Đau hố chậu trái: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Đau hố chậu trái hay đau vùng bụng dưới bên trái thường không phải là triệu chứng của những bệnh lý nghiêm trọng, nhưng cũng không nên bỏ qua. Một số nguyên nhân gây đau hố chậu trái như tình trạng đầy hơi hoặc nhiễm trùng.

Nếu cơn đau dai dẳng hoặc đột ngột đau dữ dội có thể là tình trạng cấp cứu cần được điều trị.

Nguyên nhân đau hố chậu trái

Đau bụng dưới bên trái có thể là triệu chứng gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Một số khá phổ biến và lành tính, trong khi những số khác có thể nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế.

Viêm túi thừa

Hình ảnh nội soi đại tràng phát hiện lỗ mở ra các túi thừa – Nguồn ảnh: emedicalacademy.comHình ảnh nội soi đại tràng phát hiện lỗ mở ra các túi thừa – Nguồn ảnh: emedicalacademy.comViêm túi thừa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau hố chậu trái, xảy ra khi các túi thừa thường xuất hiện tại những vị trí yếu trên vách đại tràng bị nhiễm trùng và viêm.

Túi thừa có thể hình thành ở mọi lứa tuổi thường nhưng xuất hiện phổ biến ở người trưởng thành. Số lượng túi gia tăng theo tuổi và cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm hoặc vỡ.

Mức độ đau do viêm túi thừa có xu hướng tăng lên trong hoặc ngay sau bữa ăn.

Các triệu chứng khác của bệnh lý này bao gồm:

Bệnh Celiac 

Những thực phẩm có nguồn gốc từ lúa mỳ như bánh quy, bánh mỳ, ngũ cốc tổng hợp  và beer chứa gluten – Nguồn ảnh: diabete.co.ukNhững thực phẩm có nguồn gốc từ lúa mỳ như bánh quy, bánh mỳ, ngũ cốc tổng hợp  và beer chứa gluten – Nguồn ảnh: diabete.co.uk

Celiac là bệnh lý mạn tính liên quan tới hệ tiêu hóa xảy ra khi một người không thể tiêu hóa gluten - một loại protein được tìm thấy trong lúa mì cũng như một số loại thực phẩm và sản phẩm bổ sung.

Hệ thống miễn dịch của bệnh nhân celiac tấn công và làm tổn thương thành ruột, gây ra một loạt các vấn đề về tiêu hóa và thiếu hụt vitamin.

Triệu chứng của bệnh celiac bao gồm:

Trẻ em mắc bệnh celiac chưa được chẩn đoán có thể bị suy dinh dưỡng cũng như cản trở quá trình tăng trưởng của bé. 

Chướng bụng

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước giúp cải thiện tình trạng chướng bụng – Nguồn ảnh: mcezone.comBổ sung thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước giúp cải thiện tình trạng chướng bụng – Nguồn ảnh: mcezone.comChướng bụng là hiện tượng tích tụ khí trong đường tiêu hóa. Khí này có thể bị nuốt vào khi ăn hoặc sinh ra từ quá trình tiêu hóa.

Tình trạng này thường không đáng ngại vì khí có thể thoát ra ngoài qua trực tràng hoặc thực quản. Chướng bụng gây đau và khó chịu đến khi chúng được loại bỏ khỏi cơ thể.

Một số nguyên nhân gây chướng bụng như:

  • Ăn nhiều thức ăn khó tiêu
  • Rối loạn vi khuẩn dường ruột
  • Hút thuốc
  • Kẹo cao su
  • Ăn quá nhiều
  • Thức ăn khó tiêu
  • Vi khuẩn

Đi khám nếu tình trạng này tái diễn thường xuyên gây đau kèm theo các triệu chứng khác như

  • Sụt cân không ro lý do
  • Táo bón
  • Máu trong phân
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Ợ nóng

Không dung nạp lactose

Bệnh nhân không dung nạp glucose chỉ ăn một lượng nhỏ thực phẩm nguồn gốc từ sữa – Nguồn ảnh: elitecarehouston.comBệnh nhân không dung nạp glucose chỉ ăn một lượng nhỏ thực phẩm nguồn gốc từ sữa – Nguồn ảnh: elitecarehouston.comBệnh nhân không dung nạp lactose gặp khó khăn trong quá trình tiêu hóa sữa và các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa như pho mát và sữa chua. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt hàm lượng enzyme lactase.

Lactase phân giải đường lactose trong sữa tạo thành hai loại đường đơn glucose và galactose.

