Đau bụng kinh còn gọi là thống kinh có hai loại: nguyên phát và thứ phát.
Đau bụng kinh nguyên phát xảy ra trước và trong kỳ kinh. Nếu trước đó kỳ kinh nguyệt diễn ra bình thường, sau này cơn đau xuất hiện dữ dội hơn ảnh hưởng đến cuộc sống thì gọi là đau bụng kinh thứ phát. Một số nguyên nhân gây ra đau bụng kinh thứ phát là u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung.
Nguyên nhân
Không phải lúc nào cũng có thể xác định được nguyên nhân đau bụng kinh. Nguy cơ đau bụng kinh cao hơn ở một số đối tượng:
- Tuổi dưới 20
- Tiền sử gia đình có người đau bụng kinh
- Hút thuốc
- Kỳ kinh nguyệt ra nhiều máu
- Kinh nguyệt không đều
- Chưa có con
- Dậy thì sớm trước 11 tuổi
Prostaglandin được sản xuất để kích hoạt các cơn co tử cung tống lớp niêm mạc bị bong ra ngoài. Nồng độ prostaglandin tăng ngay trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Co cơ gây đau bụng kinh. Ngoài ra triệu chứng này còn có thể liên quan đến một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn như:
- Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). PMS là tình trạng phổ biến gây ra bởi những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể xảy ra từ 1 đến 2 tuần trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Các triệu chứng thường biến mất sau khi bắt đầu ra máu.
- Lạc nội mạc tử cung. Đây là một tình trạng bệnh lý gây đau dữ dội do các tế bào niêm mạc tử cung nằm sai vị trí trong cơ thể, thường là trên ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc mô lót trong khung chậu. Sai vị trí làm cho các mô ngoài tử cung có niêm mạc dễ bị viêm, đau.
- U xơ tử cung là những khối u lành tính cản trở hoạt động co bóp của tử cung gây ra triệu chứng đau hoặc kinh nguyệt không đều.
- Bệnh viêm vùng chậu (PID). PID là bệnh nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng thường do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra, tình trạng viêm gây ra triệu chứng đau.
- Lạc nội mạc trong cơ tử cung. Đây là một bệnh hiếm gặp, trong đó niêm mạc tử cung phát triển vào trong lớp cơ, gây viêm và đau, ra nhiều máu, ra máu kéo dài.
- Hẹp cổ tử cung. Hẹp cổ tử cung là bệnh lý hiếm gặp, trong đó cổ tử cung quá nhỏ hoặc hẹp đến mức làm chậm lưu thông máu kinh và chất dịch làm tăng áp lực tử cung gây đau.
Chăm sóc tại nhà
Các phương pháp chăm sóc tại nhà có tác dụng giảm đau bao gồm:
- Chườm nóng vùng bụng dưới hoặc lưng
- Massage bụng
- Tắm nước ấm
- Tập thể dục thường xuyên
- Ăn các bữa ăn nhẹ, bổ dưỡng
- Thực hiện các động tác thư giãn hoặc tập yoga
- Dùng thuốc chống viêm ibuprofen vài ngày trước khi có kinh
Bổ sung vitamin và dưỡng chất cần thiết như:
- Vitamin B-6
- Vitamin B-1
- Vitamin E
- Axit béo omega-3
- Canxi
- Magiê
- Nâng cao chân hoặc chèn gối dưới đầu gối
- Hạn chế muối, rượu, caffein và đường để ngăn ngừa đầy hơi
Khi nào cần trao đổi với bác sĩ
Nếu cơn đau bụng kinh ảnh hưởng công việc hàng tháng, bạn nên nói chuyện với bác sĩ phụ khoa. Nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng của bạn đặc biệt khi có các vấn đề sau:
- Đau sau khi đặt vòng tránh thai
- Có ba kỳ kinh nguyệt đau liên tục
- Cục máu đông lớn, nhiều
- Co thắt kèm tiêu chảy và buồn nôn
- Đau vùng chậu khi không hành kinh
Co thắt đột ngột hoặc đau vùng chậu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nhiễm trùng không được điều trị có thể tạo sẹo có thể dẫn đến vô sinh.
Nếu có các triệu chứng của nhiễm trùng sau cần phải được điều trị:
- Sốt
- Đau vùng chậu dữ dội
- Đau đột ngột, đặc biệt nếu bạn đang mang thai
- Dịch âm đạo có mùi hôi
Chẩn đoán
Để tìm nguyên nhân đau bụng kinh cần xem xét kỹ bệnh sử cũng như thăm khám đầy đủ. Điều này sẽ bao gồm một cuộc kiểm tra vùng chậu để phát hiện bất thường trong hệ thống sinh sản cũng như tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng có thể là nguyên nhân.
Nếu việc thăm khám không tìm thấy nguyên nhân, có thể sử dụng một số xét nghiệm sau:
Tùy thuộc vào kết quả của xét nghiệm, nếu cần thiết có thể yêu cầu nội soi ổ bụng. Đây là một thủ thuật trong đó rạch một đường nhỏ trên bụng để đưa ống gắn camera vào trong ổ bụng để tìm nguyên nhân.
Điều trị y tế
Nếu chăm sóc tại nhà không hiệu quả, có thể đến trung tâm y tế để điều trị.
Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân của cơn đau. Nếu nhiễm trùng vùng chậu PID hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) sử dụng thuốc kháng sinh là cần thiết. Một số thuốc được kê bao gồm:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Bạn có thể mua loại không cần kê đơn hoặc mua thuốc theo đơn của bác sĩ.
- Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen (Tylenol) hoặc thuốc giảm đau theo đơn có tác dụng giảm đau mạnh hơn.
- Thuốc chống trầm cảm giúp giảm bớt một số triệu chứng liên quan đến thay đổi tâm trạng thường gặp trong hội chứng tiền kinh nguyệt.
Thuốc tránh thai có thể có tác dụng trong trường hợp này. Tránh thai bằng nội tiết tố có sẵn dưới dạng thuốc viên, miếng dán, vòng âm đạo, thuốc tiêm, que cấy hoặc vòng tránh thai. Hormone ngăn chặn sự rụng trứng, có thể kiểm soát các cơn đau bụng kinh.
Phẫu thuật điều trị lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung. Đây là một lựa chọn khi các phương pháp điều trị khác không có tác dụng. Phẫu thuật loại bỏ cấu trúc bất thường là nguyên nhân gây ra cơn đau.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, cắt bỏ tử cung (phẫu thuật cắt bỏ tử cung) được chỉ định nếu cơn đau dữ dội không đáp ứng với các phương pháp kể trên.
Cắt bỏ tử cung, bạn sẽ không thể có con được nữa. Lựa chọn này thường áp dụng cho các trường hợp đã đủ con, hoặc ở ngoài độ tuổi sinh sản.
Xem thêm: