sinh học có lợi cho cơ thể và não bộ của bạn. Loại thảo dược này là một trong số rất ít siêu thực phẩm thực sự xứng đáng với danh hiệu mà nó được ban tặng.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Trà gừng Gừng mật ong Kẹo gừng
Xem thêm
Hương thơm và mùi vị độc đáo của gừng đến từ các loại dầu tự nhiên của nó, trong đó quan trọng nhất là gingerol. Đây cũng là hợp chất có hoạt tính sinh học chính trong củ gừng. Theo nhiều nghiên cứu, gingerol có hoạt tính chống oxy hóa mạnh mẽ, chống viêm, giảm đau, tiêu sưng. Từ ngàn xưa, gừng là vị thuốc dân gian rất quen thuộc, được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ tiêu hóa, giảm buồn nôn, ngăn tình trạng đầy hơi hay khó tiêu, kích thích sự thèm ăn và giúp giải cảm, chống lại bệnh cảm lạnh và cúm thông thường một cách hiệu quả. Ngoài ra, các nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh tác dụng của gừng trong việc giảm buồn nôn trong thai kỳ hoặc sau phẫu thuật; giảm triệu chứng viêm xương khớp ở giai đoạn đầu, đau nửa đầu, tăng huyết áp, phòng ngừa biến chứng tiểu đường, giảm nguy cơ ung thư.
Xem thêm
Gừng là loại dược liệu lành tính từ thiên nhiên, nên mẹ hoàn toàn có thể cho con sử dụng trà gừng với liều lượng hợp lý. Trà gừng sẽ giúp trị các triệu chứng ho do cảm lạnh của con mà không cần dùng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, khi con bị tiêu chảy, một chút trà gừng sẽ làm giảm triệu chứng của bệnh. Giúp con ấm bụng và dễ chịu hơn.
Xem thêm
Một nghiên cứu được tiến hành ở phụ nữ béo phì với 2 viên gừng bột 1 gam mỗi ngày trong 12 tuần. Kết quả cho thấy, những người phụ nữ này giảm cảm giác thèm ăn và số đo cơ thể giảm đáng kể so với những người dùng giả dược. Hiệu quả của nghiên cứu này được thể hiện rõ ràng hơn ở những người có một bộ gen cụ thể. Đây có thể là một trong những manh mối cho thấy gừng có thể có tác dụng giảm cân tốt hơn ở một số người so với những người khác. Tuy nhiên, các nhà khoa học cần nghiên cứu thêm để có thêm những minh chứng cụ thể cho tác dụng của gừng.
Xem thêm
Lợi ích sức khỏe của gừng đối với trẻ sơ sinh tuy phong phú nhưng chưa được nhiều người biết đến. Mặc dù gừng thường được sử dụng phổ biến nhất để giảm ho ở trẻ sơ sinh, gừng cũng có thể mang lại những lợi ích khác.
Xem thêm
2.1.Giảm đau nhức xương khớp 2.2.Làm dịu đau cơ bắp 2.3.Cải thiện hệ tiêu hóa, giảm chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) 2.4.Ngăn ngừa bệnh ung thư 2.5.Bảo vệ chống lại bệnh tật 2.6.Giảm đau do co thắt khi tới kỳ kinh nguyệt 2.7.Bảo vệ răng miệng 2.8.Cải thiện độ nhạy insulin 2.9.Giúp điều trị chứng nôn và buồn nôn
Xem thêm
Theo thống kê cho thấy, có khoảng 80% phụ nữ có các dấu hiệu của chứng ốm nghén trong ba tháng đầu của thai kỳ, bao gồm buồn nôn và nôn mửa. May mắn thay, trong củ gừng có chứa nhiều hợp chất thực vật có thể giúp phụ nữ mang thai giảm bớt được một số triệu chứng khó chịu. Cụ thể, trong củ gừng có chứa hai loại hợp chất thực vật, bao gồm gingerols và shogaols, chúng có khả năng hoạt động trên các thụ thể trong hệ tiêu hoá và thúc đẩy quá trình làm rỗng dạ dày diễn ra nhanh chóng hơn, từ đó giúp làm giảm được cảm giác buồn nôn. Thông thường, trong gừng sống sẽ chứa một lượng lớn chất gingerols, trong khi shogaols có nhiều hơn trong gừng khô. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng có thể uống trà gừng được làm từ gừng tươi hoặc khô. Chúng cũng có thể chứa các hợp chất có tác dụng chống buồn nôn và thích hợp để điều trị cho chứng ốm nghén trong thai kỳ.
Xem thêm
2.1. Vấn đề về tim mạch 2.2. Bất lợi với người mang thai 2.3. Gừng có thể gây giảm đường máu 2.4. Gây hại dạ dày 2.5. Tiêu chảy 2.6. Gây dị ứng da và mắt
Xem thêm
Bên cạnh những lợi ích về sức khỏe đã được liệt kê, nước gừng vẫn có những rủi ro của riêng nó. Như với bất kỳ loại thảo mộc hoặc chất bổ sung nào, gừng có thể tương tác kém với các loại thuốc khác mà bạn dùng. Các tác dụng phụ từ gừng rất hiếm nhưng có thể bao gồm những điều sau nếu tiêu thụ gừng quá mức: Ợ nóng Đầy hơi Đau bụng Bỏng miệng Không tiêu thụ quá 4 gam gừng mỗi ngày dưới mọi hình thức.
Xem thêm
Nhiều người thắc mắc rằng gừng có hại dạ dày không hoặc sử dụng nhiều gừng có tốt cho dạ dày không? Với đa số người bị đau dạ dày thì gừng có tác dụng tốt, song đối với một số trường hợp thì gừng hại dạ dày và tuyệt đối không nên dùng đó là: Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng khi ăn gừng sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, làm cho lớp niêm mạc bị ăn mòn hoặc vết loét sẽ càng nghiêm trọng hơn. Gừng ngăn ngừa hình thành cục máu đông nên có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu, gây ra xuất huyết tiêu hoá khó cầm, do đó những người từng có bệnh lý về rối loạn đông máu không nên sử dụng gừng.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Gừng
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!