Hàm lượng lactose cao trong máu có thể là nguyên nhân hình thành các triệu chứng của hội chứng không dung nạp lactose, bao gồm:

  • Đi ngoài phân lỏng hoặc tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Đầy hơi
  • Chướng bụng
  • Buồn nôn
  • Sôi bụng

Bệnh viêm ruột

Bệnh Crohn và viêm loét đai tràng là hai bệnh lý phổ biến gây viêm ruột – Nguồn ảnh: ibdrelief.comBệnh Crohn và viêm loét đai tràng là hai bệnh lý phổ biến gây viêm ruột – Nguồn ảnh: ibdrelief.comCrohn và viêm loét đại tràng là những bệnh lý mạn tính gây ra tình trạng viêm đau ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiêu hóa.

Bệnh Crohn phổ biến ở ruột non trong khi viêm loét đại tràng thường xuất hiện ở ruột già.

Nguyên nhân gây ra bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng vẫn là một dấu hỏi lớn. Các triệu chứng phổ biến của hai bệnh lý trên bao gồm đau bụng và tiêu chảy ra máu, cũng có thể kèm theo sốt và sụt cân không rõ nguyên nhân.

Khó tiêu

Khó tiêu thường gây khó chịu vùng thượng vị - Nguồn ảnh: bbcgoodfood.comChứng khó tiêu do axit tích tụ sau khi ăn. Tình trạng này thường gây đau vùng thượng vị. Trong một số trường hợp hiếm gặp, đau do khó tiêu có thể xảy ra ở phần bụng dưới.

Thông thường, phần lớn các trường hợp khó tiêu đều ở mức độ nhẹ, chúng bao gồm các triệu chứng như cảm giác nóng rát, đau âm ỉ, khó chịu, ợ chua, đầy hơi hoặc chướng bụng.

Zona thần kinh

Bệnh zona là bệnh nhiễm trùng da do virus thần kinh Varicella zoster (VZV) - virus gây bệnh thủy đậu, thuộc họ virus herpes gây nên – Nguồn ảnh: straitstime.comBệnh zona là bệnh nhiễm trùng da do virus thần kinh Varicella zoster (VZV) - virus gây bệnh thủy đậu, thuộc họ virus herpes gây nên – Nguồn ảnh: straitstime.comBệnh zona do cùng một loại vi rút gây bệnh thủy đậu gây ra. Bệnh thủy đậu thường không tái phát tuy nhiên virus gây bệnh thủy đậu có thể tái hoạt động gây bệnh zona gây đau và phát ban ở một bên bụng.

Tiêm chủng là biện pháp phòng ngừa lây nhiễm vi rút và giảm rủi ro nhiễm bệnh sau này.

Các triệu chứng của bệnh zona bao gồm:

  • Đau khi chạm vào
  • Ngứa
  • Vùng da xung quanh tăng nhạy cảm
  • Phát ban
  • Mụn nước có thể vỡ ra gây sẹo

Bệnh nhân có thể đau và ngứa trên một vùng da, đồng thời sốt hoặc cảm thấy khó chịu toàn thân trước khi phát ban và nặng hơn khi nổi ban

Hội chứng ruột kích thích – IBS (Irritable bowel syndrome)

Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thường có cám giác buồn đi ngoài – Nguồn ảnh: medicalnewstoday.comBệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thường có cám giác buồn đi ngoài – Nguồn ảnh: medicalnewstoday.comHội chứng ruột kích thích là bệnh lý rối loạn tiêu hóa mạn tính chỉ được chẩn đoán khi đã loại trừ các nguyên nhân khác.

Triệu chứng của IBS bao gồm:

Thoát vị

Kích thước khối thoát vị thay đổi tùy thuộc mức đọ thoát vị - Nguồn ảnh: merckmanuals.comKích thước khối thoát vị thay đổi tùy thuộc mức đọ thoát vị - Nguồn ảnh: merckmanuals.comThoát vị là hiện tượng một phần cơ quan trong cơ thể đẩy qua thành bụng, hình thành khối thoát vị giữa hoặc gần bẹn.

Nhiều loại thoát vị khác nhau xảy ra và thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chúng. Hiện tượng này có thể gây ra một số biến chứng, vì vậy hãy đi khám khi phát hiện khối thoát vị.

Một số triệu chứng thoát vị bao gồm:

  • Đau khi nâng một vật
  • Căng tức
  • Đau ngày càng tăng
  • Tăng kích thước khối thoát vị
  • Cảm giác đầy bụng

Táo bón

Táo bón gây ứ đọng chất bã, kích thích niêm mạc đại tràng gây đau – Nguồn ảnh: markwongsurgery.comTáo bón gây ứ đọng chất bã, kích thích niêm mạc đại tràng gây đau – Nguồn ảnh: markwongsurgery.comTáo bón là hiện tượng một người gặp khó khăn trong lúc đi đại tiện, thường do chế độ ăn dinh dưỡng không đầy đủ và ít tập thể dục. Cải thiện chế độ ăn uống kết hợp tăng cường tập thể dục là hai cách điều trị táo bón hiệu quả nhất.

Một số triệu chứng của táo bón bao gồm:

  • Khó khăn khi đi ngoài
  • Thường xuyên phải rặn khi đi ngoài.
  • Phân vón cục hoặc rất cứng
  • Cảm giác trực tràng tắc nghẽn
  • Cảm giác đi ngoài không hết
  • Đi ngoài ít hơn 3 lần một tuần

Sỏi thận 

Phẫu thuật nội soi sỏi thận – Nguồn ảnh: rghospital.comPhẫu thuật nội soi sỏi thận – Nguồn ảnh: rghospital.comSỏi hình thành do sự tích tụ canxi ở cả hai thận.

Bệnh nhân không nhận ra sự hình thành sỏi thận trong cơ thể cho đến khi viên sỏi gây ra các vấn đề như tắc nghẽn một phần thận hoặc đau nhói khi chúng di chuyển.

Các triệu chứng điển hình của sỏi thận gồm:

  • Đau bụng
  • Tiểu đau
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Tiểu máu
  • Sốt
  • Tiểu nhiều lần

Tắc ruột

Tắc ruột là tình trạng thức ăn không thể di chuyển trong ống tiêu hóa, gây ra triệu chứng đau thành cơn rõ rệt, cần khám và điều trị kịp thời.

Tắc nghẽn đường ruột phổ biến hơn ở người lớn tuổi và thường là biến chứng của một số bệnh lý như viêm túi thừa hoặc ung thư ruột kết.

Các triệu chứng phổ biến của tắc ruột bao gồm:

  • Đau bụng cơn
  • Không đi ngoài được
  • Chướng bụng
  • Nôn mửa
  • Táo bón

Chẩn đoán đau hố chậu trái

Nếu triệu chứng đau bụng dưới trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định nhiều kỹ thuật thăm dò khác nhau để xác định chính xác nguyên nhân đồng thời đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp

Một số kỹ thuật thăm dò bao gồm:

  • Chụp cắt lớp vi tính - CT scanner
  • Siêu âm 
  • Chụp cộng hưởng từ - MRI (Magnetic Resonance Imaging)
  • Thăm khám lâm sàng bằng cách sờ nắn xung quanh vị trí đau nhằm đánh giá phản ứng khi chạm vào và xác định những u cục bất thường.
  • Nội soi: Ống nội soi có gắn đèn và camera được đưa xuống cổ họng, vào dạ dày, cung cấp hình ảnh giải phẫu trực quan ống tiêu hóa.

Khi xác định nguyên nhân gây đau bụng, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị hợp lý.

Điều trị đau hố chậu trái

Kế hoạch điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh.

Đau bụng dưới do nhiễm trùng đường tiêu hóa như viêm túi thừa thường chỉ cần dùng thuốc kháng sinh và nghỉ ngơi để điều trị.

Tình trạng bất thường về cấu trúc như thoát vị hoặc tắc ruột, có thể cần chỉ định phẫu thuật.

Táo bón và đầy hơi thường được điều trị bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sử dụng thuốc nhuận tràng khi triệu chứng nghiêm trọng. Những bệnh lý gây đau bụng dưới mạn tính như hội chứng ruột kích thích – IBS (irritable bowel syndrome) hoặc bệnh Crohn cần quản lý chế độ ăn uống một cách nghiêm ngặt để kiểm soát tốt triệu chứng.

Điều trị chứng không dung nạp thực phẩm như không dung nạp lactose bằng cách loại thực phẩm đó khỏi chế độ ăn uống.

Thời điểm nên đi khám.

Khi xuất hiện cơn đau không rõ lý do hoặc kèm theo các triệu chứng khác bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Những cơn đau mạn tính cũng cần được khám và đánh giá để loại trừ nguyên nhân nghiêm trọng.

Tổng kết.

Phần lớn trường hợp đau bụng dưới không ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe người bệnh.

Nếu đau bụng là triệu chứng của bệnh lý mạn tính như bệnh Crohn hoặc bệnh Celiac, bác sĩ có thể lập kế hoạch điều trị để giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng lâu dài.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!