Nguyên nhân gây chướng bụng và đau bụng dưới
Nuốt quá nhiều không khí, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo ảnh hưởng tới tốc độ làm rỗng của dạ dày. Thậm chí căng thẳng cũng là yếu tố gây raCác tình trạng liên quan đến hệ tiêu hóa gây ra hai triệu chứng trên gồm:
- Táo bón
- Không dung nạp một số chất, như lactose hoặc gluten
- Viêm dạ dày ruột
- Viêm ruột kết
- Trào ngược dạ dày thực quản – GERD (gastroesophageal reflux disease)
- Tắc ruột
- Liệt ruột, là hiện tượng nhu động ruột giảm hoặc ngừng hẳn.
- Liệt dạ dày, thường là một biến chứng của bệnh đái tháo đường
- Bệnh Crohn
- Viêm túi thừa
- Hội chứng ruột kích thích
Các tình trạng liên quan đến cơ quan sinh sản có thể gây ra hai triệu chứng đầy hơi và đau bụng dưới gồm:
- Chửa ngoài tử cung
- Thai kỳ
- Lạc nội mạc tử cung
- Đau bụng kinh
- Hội chứng tiền kinh nguyệt – PMS (premenstrual syndrome)
- Ung thư buồng trứng
- U nang buồng trứng
- Viêm vùng chậu - PID (pelvic inflammatory disease)
Một số nguyên nhân khác bao gồm:
- Viêm ruột thừa
- Thoát vị
- Viêm bàng quang
- Thuốc điều trị
- Xơ gan
- Ung thư trong ổ bụng
- Dị ứng thuốc
- Dị ứng thực phẩm
Khi nào nên đi khám
Nên đi khám và điều trị ngay nếu đau bụng dưới và đầy hơi kèm theo bí trung đại tiện cũng như nôn mửa kéo dài. Đây là những triệu chứng báo hiệu một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng đang tiến triển trong cơ thể. Ngoài ra, cần đi khám khẩn cấp nếu ngoài hai triệu chứng trên, cơ thể xuất hiện một trong những dấu hiệu dưới đây:
- Sốt
- Nôn ra máu
- Đi ngoài ra máu hoặc phân có màu hạt dẻ sẫm
- Tiết dịch âm đạo bất thường
- Đau ngày càng dữ dội và giảm khi nằm yên
Trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhẹ hơn, hãy đi khám nếu chúng không biến mất trong vòng một đến hai ngày hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của bạn.
Điều trị đầy hơi và đau bụng dưới.
- Điều trị tắc ruột bằng cách cho bệnh nhân nghỉ ngơi, truyền dịch tĩnh mạch và đặt ống sond dạ dày. Đôi khi cần điều trị bằng phẫu thuật.
- Phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân viêm ruột thừa vỡ.
- Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm dạ dày ruột do vi khuẩn, viêm đại tràng hoặc viêm vùng chậu – PID (Pelvic Inflammatory Disease).
- Điều trị tại nhà bằng thuốc không kê đơn – OTC (Over-the-counter) có thể làm giảm các triệu chứng nếu nguyên nhân là do rối loạn kinh nguyệt.
Điều trị tại nhà
Đầy hơi và đau bụng dưới do rối loạn tiêu hóa hoặc kinh nguyệt thường sẽ tự khỏi theo thời gian. Dưới đây là một số phương pháp tự điều trị đầy hơi và đau bụng dưới tại nhà:
- Tập thể dục giúp giải phóng không khí tích tụ trong dạ dày.
- Uống nhiều nước làm giảm táo bón.
- Dùng thuốc giảm axit để điều trị chứng ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen.
Ngăn ngừa đầy hơi và đau bụng dưới
Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể gây ra đầy hơi và đau bụng dưới. Dưới đây là một số thực phẩm nên tránh để không mắc hai tình trạng này:
- Đậu
- Bia
- Cải Brucxen
- Bắp cải
- Đồ uống có ga
- Kẹo cao su
- Sản phẩm có nguồn gốc từ sữa nếu không dung nạp lactose
- Kẹo cứng
- Thực phẩm giàu chất béo
- Đậu lăng
- Củ cải
Hút thuốc có thể làm những triệu chứng trầm trọng thêm. Bỏ thuốc lá không chỉ giảm triệu chứng đầy hơi và đau bụng dưới mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể. Tăng lượng chất xơ bằng cách ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt giúp ngăn ngừa táo bón.
Xem thêm: