Video Sôi Bụng Liên Tục Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Bài viết dưới đây trình bày 11 nguyên nhân gây ra tình trạng cồn cào, các trường hợp cần thăm khám bác sĩ và giới thiệu một số mẹo để điều trị và ngăn ngừa tình trạng cồn cào ở bụng.
Khó tiêu
Khó tiêu gây nên cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng bụng trên, tình trạng sôi bụng chỉ là tạm thời.
Các dấu hiệu khác của chứng khó tiêu gồm:
- Cảm giác nóng bỏng ở vùng bụng trên
- Ăn nhanh thấy no hoặc cảm thấy khó chịu khi ăn
- Đầy hơi hoặc ợ hơi
- Bụng cồn cào hoặc ùng ục
- Buồn nôn, nôn mửa
Nguyên nhân của khó tiêu đôi khi không rõ ràng, một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Ăn quá no hoặc quá nhanh
- Ăn thức ăn cay, nhiều dầu mỡ hoặc có tính axit
- Uống nhiều đồ uống có ga
- Căng thẳng
- Hút thuốc lá
Khó tiêu thường xuyên có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác như:
- Chứng ợ nóng và bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease-GERD)
- Viêm loét dạ dày
- Viêm túi mật
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
- Không dung nạp lactose
- Hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome-IBS)
- Ung thư dạ dày
Nếu có triệu chứng khó tiêu nghiêm trọng hoặc tái phát nhiều lần, người bệnh cần đi khám bác sĩ. Ngoài ra họ cũng cần đi khám ngay nếu có khó tiêu đi kèm các triệu chứng sau:
- Sụt cân không rõ lý do
- Khó nuốt
- Nôn mửa nhiều hoặc thường xuyên, đặc biệt nếu nôn ra máu
- Phân đen hoặc có máu
- Khó thở
- Đau bụng dữ dội và dai dẳng
- Đau ngực, hàm, cổ hoặc cánh tay
- Vàng da và cánh tay
Căng thẳng và lo âu
Giữa đường ruột và não bộ có nhiều kết nối thần kinh, vì vậy căng thẳng và lo âu gây ảnh hưởng đáng kể đến hệ tiêu hóa.
Khi một người ở trong trạng thái căng thẳng hoặc lo âu, cơ thể sẽ tiết ra một số hormone đặc biệt. Các hormone này tác động vào đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng và tình trạng sau:
- Bụng cồn cào
- Chán ăn
- Buồn nôn
- Khó tiêu
- Táo bón
- Tiêu chảy
- Viêm loét dạ dày
Hội chứng ruột kích thích IBS
Hội chứng tiền kinh nguyệt
Nhiều phụ nữ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt (Premenstrual Syndrome – PMS) bao gồm các biểu hiện trong vòng một tuần trước kỳ kinh nguyệt.
Trong một nghiên cứu năm 2014 trên các phụ nữ khỏe mạnh, các nhà khoa học đánh giá mối quan hệ giữa các triệu chứng ở hệ tiêu hóa, tâm trạng và kinh nguyệt.
Trong số 156 người tham gia, có 73% cho biết đã gặp ít nhất một trong các triệu chứng dưới trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt:
- Đầy hơi
- Buồn nôn, nôn mửa
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Đau bụng
- Đau vùng khung chậu
Các dấu hiệu trên còn phổ biến hơn ở nhóm đối tượng có kèm tâm trạng chán nản, lo lắng và mệt mỏi. Các tác giả cho rằng một số hormone cơ thể tiết ra trong thời kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến chức năng đường ruột.
Thai kỳ
Các vấn đề về tiêu hóa thường gặp trong thời kỳ mang thai do nguyên nhân thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ. Vào giai đoạn sau của thai kỳ, tử cung và thai nhi ngày càng to ra cũng có thể gây áp lực tăng dần lên khoang bụng.
Các bất thường của hệ tiêu hóa có thể xảy ra trong thai kỳ bao gồm:
- Ợ chua và trào ngược axit
- Đầy hơi, ợ hơi
- Buồn nôn, nôn mửa
- Tiêu chảy
- Táo bón
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là một nguyên nhân phổ biến gây rối loạn đường ruột.
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khá phổ biến khi tiêu thụ phải thực phẩm hay đồ uống bị ô nhiễm. Nguyên nhân phổ biến nhất là vi khuẩn và virus có hại, ngoài ra còn có nguyên nhân khác bao gồm ký sinh trùng, nấm mốc và hóa chất.
Những nhóm đối tượng sau đây có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao hơn:
- Trẻ em
- Phụ nữ mang thai
- Người cao tuổi
- Người suy giảm miễn dịch, như người có cấy ghép nội tạng hoặc mắc hội chứng HIV/AIDS
Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có nhiều mức độ, và có thể biểu hiện vài giờ hoặc thậm chí vài ngày sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm độc.
Các triệu chứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm bao gồm:
- Khó tiêu
- Đau bụng và co thắt
- Buồn nôn và nôn
- Tiêu chảy
- Sốt, ớn lạnh
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), mọi người cần đi khám bác sĩ khi gặp một trong các dấu hiệu sau:
- Sốt cao trên 38.5 độ C
- Nôn mửa liên tục
- Mất nước
- Chóng mặt khi thay đổi tư thế
- Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày
- Đi ngoài ra máu
Viêm dạ dày ruột do virus
Viêm dạ dày ruột do virus, hay còn gọi là “cúm dạ dày”, là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do virus gây ra.
Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm dạ dày ruột do virus ở người lớn là norovirus, gây nên 19 đến 21 triệu trường hợp mắc bệnh ở Hoa Kỳ mỗi năm. Trong khi đó ở trẻ em virus gây bệnh nhiều nhất là virus Rota.
Các triệu chứng của viêm dạ dày ruột do virus bao gồm:
- Đau bụng và co thắt cơ
- Buồn nôn, nôn
- Tiêu chảy
- Sốt
Viêm dạ dày ruột do virus thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nôn mửa và tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các dấu hiệu của mất nước là:
- Khát nước
- Khô miệng
- Đi tiểu thường xuyên
- Mắt hoặc má trũng
- Hôn mê
- Da mất tính đàn hồi
Các triệu chứng nặng, người bệnh cần được chuyển tới bệnh viện bao gồm:
- Thờ ơ hoặc cáu kỉnh
- Sốt cao
- Nôn mửa liên tục
- Tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày hoặc đi ngoài phân lỏng từ 6 lần/ngày trở lên
- Phân đen hoặc có máu
- Đau dữ dội ở bụng hoặc trực tràng
Điều trị viêm dạ dày ruột do vi-rút chủ yếu là bù nước và điện giải để tránh tình trạng mất nước.
Không dung nạp lactose
Dấu hiệu bụng sôi là một triệu chứng của chứng không dung nạp thức ăn, trong đó có không dung nạp đường lactose.
Những người không dung nạp lactose sẽ gặp rối loạn tiêu hóa sau khi dùng thực phẩm có chứa lactose, một loại đường có tự nhiên trong sữa. Nguyên nhân là do cơ thể họ không sản xuất đủ lactase, enzyme có chức năng phân hủy đường lactose. Tình trạng này khác với dị ứng sữa (nguyên nhân do phản ứng miễn dịch).
Các triệu chứng của không dung nạp lactose bao gồm:- Đầy hơi
- Đau bụng và co thắt cơ
- Cảm giác sôi bụng
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Tiêu chảy hoặc ỉa lỏng, có mùi thối
Biện pháp để phòng ngừa tình trạng này là kiểm soát chế độ ăn uống, tránh sử dụng các thực phẩm chứa lactose.
Bệnh Celiac
Những người mắc bệnh celiac sẽ bị rối loạn tiêu hóa sau khi ăn các thực phẩm có chứa gluten. Gluten là một loại protein, chứa nhiều trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen.
Ở những người bị bệnh celiac, hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với sự hiện diện của gluten, tấn công vào lớp niêm mạc của ruột non.
Các triệu chứng của bệnh celiac có thể không đồng nhất. Tuy nhiên, một số triệu chứng tiêu hóa thường gặp bao gồm:
- Đau bụng hoặc co thắt
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Đầy hơi
- Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài
- Phân nhạt màu, chứa mỡ hoặc có mùi thối
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Tăng hoặc sụt cân không rõ lý do
- Đau xương hoặc khớp
- Chuột rút cơ
- Ngứa ran hoặc tê bì chân
- Loét miệng
- Da phát ban, ngứa
- Suy giảm trí nhớ và mệt mỏi
- Chậm phát triển hoặc dậy thì ở trẻ em
Bệnh Celiac tương đối khó chẩn đoán vì các triệu chứng tương tự như các bệnh tiêu hóa khác. Những người mắc bệnh celiac cần kiểm soát chế độ ăn không có gluten.
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
IBS là rối loạn chức năng của ruột, với tỉ lệ mắc bệnh khoảng 10-15% ở Mỹ.
Nguyên nhân gây ra hội chứng này chưa được làm rõ, nhưng các chuyên gia cho rằng có thể do sự tăng nhạy cảm của ruột.
Các triệu chứng thường gặp của IBS là:
- Đau bụng hoặc khó chịu
- Đầy hơi
- Tiêu chảy hoặc táo bón
Ngoài ra còn có các triệu chứng toàn thân như:
- Đau nhức cơ
- Đau lưng
- Đau cơ xơ hóa
- Mệt mỏi
- Nhức đầu
- Đau khi quan hệ tình dục
- Các triệu chứng ở đường tiết niệu
Để điều trị IBS, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Ngoài ra bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để làm giảm các triệu chứng.
Tắc ruột
Tắc ruột là một di chứng có thể gặp sau phẫu thuật đường ruột.
Tắc ruột là tình trạng tắc nghẽn trong ruột non hoặc ruột già, ngăn cản sự di chuyển của thức ăn đã tiêu hóa và chất thải.
Nguyên nhân gây tắc ruột bao gồm:
- Thoát vị
- Khối u
- Mô sẹo do phẫu thuật ruột
Các triệu chứng thường gặp nhất của tắc ruột là:
- Đầy hơi và sôi bụng
- Đau bụng từng cơn
- Không thể đánh rắm
- Buồn nôn, nôn mửa
Nếu không được xử lý kịp thời, tắc ruột có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Nếu có các triệu chứng của tắc nghẽn đường ruột, người bệnh phải thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa:
- Thuốc nhuận tràng
- Kháng sinh
- Thuốc chống viêm không steroid, như Ibuprofen và Naproxen.
Các trường hợp cần thăm khám bác sĩ
Người bệnh cần thăm khám bác sĩ nếu các triệu chứng khó chịu tăng lên hoặc tái phát nhiều lần, hoặc đi kèm với các triệu chứng sau:
- Đau nhức dữ dội
- Mất nước nghiêm trọng
- Tiêu chảy hoặc nôn mửa dữ dội hoặc kéo dài
- Máu trong chất nôn hoặc phân
- Sụt cân không rõ lý do
- Sốt cao
Điều trị và phòng ngừa
Hướng điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa phụ thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên, một số phương pháp hữu ích có thể thực hiện để giúp dự phòng và điều trị tình trạng này là:
- Kiểm soát căng thẳng và lo âu
- Thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tránh sử dụng các thực phẩm thường gây nên triệu chứng
- Hạn chế cafein và rượu
- Sử dụng các thực phẩm chứa gừng, vốn có tác dụng tốt ngăn chặn rối loạn tiêu hóa
- Dùng thuốc kháng axit để làm dịu chứng ợ nóng
- Dùng các chế phẩm sinh học, có thể giúp tăng cường sức khỏe đường ruột
Tóm tắt
Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa, bao gồm chứng khó tiêu, căng thẳng và lo âu hay một số loại thuốc.
Rối loạn tiêu hóa thường chỉ gây khó chịu tạm thời, thường tự khỏi mà không cần điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, triệu chứng này đôi khi có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm.
Những người bị rối loạn tiêu hóa kéo dài hoặc tái phát nên đi khám bác sĩ, đặc biệt nếu nó xảy ra cùng với các triệu chứng nghiêm trọng khác.
Xem thêm: