Tác dụng của việc ngâm chân bằng nước gừng
Video: Tác dụng của việc ngâm chân bằng nước muối gừng.
Theo y học cổ truyền Châu Á, cơ thể được so sánh với một cái cây và bàn chân được coi như gốc rễ của cái cây ấy. Khi cây cối suy tàn, rễ cây khô héo. Tương tự, khi chúng ta già đi hoặc có các vấn đề sức khỏe mãn tính, các triệu chứng liên quan đến bàn chân như đau dây thần kinh, đau cơ xương khớp, các vấn đề về tuần hoàn hoặc sự mất cân bằng sẽ xảy ra.. Việc ngâm chân thường xuyên với các loại thảo mộc sẽ giúp giữ cho đôi chân của bạn chắc khỏe và cơ thể bạn cũng sẽ nhận được nhiều lợi ích từ việc làm đó. Dưới đây là những tác dụng mà việc ngâm chân bằng nước gừng mang lại cho bạn.
Giảm đau trong viêm khớp, viêm đa khớp
Nước gừng pha muối có tác dụng làm dịu cơn đau do viêm khớp, phòng chống tình trạng đau khớp cổ chân, đau gót chân. Thực hiện ngâm chân bằng nước nóng có pha muối và gừng giã nhuyễn hàng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn có thể phòng ngừa nhiều bệnh tật.
Sưởi ấm bàn chân lạnh cóng
Thực hiện ngâm chân trong nước ấm (40 - 50oC) có pha muối và gừng giã nhuyễn trong khoảng 20 phút mỗi ngày sẽ làm giãn các mạch máu, giúp cho máu lưu thông khắp cơ thể. Bạn có thể ngâm cả tay trong hỗn hợp nước này, và bạn sẽ có một giấc ngủ sâu hơn. Trong quá trình ngâm bạn nên xoa bóp hay massage nhẹ nhàng chân và tay để tăng cường tuần hoàn máu.
Giảm đau chấn thương vùng chân
Cách làm này chỉ được áp dụng với các trường hợp là chấn thương phần mềm, không sử dụng trong trường hợp có vết thương hở.
Trong các cách giảm đau của kỹ thuật phục hồi chức năng sau chấn thương có hai phương pháp là chườm nóng và chườm lạnh. Và phương pháp ngâm chân hoặc tay với nước gừng ấm có pha muối sẽ giúp giảm đau cơ chân, tay tức thì đồng thời giúp đầu óc bạn thư thái, dễ chịu hơn.
Chữa cao huyết áp, hoa mắt chóng mặt
Do việc ngâm chân bằng nước gừng nóng có đặc tính làm giãn mạch nên đồng thời cũng khiến cho huyết áp của bạn giảm đi đáng kể trong trường hợp bị tăng cao đột ngột. Nước gừng nóng giã nhuyễn mặc dù tiếp xúc với bên ngoài da chân nhưng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó huyết áp từ từ giảm xuống.
Chữa chứng mất ngủ
Một liệu pháp an toàn, rẻ tiền mà lại vô cùng hữu hiệu để chữa chứng mất ngủ là ngâm chân với nước gừng ấm mỗi tối trước khi đi ngủ. Lý do bởi, khi bạn về nhà sau một ngày làm việc vất vả, ngâm chân trong chậu nước gừng ấm không chỉ xua tan mệt mỏi mà còn khiến cho hệ thống trung khu thần kinh của bạn được kích thích nhẹ nhàng, ức chế vỏ đại não, giúp bạn ngủ sâu, ngon giấc và mau phục hồi sức khỏe.
Chữa chứng di tinh, xuất tinh sớm
chữa yếu sinh lý được hiệu quả hơn.
Một lợi ích phải kể đến của việc ngâm chân bằng muối gừng là tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực, thúc đẩy lưu thông máu đến các bộ phận trong cơ thể, trong đó có bộ phận sinh dục. Dưới tác động của muối gừng và nước ấm, các đầu mút thần kinh ở bàn chân sẽ được kích thích và tác động tích cực đến hệ thần kinh trung ương, giúp các quý ông thư giãn tinh thần, dễ đi vào giấc ngủ. Nhờ vậy mà việc ngâm chân bằng nước muối ấm có thể hỗ trợ cho quá trìnhNgâm chân bằng nước nóng tác dụng khử mùi hôi của chân
Việc ngâm chân không chỉ đem lại cho bạn cảm giác thoải mái, thư giãn mà còn là cách hữu hiệu giúp bạn đối phó với mùi hôi chân . Ngâm chân giúp làm sạch và giúp bạn có đôi bàn chân thơm tho. Ngoài nước ấm và muối bạn có thể một vài loại thảo dược khác như nước cốt chanh hoặc vỏ chanh, phèn chua để nhận được kết quả tốt hơn.
Giảm viêm tắc tĩnh mạch chân
Việc dùng nước muối gừng có hiệu quả rất tốt, đặc biệt là phụ nữ có bầu ngâm chân nước muối gừng nóng rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Hạn chế bị phù chân, lưu thông máu huyết, giảm đau nhức vùng bắp chân, hông hiệu quả.
Lưu ý: Người bị bệnh giãn tĩnh mạch không nên ngâm chân nước nóng.
Trị bệnh ngoài da
Bạn có thể trị bệnh nấm chân và trị nấm móng bằng cách ngâm chân trong nước nóng và muối. Vì muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da tốt nhất, đặc biệt là chăm sóc da chân vì nó có thể dưỡng ẩm và tẩy da chết, giảm viêm nhiễm, giảm ngứa, đau, nhức, đồng thời có khả năng sát trùng nên da vừa sạch hơn vừa nhanh phục hồi do viêm nhiễm nấm.
Các cách ngâm chân bằng nước gừng
Cách ngâm chân bằng nước gừng truyền thống
Để khai thác được tối đa tác dụng của gừng, hãy sử dụng gừng tươi và đun nhỏ lửa. (Tránh đun sôi sẽ làm mất đi tinh dầu và do đó làm giảm dược tính của nó.) Gừng khô cũng có thể được sử dụng để ngâm chân, nhưng tốt nhất là bạn nên dùng gừng tươi.
Nguyên liệu:
- 1,5l nước
- 1 củ gừng già tươi
- 20g muối hạt
Thực hiện:
Bạn đập nát gừng rồi cho vào nước đã đun sôi, sau đó hòa tan muối hạt trong nước gừng. Điều chỉnh nhiệt độ nước cho thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể bỏ gừng, muối vào đun cùng nước rồi đợi nước giảm nhiệt và ngâm chân. Khi ngâm chân, bạn hãy kết hợp xoa bóp bấm huyệt bàn chân để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nước gừng ngâm chân với các loại thảo mộc khác
Để tạo cảm giác sảng khoái cũng như tăng cường các đặc tính chữa bệnh, hãy thêm vào nước gừng một vài giọt tinh dầu như hoa oải hương hoặc hoa hồng. Bạn cũng có thể thêm gừng vào bất kỳ loại nước sắc nào sau đây nếu bạn cũng muốn tăng cường lưu thông máu và xua tan bệnh cảm lạnh.
- Đun nhỏ lửa 1⁄4 đến 1/3 cốc thảo mộc khô, như bạch chỉ hoặc bồ công anh, trong 40 phút.
- Đun nhỏ lửa với 1 chén thảo mộc tươi, như hương thảo, trong 20 phút.
- Không cần đun nhỏ lửa, thêm trực tiếp vào bồn tắm nước nóng: nước chanh, giấm, muối Epsom, rượu hoặc 5 giọt tinh dầu (trộn vào một loại dầu vận chuyển như dầu ô liu)
Rễ cây bạch chỉ (1/3 chén) và quả nhãn khô (2 muỗng canh): Hỗ trợ thư giãn, làm sáng da và giúp cải thiện các vấn đề về sắc tố da
Rễ cây bồ công anh: Khóa nhiệt và độc tố gây bệnh
Muối Epsom: Chữa táo bón và mệt mỏi; thư giãn cơ bắp
Hương thảo: Tạo sự ấm áp và hỗ trợ trí nhớ
Dầu cây trà (thêm 5 giọt dầu vào dầu vận chuyển như dầu ô liu) hoặc giấm: chống nấm, khử mùi hôi chân
Giấm hoặc nước chanh: Làm mềm bàn chân chai sạn
Rượu (1⁄4 cốc): Tăng cường lưu thông máu
Một số nguyên tắc khi ngâm chân
Ngâm chân trong nước quá nóng có thể dẫn đến đau, tấy đỏ, thậm chí là bỏng nặng. Do đó, nước ngâm chân ấm không quá 41 độ C. Sau khi ngâm khoảng 10 phút có thể thêm nước nóng để giữ ổn định nhiệt độ của nước.
Người có bệnh tim mạch, huyết áp, thường xuyên choáng váng đầu thì cần lưu ý, không ngâm chân lâu, và chỉ ngâm ở nhiệt độ khoảng 37 độ C.
Nước trong chậu phải ngập qua mắt cá chân (khoảng 2cm). Nếu ngâm trong thùng cao thì ngâm chân trong nước tới bắp chân nhằm giúp khí huyết lưu thông tốt nhất.
Hãy chắc chắn rằng bàn chân của bạn có đủ chỗ ngâm và chậu ngâm không quá chật chội, nhồi nhét.
Thời gian ngâm chân tốt nhất là 9 giờ tối vì đây là thời điểm thận khí yếu nhất trong ngày. Nếu ngâm chân sẽ giúp tăng thân nhiệt, huyết quản sẽ nở ra, có lợi cho việc tăng tuần hoàn máu.
Khi ngâm chân cần ngồi thẳng lưng và ngâm trong khoảng từ 20 – 30 phút. Khi ngâm nên kết hợp xoa bóp chân và lòng bàn chân.
Lưu ý quan trọng:
- Không ngâm chân với nước quá nóng.
- Không ngâm chân khi đói hoặc khi vừa ăn nó.
- Không ngâm chân khi ngồi phòng lạnh (điều hòa hoặc quạt quá lạnh)
- Không đi ngủ luôn sau khi ngâm chân
- Những người không nên ngâm chân
- Ngâm chân tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng phương pháp này.
Những đối tượng sau nên tuyệt đối tránh ngâm chân:
Trẻ em không nên ngâm chân nước nóng vì nếu ngâm có thể khiến dây chằng chân trở nên lỏng lẻo, không có lợi cho việc phát triển chân, thậm chí làm cho cột sống biến dạng...
Người bị viêm khớp dạng thấp, xơ cứng tắc nghẽn động mạch (những bệnh của người già) vì ngâm chân nước nóng lâu ngày có thể dẫn tới hoại tử.
Người bị giãn tĩnh hoặc bị suy tĩnh mạch hạn chế ngâm chân nước nóng. Nếu ngâm chân thì sử dụng nước ấm với nhiệt độ dưới 40 độ C.
Người mắc bệnh tiểu đường lớp da chân tương đối mỏng, dây thần kinh và bàn chân nhạy cảm với nhiệt độ. Ngoài ra, nếu chân bị mụn nước nhỏ, không xử lý tốt có thể dẫn đến nhiễm trùng bàn chân, viêm loét…
Người trong thời gian bị bong gân, có vết thương hở ở chân thì không nên ngâm chân.
Người mắc bệnh herpes ở chân, eczema không phù hợp với ngâm chân vào nước nóng.
Người sau khi uống rượu không nên ngâm chân.
Xem thêm: