Mọi điều bạn cần biết về bệnh zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh là một nhiễm trùng ở người gây ra bởi vi-rút varicella-zoster, vi-rút này cũng là nguyên nhân gây bệnh thủy đậu. Sau khi mắc thủy đậu, kể cả khi bạn khỏi bệnh, các con vi-rút này vẫn “ngủ đông” ở hệ thần kinh của bạn trong nhiều năm trước khi trở lại thể hoạt động và gây bệnh zona thần kinh.

Video Bệnh Zona thần kinh và những điều cần biết 

Bệnh zona thần kinh còn gọi là “giời leo” theo dân gian. Bệnh nhiễm trùng này được đặc trưng bởi những tổn thương mảng đỏ có thể gây đau và nóng rát trên da. Những tổn thương đặc trưng này sau đó xuất hiện những nốt mụn nước xếp sát nhau tạo thành dải chạy quanh một nửa bên của cơ thể, thông thường là ở vùng eo hông, cổ hoặc mặt. 

Ở hầu hết các trường hợp, các triệu chứng của bệnh zona thần kinh sẽ biến mất trong vòng 2 tới 3 tuần. Và hiếm khi nào có trường hợp những người đã từng mắc bệnh zona thần kinh trước đây mà sau đó lại tái mắc. Tuy nhiên, theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, cứ 3 người thì có 1 người Mỹ sẽ mắc bệnh zona thần kinh ở một giai đoạn trong cuộc đời họ. 

Các triệu chứng của bệnh zona thần kinh

Những triệu chứng ban đầu của bệnh zona thần kinh là những cơn đau nhẹ và nóng rát trên da. Chúng thường tập trung tại một phía của cơ thể và tạo thành những dải nhỏ. Sau đó tại những vị trí này sẽ xuất hiện những mảng đỏ.  

Những đặc điểm của các tổn thương gây ra bởi zona thần kinh:

  • Là các mảng đỏ trên da
  • Xuất hiện những nốt mụn nước dễ vỡ
  • Các tổn thương chạy quanh vùng eo, hông từ cột sống
  • Xuất hiện trên mặt và tai
  • Ngứa 
Các tổn thương zona thần kinh thường chạy theo eo, hông và xuất hiện ở một phía cơ thể. Nguồn ảnh: epiphanydermatology.com

Các tổn thương zona thần kinh thường chạy theo eo, hông và xuất hiện ở một phía cơ thể. 

Một số các trường hợp khác xuất hiện cả các triệu chứng trầm trọng hơn. Những triệu chứng đó có thể là:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Yếu cơ
Đau đầu có thể là một triệu chứng do bệnh zona thần kinh gây ra. Nguồn ảnh novanthealth.org

Đau đầu có thể là một triệu chứng do bệnh zona thần kinh gây ra.

 Ngoài ra, các biến chứng hiếm gặp và nghiêm trọng hơn có thể bao gồm:

  • Các cơn đau và mảng đỏ xuất hiện ở vùng mắt và quanh mắt, những tổn thương gây biến chứng này cần được can thiệp điều trị ngay lập tức để tránh nguy cơ gây ra các tổn thương vĩnh viễn cho mắt.
  • Mất thính giác hoặc các cơn đau nghiêm trọng ở một bên tai, chóng mặt hay mất vị giác. Đây có thể là những triệu chứng của hội chứng Ramsay Hunt và cũng cần phải can thiệp y tế sớm.
Bệnh zona thần kinh ở mắt là một biến chứng nghiêm trọng có thể gây ra các thương tổn vĩnh viễn. Nguồn ảnh: webmd.com

Bệnh zona thần kinh ở mắt là một biến chứng nghiêm trọng có thể gây ra các thương tổn vĩnh viễn. 

  •  Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn các tổn thương. Biến chứng này có thể nhận biết nếu da bạn trở nên sưng, nóng, đỏ, và đau nhiều.

Bệnh zona thần kinh ở vùng mặt

Bệnh zona thần kinh thường biểu hiện ở một phía của cơ thể, cụ thể là vùng lưng và vùng ngực, nhưng những vết tổn thương do zona thần kinh gây ra có thể xuất hiện ở một phía của mặt.

Nếu những tổn thương mảng đỏ và mụn nước của bệnh zona thần kinh tấn công vùng quanh tai hoặc thậm chí trong tai, thì nó có thể dẫn tới một nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể làm mất thính giác, ảnh hưởng tới khả năng thăng bằng và làm suy yếu các cơ trên mặt. 

Bệnh zona thần kinh có thể gây ra các tổn thương trong khoang miệng, các tổn thường này thường rất đau và gây cản trở bệnh nhân trong việc ăn uống. Ngoài ra, vị giác cũng có thể bị ảnh hưởng.

Zona thần kinh phát triển trong khoang miệng có thể gây ảnh hưởng tới vị giác. Nguồn ảnh: aafp.org

Zona thần kinh phát triển trong khoang miệng có thể gây ảnh hưởng tới vị giác. 

Nếu các tổn thương của bệnh zona thần kinh xuất hiện ở vùng da đầu thì vùng da này sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi bạn chải tóc. Nếu không điều trị tình trạng này thì vùng da bị ảnh hưởng có thể bị hói vĩnh viễn. 

Bệnh zona thần kinh biểu hiện ở mắt

Sẽ có khoảng 10-20% bệnh nhân mắc zona thần kinh sẽ gặp trường hợp biểu hiện bệnh ở trong và khu vực xung quanh mắt.  

Những tổn thương mảng đỏ và mụn nước có thể xuất hiện ở trên mi mắt, trán, và một số trường hợp có thể có ở khu vực đầu mũi hoặc hai bên cánh mũi. Những triệu chứng đi kèm với sự biểu hiện trên da có thể là: cảm giác nóng, hoặc cảm thấy căng, thậm chí cảm thấy cả mạch đập ở khu vực mắt, mắt có thể bị đỏ hoặc chảy nước mắt, sưng và nhìn mờ. 

Sau khi các tổn thương trên da đã lành và biến mất, trong một số trường hợp, bệnh nhân vẫn cảm thấy đau ở mắt. Điều này là do các dây thần kinh ở khu vực này đã bị tổn thương. Tuy nhiên, cơn đau sẽ giảm dần ở hầu hết các trường hợp rơi vào tình trạng này. 

Nếu không điều trị biểu hiện của bệnh zona thần kinh ở mắt, tình trạng này có thể dẫn tới các hệ quả nghiêm trọng bao gồm: mất thị lực vĩnh viễn hoặc sẹo giác mạc. Vì vậy cần có một sự hiểu biết đúng đắn về tình trạng này. 

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ có thể mắc zona thần kinh ở trong hoặc xung quanh khu vực mắt, bạn nên tới các cơ sở khám, chữa bệnh càng sớm càng tốt. Vì chữa trị trong vòng 72 giờ đầu sau triệu chứng đầu tiên xuất hiện sẽ làm tăng khả năng ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng của bệnh.

Chữa trị trong 72 giờ đầu sau khi xuất hiện các triệu chứng có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng của bệnh. Nguồn ảnh: wordpress.com

Chữa trị trong 72 giờ đầu sau khi xuất hiện các triệu chứng có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng của bệnh. 

Thông thường, các mảng đỏ và mụn nước đặc trưng của bệnh zona thần kinh thường xuất hiện ở một phía và bám quanh eo của bệnh nhân, tuy nhiên vẫn có các trường hợp xuất hiện các mảng đỏ, mụn nước xuất hiện thành dải dài chạy dọc một phía của lưng hoặc vùng thắt lưng.  

Bệnh zona thần kinh biểu hiện ở vùng mông

Vùng mông cũng là một vùng hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh zona thần kinh. Vì bệnh có đặc tính chỉ ảnh hưởng tới một phía của cơ thể ở hầu hết các trường hợp, nên có khả năng chỉ một bên mông phải của bạn sẽ có các triệu chứng zona thần kinh. 

Cũng giống như tất cả các vị trí khác của cơ thể, những triệu chứng ban đầu có thể là cảm giác châm chích, ngứa ngáy hoặc đau nhẹ ở một vùng da cụ thể. 

Bệnh zona thần kinh có thể xuất hiện ở vùng mông. Nguồn ảnh: clinicaladvisor.com

Bệnh zona thần kinh có thể xuất hiện ở vùng mông. 

Sau một vài ngày, những mảng đỏ và mụn nước sẽ xuất hiện ở những vị trí đã xuất hiện các triệu chứng trên. Tuy nhiên vẫn có các trường hợp người bệnh chỉ cảm thấy đau nhưng không hình thành các mảng tổn thương trên da. 

Bệnh zona thần kinh “lây truyền” như thế nào?

Thực chất, bệnh zona thần kinh không phải bệnh truyền nhiễm, nhưng vi-rút varicella-zoster lại có khả năng lan sang người khác đặc biệt là những người chưa có tiền sử mắc bệnh thủy đậu trước đây và nó sẽ gây bệnh trên những người này. Bạn không thể mắc bệnh zona thần kinh từ một người đã mắc bệnh zona thần kinh, nhưng bạn có thể mắc bệnh thủy đậu nếu bạn thuộc nhóm người nói trên.

Vi-rút varicella-zoster lây lan khi một người tiếp xúc trực tiếp với dịch rỉ ra từ các nốt mụn nước do zona thần kinh gây ra. Và vi-rút sẽ mất khả năng lây lan khi tổn thương được che chắn cẩn thận hoặc vết thương đã đóng vẩy. Vì vậy, để ngăn chặn sự lây lan, bệnh nhân cần giữ các tổn thương sạch sẽ, che lại cẩn thẩn khi phải tiếp xúc với người khác, không chạm vào các nốt mụn nước và rửa tay thường xuyên.

Tiếp xúc với dịch ở trong các nốt mụn nước có thể làm bạn bị lây nhiễm vi-rút Varicella-zoster. Nguồn ảnh: whatareshingles.blogspot.com

Tiếp xúc với dịch ở trong các nốt mụn nước có thể làm bạn bị lây nhiễm vi-rút Varicella-zoster. 

Bệnh nhân đã mắc bệnh zona thần kinh cũng không nên tiếp xúc gần với những người có nguy cơ cao có khả năng bị mắc bệnh, như là: phụ nữ có thai và người có sức đề kháng yếu.

Liệu có thể mắc bệnh zona thần kinh từ vắc-xin hay không?

Cho tới nay, chỉ có hai loại vắc-xin phòng bệnh zona thần kinh được cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép, đó là: Zostavax và Shingrix. Hai loại vắc-xin này được khuyến cáo cho những người trên 50 tuổi sử dụng. 

Zostavax là một loại vắc-xin “sống” có chứa vi-rút varicella-zoster nhưng đã bị làm yếu đi. Tuy nhiên, trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ khuyến cáo nên sử dụng loại vắc-xin mới là Shingrix vì nó có hiệu quả phòng bệnh hơn 90% và có thời gian tác dụng so với lâu hơn vắc-xin Zostavax.

Vắc-xin Zostavax là vắc-xin sống phòng vi-rút Varicella. Nguồn ảnh: immunizationinfo.com

Vắc-xin Zostavax là vắc-xin sống phòng vi-rút Varicella. 

Tuy vẫn có các trường hợp xuất hiện tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin như là dị ứng, nhưng Trung tâm kiểm soát bệnh tật vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào có hiện tượng bệnh nhân bị nhiễm vi-rút từ nguồn lây là những người đã tiêm vắc-xin.

Tuy nhiên, việc tìm hiểu về những tác dụng phụ có thể xảy ra là cần thiết.

Điều trị và chăm sóc

Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị tận gốc bệnh zona thần kinh, tuy nhiên chăm sóc và can thiệp y tế sớm có khả năng ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng và đẩy nhanh thời gian hồi phục của bệnh. 72 giờ là khoảng thời gian lý tưởng để điều trị bệnh tính từ lúc xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc nhằm điều trị triệu chứng, giảm sự khó chịu và đau đớn cho người bệnh, đồng thời cũng rút ngắn thời gian nhiễm trùng. 

Thuốc trong điều trị bệnh zona thần kinh

Loại thuốc

Tác dụng

Liều lượng

Đường dùng

Thuốc kháng vi-rút, bao gồm: acyclovir, valacyclovir và famciclovir.

Giảm đau và đẩy nhanh quá trình phục hồi

Từ 2 tới 5 lần/ngày tùy theo liều kê của bác sĩ

Đường uống

Thuốc kháng viêm, bao gồm: ibuprofen

Giảm đau, giảm sưng

Mỗi lần uống cách nhau từ 6-8 giờ

Đường uống

Thuốc ngủ hoặc thuốc giảm đau (analgesics)

Giảm đau

Thường được chỉ định dùng 1-2 lần/ngày

Đường uống

Thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm

Điều trị khi các cơn đau kéo dài

1-2 lần /ngày

Đường uống

Thuốc kháng histamin, ví dụ như: diphenhydramine (Benadryl)

Giảm ngứa

Uống cách nhau 8 giờ

Đường uống

Thuốc tê dạng kem, gel hoặc miếng dán, ví dụ như: lidocaine

Giảm đau

Dùng khi cần

Bôi hoặc dán trực tiếp lên da

Capsaicin (Zostrix)

Giảm nguy cơ mắc hội chứng đau dây thần kinh hậu zona – hội chứng có thể gặp phải sau khi các tổn thương đã lành. 

Dùng khi cần

Bôi trực tiếp lên da.


Bệnh zona thần kinh thường biến mất chỉ sau vài tuần và hầu hết các trường hợp sẽ không mắc lại. Nếu các triệu chứng của bạn không thuyên giảm trong vòng 10 ngày, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh 

Bệnh zona thần kinh được gây ra do vi-rút varicella-zoster, đây cũng là loại vi-rút gây ra bệnh thủy đậu. Nếu bạn đã từng có tiền sử mắc bệnh thủy đậu trước đây, thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh khi những con vi-rút này hoạt động trở lại sau khi “ngủ đông” trong cơ thể bạn từ lần nhiễm thủy đậu trước đó. 

Đã từng mắc bệnh thủy đậu là một yếu tố nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh. Nguồn ảnh: healthychildren.org

Đã từng mắc bệnh thủy đậu là một yếu tố nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh.

Lý do mà bệnh zona thần kinh lại phát triển ở một số người và một số người lại không mắc phải trong suốt cuộc đời họ thì vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng. Tuy nhiên, những người già thường có nguy cơ mắc bệnh hơn người trẻ do hệ miền dịch của họ suy yếu hơn. 

  • Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh zona thần kinh là:
  • Người có hệ miễn dịch yếu
  • Người bị căng thẳng thần kinh
  • Lão hóa
  • Người đang điều trị ung thư hoặc đang phục hồi sau đại phẫu (các phẫu thuật lớn). 

Các giai đoạn phát triển của bệnh zona thần kinh

Hầu hết các ca bệnh zona thần kinh chỉ diễn biến trong vòng từ 3 tới 5 tuần. Sau khi vi-rút varicella trở lại trạng thái tái hoạt động, chúng gây ra các cảm giác châm chích, nóng, ngứa da ở các vị trí cụ thể. Các triệu chứng ở bệnh zona  thần kinh thường phát triển chỉ ở một phía của cơ thể, các vị trí thường gặp là vùng eo, lưng hoặc ở vùng ngực. 

Trong vòng 5 ngày kể từ khi cơn đau, châm chích trên da xuất hiện, thì ở chính những vị trí đó sẽ dần xuất hiện các mảng đỏ, một vài ngày sau xuất hiện các nốt mụn nước sát nhau xếp thành dải. Ở giai đoạn này, bạn có thể có một số các triệu chứng giống với cảm cúm như: sốt, đau đầu hoặc mệt mỏi nhiều. 

Trong vòng 10 ngày tiếp theo hoặc có thể hơn tùy trường hợp, những nốt mụn nước sẽ vỡ ra,   khô dần và đóng vảy. Những vảy này sẽ tự rơi ra sau vài tuần và các tổn thương dần lành lại. 

Các nốt mụn nước gây ra bởi bệnh zona thần kinh đang đóng vảy và dần lành. Nguồn ảnh: healthline.com

Các nốt mụn nước gây ra bởi bệnh zona thần kinh đang đóng vảy và dần lành. 

Tuy nhiên, ở một số ca bệnh, bệnh nhân vẫn tiếp tục bị đau ở vị trí tổn thương cho dù các vết tổn thương đã lành hoàn toàn. Hiện tượng này gọi là hội chứng đau dây thần kinh hậu zona (PHN). 

Mắc bệnh zona thần kinh có đau hay không?

Một số trường hợp khi mắc bệnh zona thần kinh thì họ chỉ có một vài các triệu chứng và chúng chỉ ở mức độ nhẹ, ví dụ như: châm chích trên da hoặc ngứa. Nhưng một số trường hợp khác, họ lại trải qua những cơn đau ở mức độ nghiêm trọng hơn, thậm chí một cơn gió thổi qua cũng làm đau các tổn thương của họ. Một số bệnh nhận khác lại chỉ xuất hiện các cơn đau ở các vùng cụ thể chứ không hề xuất hiện các mảng tổn thương trên da.  

Những cơn đau này là những cơn đau tại các dây thần kinh ở vùng ngực, cổ, mặt hoặc lưng dưới. Để giảm bớt các cơn đau do bệnh zona thần kinh sinh ra, các bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc kháng vi-rút, kháng viêm, hoặc các loại thuốc khác. 

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 chỉ ra rằng triệu chứng đau trong bệnh zona thần kinh là một cơ chế của chính hệ miễn dịch của chúng ta, cơ chế này được kích hoạt bởi sự tái hoạt động của vi-rút varicella trong cơ thể, vi-rút này thay đổi cơ chế nhận cảm của các tế bào thần kinh. 

Điều trị và chăm sóc bệnh zona thần kinh tại nhà

Những phương pháp chăm sóc tại nhà hoàn toàn có thể làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Những phương pháp đó có thể là:

  • Tắm bằng nước mát để làm sạch và làm mềm da.
  • Đắp mảnh vải ẩm và mát lên các tổn thương có thể làm giảm bớt các cơn đau và ngứa do nó gây ra.
  • Bôi kem dưỡng như calamine hoặc các hỗn hợp tự làm từ baking soda, bột ngô và nước lên tổn thương, điều này có thể giúp giảm ngứa.
  • Tắm bằng bột keo yến mạch để giảm đau và ngứa.
  • Ăn các loại thực phẩm có chứa vitamin A, vitamin B12, vitamin C, vitamin E, cũng như lysine – một loại axit amin để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Nguồn ảnh: healthline.com

Bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. 

 Bệnh zona thần kinh có lây truyền qua đường không khí hay không?

Vi-rút varicella-zoster gây bệnh zona thần kinh không lây truyền qua đường không khí. Một người không thể bị lây nhiễm vi-rút này nếu tiếp xúc với một người đang mắc bệnh zona thần kinh khi họ ho hay hắt xì, hay dùng chung dụng cụ ăn uống. 

Một người không thể bị lây nhiễm vi-rút varicella nếu tiếp xúc với người bệnh zona thần kinh khi họ ho hay hắt hơi. Nguồn ảnh: panadol.com

Một người không thể bị lây nhiễm vi-rút varicella nếu tiếp xúc với người bệnh zona thần kinh khi họ ho hay hắt hơi. 

Cách duy nhất để bị lây lây với vi-rút varicella là khi tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ các nốt mụn nước do bệnh zona thần kinh gây ra. Tuy vậy, vi-rút này sẽ không gây bệnh zona thần kinh ở người bị tiếp xúc mà nó sẽ gây bệnh thủy đậu nếu bạn chưa mắc bệnh này trước đây.

Bệnh zona thần kinh và phụ nữ mang thai

Tuy xác suất mắc zona thần kinh khi đang mang thai là rất thấp, nhưng điều này vẫn có khả năng xảy ra. Khi người đang mang thai tiếp xúc với người đang mắc thủy đậu hoặc đang mang vi-rút ở thể hoạt động, họ có thể mắc bệnh thủy đậu nếu họ chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh này hoặc chưa mắc thủy đậu trước đây.  

Phụ thuộc vào người mang thai đang ở giai đoạn nào của thai kỳ (tính theo kỳ 3 tháng) mà việc mắc thủy đậu sẽ gây ra các mức độ ảnh hưởng khác nhau tới thai nhi, thậm chí có thể gây ra các dị tật trong bào thai. Việc tiêm vắc-xin phòng thủy đậu trước khi mang thai cần được cân nhắc nghiêm túc để bảo vệ cho sức khỏe của bà mẹ và trẻ nhỏ. 

Cân nhắc tiêm vắc-xin phòng thủy đậu trước khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ và thai nhi. Nguồn ảnh: webmd.com

Cân nhắc tiêm vắc-xin phòng thủy đậu trước khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ và thai nhi. 

Trên thực tế, chỉ có ít các trường hợp mắc bệnh zona thần kinh sẽ dẫn tới giai đoạn biến chứng, nhưng chúng ta vẫn cần để ý tới việc này do mức độ nghiêm trọng của chúng. Nếu trong giai đoạn thai kỳ, nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng khác thường nào, ví dụ như các tổn thương mảng đỏ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn chuyên môn.  

Thuốc kháng vi-rút là một lựa chọn an toàn kể cả khi bạn đang mang thai. Bên cạnh đó, thuốc kháng histamine cũng có thể có ích trong việc làm giảm triệu chứng ngứa và thuốc chứa  acetaminophen (Tylenol) sẽ làm giảm các cơn đau. 

Chẩn đoán bệnh zona thần kinh

Hầu hết các ca bệnh zona thần kinh có thể được chẩn đoán bằng các test nhanh dùng trên vùng da tổn thương. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ khai thác bệnh sử hay quá trình phát triển bệnh của bệnh nhân. 

Trong một số trường hợp hiếm gặp, các bác sĩ có thể cần dùng tới các xét nghiệm với mẫu bệnh phẩm là vùng da bị tổn thương hoặc dịch từ các vết mụn nước. Quá trình thực hiện sẽ là: các kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng sẽ lấy mẫu mô từ trên da hoặc lấy dịch từ các nốt mụn nước bằng một tăm bông lấy mẫu tiệt trùng; sau đó mẫu bệnh phẩm sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm để xác nhận lại sự có mặt của vi-rút trong mẫu bệnh phẩm này.  

Các biến chứng của bệnh zona thần kinh

Việc theo dõi quá trình phát triển của bệnh cũng như các triệu chứng của bệnh là vô cùng quan trọng để phòng ngừa các trường hợp bệnh phát triển tới các biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng này có thể là:

  • Các tổn thương ở mắt, các tổn thương này là do vùng tổn thương của bệnh zona thần kinh gây ra phát triển ở các vị trí gần xung quanh mắt (giác mạc cũng là một vị trí dễ bị ảnh hưởng). 

Biến chứng ở mắt là biến chứng nghiêm trọng của bệnh zona thần kinh. Nguồn ảnh: healthline.comBiến chứng ở mắt là biến chứng nghiêm trọng của bệnh zona thần kinh. 

  •  Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn trên da, điều này rất dễ xảy ra khi các nốt mụn nước ở giai đoạn vỡ nhưng không lành mà bị vi khuẩn xâm nhập và trở nên nặng hơn. 
  • Hội chứng Ramsay Hunt, nguyên nhân dẫn tới hội chứng này là do vi-rút đã gây ảnh hưởng tới các dây thần kinh ở vùng đầu, khi diễn tiến nặng hơn hoặc không điều trị sớm có thể dẫn tới liệt nửa mặt hoặc mất thính giác.  
Biến chứng Ramsay Hunt ở bệnh nhân mắc bệnh zona thần kinh. Nguồn ảnh: pmj.bmj.com

Biến chứng Ramsay Hunt ở bệnh nhân mắc bệnh zona thần kinh. 

Nên điều trị ngay trong vòng 72 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên để bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn. 

  • Viêm phổi 
  • Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn xâm nhập vào não hoặc tủy sống gây ra bệnh nhiễm trùng não hoặc viêm màng não. Đây là những biến chứng vô cùng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tới mạng sống. 

Bệnh zona thần kinh và mẩn ngứa nổi mề đay

Như ta đã biết, vi-rút varicella gây ra bệnh zona thần kinh và sẽ gây ra các triệu chứng như là: ngứa, đau ở vùng xuất hiện các mảng đỏ và nổi mụn nước ở một phía của cơ thể. Và bạn chỉ có thể mắc bệnh zona thần kinh nếu trước đây bạn đã mắc bệnh thủy đậu. 

Bệnh zona thần kinh có thể bị nhầm lẫn với tình trạng mẩn ngứa nổi mề đay. Tuy nhiên, các tổn thương của tình trạng này là các vết lằn và ngứa trên da, nguyên nhân của nó chính là phản ứng dị ứng của cơ thể đối với một số loại thuốc, thức ăn hoặc có thể là bất kỳ thứ gì ở môi trường xung quanh. 

Ai có thể bị mắc bệnh zona thần kinh?

Bệnh zona thần kinh có thể phát triển ở bất kỳ ai đã từng mắc bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố khiến cho có những người có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những người khác. 

Những yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Người già trên 60 tuổi
  • Người đang mắc các tình trạng bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS hoặc bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa-xạ trị.
  • Người đang phải dùng thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch như steroids hoặc thống chống đào thải cho bệnh nhân ghép tạng.  

Bệnh zona thần kinh ở người cao tuổi

Bệnh zona thần kinh là một bệnh phổ biến ở người lớn tuổi. Cứ 3 người thì sẽ có 1 người mắc bệnh zona thần kinh, và 50% trong số đó là người già trên 60 tuổi. Giải thích cho việc này đó là do hệ miễn dịch của người già suy yếu hơn so với những người trẻ. 

Người ta cũng nhận ra rằng, người cao tuổi mắc bệnh zona thần kinh có nguy cơ diễn tiến thành các biến chứng cao hơn so với những người mắc bệnh ở các độ tuổi trẻ hơn. Những biến chứng này có thể là: sự lan rộng của các mảng tổn thương hoặc các tổn thương mụn nước bị nhiễm trùng khi chúng vỡ ra. Người cao tuổi cũng có khả năng có các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm phổi hay nhiễm trùng não. Vì vậy người từ 60 tuổi trở lên cần tới khám bác sĩ ngay khi có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào để có thể được điều trị kịp thời (điều trị kháng vi-rút). 

Người già trên 50 cần cân nhắc tiêm vắc-xin phòng bệnh zona thần kinh. Nguồn ảnh: silvercentury.org

Người già trên 50 cần cân nhắc tiêm vắc-xin phòng bệnh zona thần kinh. 

Trung tâm kiểm sóat bệnh tật Hoa Kỳ khuyến cáo người trưởng thành trên 50 tuổi tiêm vắc-xin phòng bệnh zona thần kinh. 

Dự phòng bệnh zona thần kinh

Vắc-xin có khả năng bảo vệ người tiêm khỏi các diễn biến nghiêm trọng của triệu chứng hoặc các biến chứng nguy hiểm của bệnh zona thần kinh. Trẻ em nên tiêm đủ 2 liều vắc-xin phòng bệnh thủy đậu, hay còn gọi là vắc-xin đề kháng vi-rút varicella. Người trưởng thành chưa từng mắc bệnh thủy đậu cũng cần tiêm vắc-xin. 

Việc tiêm vắc-xin để có kháng thể không đảm bảo bảo vệ bạn 100% khỏi bệnh thủy đậu, nhưng nó có tác dụng bảo vệ 9/10 người khỏi căn bệnh này. 

Người trưởng thành trên 50 tuổi cần tiêm vắc-xin phòng bệnh zona thần kinh để có kháng thể với vi-rút varicella để các triệu chứng của bệnh không trở nặng và xuất hiện biến chứng.

Vắc-xin Shingrix được khuyến cáo sử dụng hơn so với vắc-xin Zostavxax. Nguồn ảnh: gskpro.com

Vắc-xin Shingrix được khuyến cáo sử dụng hơn so với vắc-xin Zostavxax. 

Hiện nay đang có hai loại vắc-xin được cấp phép sử dụng, đó là: Zostavax (vắc-xin sống) và Shingrinx (vắc-xin tái tổ hợp). Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ tuyên bố rằng Shingrix là loại vắc-xin tốt hơn so với Zostavax, đồng thời họ cũng khuyến cáo những người đã từng tiêm vắc-xin Zostavax trước đây, vẫn nên tiêm thêm liều nhắc lại với vắc-xin Shingrix.  

Xem thêm : 

Câu hỏi liên quan

Theo các chuyên gia, khi bệnh sắp khỏi, các mụn nước sẽ hợp thành nhưng bọng nước, bên trong có chứa dịch. Dịch sẽ đục dần, sau đó vỡ và khô lại rồi bong vảy.
Xem thêm
Không tự ý chữa trị; Không tự ý tăng giảm liều thuốc;
Xem thêm
Hồ nước; Xanh methylene 1%; Tím methyl 1%; Calamine lotion...
Xem thêm
Nguyên nhân trẻ bị zona là do trẻ sau khỏi bệnh thủy đậu, virus không bị tiêu diệt hoàn toàn mà một số vẫn còn tồn tại tiềm ẩn, cư trú ở hạch thần kinh.
Xem thêm
Virus varicella zoster (VZV) là nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh
Xem thêm
Bệnh zona thần kinh (Zona) còn có tên gọi dân gian là bệnh Giời Leo. Bệnh là kết quả của sự tái hoạt động của virus Herpes Zoster (Varicella-Zoster Virus hoặc VZV). Đây cũng là virus gây nên bệnh thủy đậu.
Xem thêm
Người mắc bệnh zona không thể lây bệnh trực tiếp cho người khác. Chỉ khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mụn nước trên cơ thể người bệnh zona, người tiếp xúc mới có khả năng bị nhiễm virus varicella-zoster.
Xem thêm
Phụ nữ bị bệnh zona khi mang thai sẽ không gây hại cho thai nhi. Mặc dù bệnh zona là vô hại đối với em bé trong thai kỳ, nhưng virus varicella-zoster lại rất dễ lây lan gây ra bệnh thủy đậu. Cụ thể, mắc bệnh thủy đậu khi mang thai có thể dẫn đến nhiễm thủy đậu hoặc dị tật bẩm sinh ở thai nhi, tùy thuộc vào thời điểm thai phụ bị bệnh.
Xem thêm
Bệnh zona thần kinh có thời gian ủ bệnh 2 – 3 ngày. Sau đó, người bệnh sẽ có biểu hiện sốt và các triệu chứng khác, khoảng 1 – 2 ngày sau sẽ xuất hiện những mụn nước li ti trên da.
Xem thêm
Mẹ bầu mang thai 3 tháng bị zona ở mức độ nhẹ thì sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nặng thì sẽ gây ra hệ quả là virus tác động lên bào thai khiến thai nhi bị dị tật. Do vậy, mẹ bầu khi bị zona cần tìm cách xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân và thai nhi.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Zona thần kinh
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!