Uống thuốc tránh thai gây buồn nôn: nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Kể từ khi viên thuốc tránh thai đầu tiên được giới thiệu vào năm 1960, phụ nữ đã tin tưởng vào loại thuốc này như một cách ngừa thai hiệu quả. Hiện nay có 25% phụ nữ lựa chọn phương pháp này để kiểm soát sinh sản.

Video uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại không?

Thuốc tránh thai có hiệu quả hơn 99% trong việc ngừa thai khi uống đúng cách. Giống như bất kỳ loại thuốc nào, nó có thể gây ra tác dụng không mong muốn. Buồn nôn là một trong những tác dụng không mong muốn thường gặp nhất. 

Nguyên nhân gây buồn nôn

Cảm giác buồn nôn là do estrogen gây kích thích dạ dày. Thuốc có chứa hàm lượng estrogen cao, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp có nhiều khả năng gây khó chịu cho dạ dày hơn các loại bình thường. Buồn nôn thường xảy ra khi bạn mới bắt đầu uống thuốc. 

Phương pháp giảm cảm giác buồn nôn

Không có cách điều trị cụ thể,tuy nhiên,có thể giảm nhẹ triệu chứng với các biện pháp khắc phục tại nhà sau: 

  • Chỉ ăn thức ăn nhẹ, đơn giả như bánh mì và bánh quy.
  • Tránh thực phẩm có mùi hương mạnh, quá ngọt, nhiều dầu mỡ hoặc đồ chiên.
  • Uống nước lạnh.
  • Tránh hoạt động mạnh sau khi ăn.
  • Uống một tách trà gừng .
  • Ăn các bữa ăn nhỏ hơn, thường xuyên hơn.
  • Hít thở sâu.
  • Bấm các huyệt trên cổ tay. 

Cảm giác buồn nôn do thuốc sẽ hết trong vài ngày. Nếu tình trạng này kéo dài, hãy khám bác sĩ. Cảm giác buồn nôn không giải tỏa được có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn và cân nặng của bạn. Bạn cần chuyển sang một loại thuốc mới hoặc một hình thức ngừa thai khác. 

Cách ngăn ngừa buồn nôn khi đang uống thuốc

Để tránh buồn nôn, không uống thuốc tránh thai khi đói. Thay vào đó, hãy uống sau bữa tối hoặc sau bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể uống thuốc kháng axit khoảng 30 phút trước khi uống thuốc. Điều này giúp bảo vệ dạ dày. 

Trước khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, hãy trao đổi với bác sĩ để xem liệu thuốc chống buồn nôn có thể được sử dụng kèm hay không, đặc biệt nếu loại thuốc này trước đây đã từng khiến bạn cảm thấy buồn nôn. Thuốc khẩn cấp chỉ chứa progestin ít gây buồn nôn và nôn hơn thuốc có chứa cả estrogen và progestin. 

Lưu ý không dừng thuốc nếu gặp triệu chứng này vì dừng uống có thể khiến bạn mang thai. 

Cách hoạt động của thuốc tránh thai 

Thuốc tránh thai chứa nội tiết tố nữ estrogen và progestin hoặc chỉ có progestin. Các hormone này ngăn ngừa mang thai bằng cách ngăn rụng trứng hoặc làm tăng chất nhầy xung quanh cổ tử cung. Điều này làm cho tinh trùng khó bơi đến gặp trứng và thụ tinh. Thuốc cũng làm thay đổi niêm mạc tử cung, khiến trứng khó làm tổ và phát triển hơn. 

Thuốc tránh thai khẩn cấp chẳng hạn như Plan B chứa hàm lượng hormone cao hơn thuốc thông thường. Điều này gây khó chịu nhiều hơn cho cơ thể. Do đó, bạn chỉ nên dùng thuốc này nếu không sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục hoặc các biện pháp tránh thai khác không đảm bảo. Như trong trường hợp bao cao su bị rách hoặc vòng tránh thai (IUD- Intrauterine device) rơi ra khi quan hệ tình dục. Thuốc tránh thai khẩn cấp làm ngừng rụng trứng và ngăn trứng rời khỏi buồng trứng. Những viên thuốc này cũng ngăn tinh trùng thụ tinh với trứng.

Các tác dụng không mong muốn khác của thuốc tránh thai

Ngoài buồn nôn, các tác dụng không mong muốn phổ biến nhất do thuốc gây ra bao gồm:

  • Đau căng tức ngực
  • Đau đầu
  • Chán nản
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Ra máu giữa chu kỳ hoặc kinh nguyệt không đều
  • Tăng hoặc giảm cân

Hầu hết các tác dụng phụ này đều nhẹ. Chúng thường biến mất trong vòng vài tháng sau khi bắt đầu uống thuốc. Một tác dụng không mong muốn hiếm gặp nhưng nghiêm trọng của việc uống thuốc tránh thai là hình thành cục máu đông ở chân (huyết khối tĩnh mạch sâu), nếu không được điều trị có thể dẫn đến cục máu đông trong phổi ( thuyên tắc động mạch phổi ) và có thể tử vong. 

Hiếm gặp rủi ro này. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ tăng lên nếu bạn đã sử dụng thuốc trong một thời gian dài, hút thuốc hoặc trên 35 tuổi.

Chọn thuốc tránh thai phù hợp 

Trao đổi với bác sĩ để tìm một loại thuốc tránh thai phù hợp với nhu cầu của bạn.

Trong khi dùng thuốc, hãy làm đúng theo các hướng dẫn. Uống thuốc mỗi ngày. Nếu bạn bỏ qua một liều, bạn sẽ cần dùng liều đã quên càng sớm càng tốt. Điều này có nghĩa là bạn có thể phải uống hai viên thuốc trong cùng một ngày để bù cho liều đã quên. Uống hai viên cùng một lúc tăng khả năng gây buồn nôn. 

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Đối với nam, tinh trùng sẽ được tạo ra liên tục, do đó một viên thuốc ngừa thai khẩn cấp của nữ sẽ không gây ảnh hưởng sinh sản lâu dài được.
Xem thêm
Nhìn chung, hiện tượng ra máu sau 7 ngày uống thuốc tránh thai khẩn cấp máu khá thường gặp và không nguy hiểm và hầu như đây không phải là dấu hiệu có thai.
Xem thêm
Khi bạn ngừng dùng thuốc tiêm tránh thai, có thể mất hàng tháng để kinh nguyệt của bạn trở lại bình thường (trung bình khoảng 8 tháng) và tối đa sau 18 tháng bạn có thể có khả năng mang thai trở lại.
Xem thêm
Thử thai bằng que thử thai có thể cho kết quả chính xác trong thời gian uống thuốc tránh thai. Vì các thành phần hoạt tính trong thuốc tránh thai không ảnh hưởng đến hormone thai kỳ HCG có trong máu hoặc nước tiểu.
Xem thêm
Sau thời điểm sử dụng, nếu bạn vẫn xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt bình thường thì đây chính là dấu hiệu uống thuốc tránh thai khẩn cấp thành công rõ ràng nhất.
Xem thêm
Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp của thuốc. Ngoài ra bạn cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác kèm theo như: đau bụng, buồn nôn, nôn, chóng mặt, tiêu chảy…
Xem thêm
Tuy nhiên, việc quên uống thuốc ngừa thai 1 ngày vẫn là vấn đề mà bạn hay gặp phải và sẽ làm giảm hiệu quả tránh thai của thuốc. Nếu quên uống 1 viên, khi nhớ ra nên uống viên thuốc đó ngay; viên sau uống vào đúng giờ uống quy định thông thường
Xem thêm
Thông thường, bạn sẽ có thể có thai vào tháng tiếp theo sau khi uống, thế nhưng cũng có không ít trường hợp phải chờ tới 2 - 3 tháng sau mới có thể mang thai.
Xem thêm
Nếu bạn quan hệ trong thời gian thuốc còn có tác dụng ví dụ 72h hoặc 120h thì thuốc vẫn có hiệu lực. Tuy nhiên khả năng phòng tránh sẽ không còn cao được như bạn uống sớm nhất sau khi quan hệ. Đặc biệt với những trường hợp uống thuốc ngừa thai sau 3, 4, 5 hoặc sau 1 tuần quan hệ thì hầu như tác dụng của thuốc đã không còn và khả năng mang thai ở phụ nữ là rất cao.
Xem thêm
Muốn thuốc đạt được tác dụng hiệu quả tốt nhất thì nên tránh tình trạng uống thuốc không đúng giờ, thay vào đó hãy dùng thuốc đúng cách và đều đặn.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thuốc tránh thai (Biện pháp tránh thai. Sức khỏe tình dục)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!