15 nguyên nhân gây đau vùng chậu hông thường gặp ở phụ nữ? Thời điểm nên đi khám

Vùng chậu hông là phần thấp nhất của bụng, nằm giữa rốn và háng. Đau vùng chậu ở phụ nữ có thể là biểu hiệu của đau bụng kinh, rụng trứng hoặc một số vấn đề liên quan tới đường tiêu hóa như không dung nạp thức ăn. Triệu chứng này cũng có thể phát triển từ một số bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Đôi khi, đau chậu hông là dấu hiệu của nhiễm trùng, những vấn đề của hệ thống sinh sản hoặc những cơ quan lân cận. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần đi khám để kiểm tra tình trạng của mình.

Phần còn lại của bài viết sẽ đề cập tới 15 nguyên nhân phổ biến gây ra đau vùng chậu ở phụ nữ.

Nguyên nhân gây đau vùng chậu hông

Đau bụng kinh và thống kinh

Đau bụng kinh xuất hiện khi tử cung co bớp loại bỏ lớp niêm mạc bong ra theo đường âm đạo – Nguồn ảnh: timenownnews.comĐau bụng kinh xuất hiện khi tử cung co bớp loại bỏ lớp niêm mạc bong ra theo đường âm đạo – Nguồn ảnh: timenownnews.comĐau bụng kinh và thống kinh là nguyên nhân phổ biến gây đau vùng chậu ở phụ nữ.

Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ - ACOG (American College of Obstetricians and Gynecologists), vùng chậu hông của phụ nữ thường đau nhất khi bị rối loạn kinh nguyệt.

Phân nửa phụ nữ đau ít nhất 1-2 ngày trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Đau bụng kinh thường khởi phát ngay trước khi phụ nữ bắt đầu hành kinh, do tử cung co bóp và lớp niêm mạc lót thành tử cung bong ra. Mức độ đau có thể tương tự co thắt cơ hoặc cảm giác như dao đâm.

Sử dụng túi chườm nóng  và uống thuốc không kê đơn như ibuprofen (Advil) và naproxen (Aleve) có tác dụng làm dịu cơn đau.

Bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc khác khi bệnh nhân đau dữ dội do hành kinh,.

Sự rụng trứng

Hormon LH đạt nồng độ tối đa trong giai đoạn trứng rụng làm tăng prostglandine, chất trung gian hóa học làm kích thích đau bụng – Nguồn ảnh: today.comHormon LH đạt nồng độ tối đa trong giai đoạn trứng rụng làm tăng prostglandine, chất trung gian hóa học làm kích thích đau bụng – Nguồn ảnh: today.comVào giữa chu kì kinh nguyệt, phụ nữ có thể gặp tình trạng đau nhói ở một bên hố chậu. tình trạng này được gọi là mittelschmerz hay đau do rụng trứng.

Trong giai đoạn rụng trứng, trứng sẽ di chuyển từ buồng trứng cùng một lượng dịch xuống vòi trứng rồi đi vào tử cung. Chất lỏng do buồng trứng tiết ra có thể làm đầy và gây kích ứng vùng hố chậu dẫn tới đau.

Cảm giác khó chịu có thể kéo dài vài phút tới vài giờ, đồng thời chuyển từ bên này sang bên đối diện tùy thuộc vào bên đã rụng trứng. Đau là triệu chứng tạm thời và không cần điều trị y tế.

Viêm bàng quang kẽ

Phụ nữ có thể bị viêm bàng quang liên tục không rõ nguyên nhân. Hiện tượng này được gọi là viêm bàng quang kẽ và hiện chữa rõ nguyên nhân.

Viêm bàng quang kẽ gây đau vùng chậu kèm theo các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu thường xuyên và đau khi quan hệ tình dục. Điều trị triệu chứng là phương pháp phù hợp nhất để chữa trị hội chứng này.

Viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu

Vi khuẩn kí sinh gây viêm biểu mô đường tiết niệu gây triệu chứng tiểu đau, tiểu buốt – Nguồn ảnh: prevention.comVi khuẩn kí sinh gây viêm biểu mô đường tiết niệu gây triệu chứng tiểu đau, tiểu buốt – Nguồn ảnh: prevention.comViêm bàng quang là tình trạng nhiễm khuẩn trong bàng quang. Vi khuẩn âm đạo, trực tràng hoặc da có thể xâm nhập qua đường niệu đạo để vào cơ quan này.

Nhiễm trùng đường tiết niệu – UTI (urinary tract infection) là tình trạng nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu trong khi viêm bàng quang chỉ ảnh hưởng tới bàng quang.

Hai tình trạng bệnh lý này đều phổ biến ở phụ nữ. Nhiễm trùng đôi khi có thể tự khỏi, tuy nhiên tốt hơn nên sử dụng một đợt kháng sinh ngắn để điều trị viêm bàng quang và các bệnh nhiễm trùng tiết niệu khác.

Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Nhiễm nấm candida, lậu là những bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục phổ biến – Nguồn ảnh: dailytelegraph.com.auNhiễm nấm candida, lậu là những bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục phổ biến – Nguồn ảnh: dailytelegraph.com.auĐau vùng chậu có thể là triệu chứng bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục – STIs (sexually transmitted infection ) như bệnh lậu hoặc nhiễm nấm chlamydia. STIs thường xảy ra ở những người trong độ tuổi sinh sản

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ - CDC (Centers for Disease Control and Prevention), Chlamydia ảnh hưởng tới 2,86 triệu người Mỹ mỗi năm.

Trong khí đó, con số này ở bệnh lậu là 820.000 người.

Những triệu chứng đi kèm với đau vùng chậu gây ra bởi STI bao gồm tiểu đau, xuất huyết ngoài kinh nguyệt và rối loạn dịch tiết âm đạo.

Bất kỳ người nào có một trong những dấu hiệu trên nên đi khám để bác sĩ chẩn đoán STI và chỉ định kế hoạch điều trị phù hợp. Hơn nữa, cần thông báo cho bạn tình về tình trạng bệnh lý để có biện pháp phòng tránh lây nhiễm.

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu ở phụ nữ bao gồm viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng và viêm buồng trứng – Nguồn ảnh: planetayurveda.comViêm vùng chậu ở phụ nữ bao gồm viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng và viêm buồng trứng – Nguồn ảnh: planetayurveda.comViêm vùng chậu – PID (Pelvic inflammatory disease) là một nhiễm trùng xảy ra trong tử cung, có thể tổn thương mô lân cận. PID khởi phát khi vi khuẩn từ âm đạo hoặc cổ tử cung xâm nhập vào tử cung.

Tình trạng này thường là biến chứng của STI như bệnh lậu hoặc chlamydia. Bệnh nhân có thể đau vùng châu kèm theo những triệu chứng khác như tiết dịch âm đạo bất thường hay chảy máu âm đạo.

PID làm tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ - CDC cho biết, cứ 8 phụ nữ viêm vùng chậu thì có 1 người gặp khó khăn trong quá trình thụ thai.

Phương pháp điều trị thông thường là dùng thuốc kháng sinh để loại bỏ tình trạng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, chữa trị nhiễm trùng trong mô sẹo rất khó khăn, đó là lý do tại sao việc điều trị sớm là rất quan trọng.

Lạc nội mạc tử cung

Nội mạc tử cung lạc chỗ bong ra trong chu kỳ kinh nguyệt gây chảy máu nghiêm trọng – Nguồn ảnh: mayoclinic.orgNội mạc tử cung lạc chỗ bong ra trong chu kỳ kinh nguyệt gây chảy máu nghiêm trọng – Nguồn ảnh: mayoclinic.orgLạc nội mạc tử cung là hiện tượng nội mạc tử cung hay mô lót thành trong tử cung xuất hiện ra bên ngoài tử cung.

Lạc nội mạc tử cung có thể gây ra chứng đau vùng chậu mạn tính ở một số phụ nữ. Trong chu kỳ kinh nguyệt, nội mạc tử cung phát triển lạc chỗ phản ứng với những thay đổi nội tiết tố, gây chảy máu và viêm nhiễm vùng chậu.

Bệnh nhân có thể đau vừa tới dữ dội. Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng tới khả năng mang thai ở phụ nữ. Bác sĩ sẽ đề nghị các phương pháp điều trị khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.

Hội chứng ruột kích thích

Stress, cẳng thẳng do suy nghĩ, lo âu có thể gây kích thích ruột Stress, cẳng thẳng do suy nghĩ, lo âu có thể gây kích thích ruột  Hội chứng ruột kích thích – IBS (Irritable bowel syndrome) là chứng rối loạn đường ruột gây đau kèm theo các triệu chứng khác như táo bón, tiêu chảy và đầy hơi.

Các triệu chứng của IBS có xu hướng xuất hiện và biến mất theo thời gian, đặc biệt sau khi đi đại tiện. Chưa có liệu pháp chữa khỏi IBS, vì vậy điều trị thường tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng thông qua những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng, mức độ căng thẳng và dùng thuốc.

Viêm ruột thừa

Ruột thừa là một đoạn ruột nhỏ thường nằm trong vùng bụng dưới bên phải. Viêm ruột thừa là tình trạng nhiễm trùng ruột thừa, bệnh lý này khá phổ biến và có thể rất nghiêm trọng.

Nên đi khám khi xuất hiện những dấu hiệu như cơn đau tại vùng bụng dưới bên phải, kèm các triệu chứng khác như nôn mửa và sốt vì chúng có thể là biểu hiệu của viêm ruột thừa. 

Sỏi tiết niệu

Sỏi hình thành trong đường tiết niệu do sự lắng đọng của muối và khoáng chất như canxi, khó đào thải qua nước tiểu.

Những khoáng chất này tích tụ và hình thành các tinh thể trong bàng quang hoặc thận, gây ra đau nhức vùng xương chậu hoặc lưng dưới. Sỏi tiết niệu có thể làm đổi màu nước tiểu, thường chuyển sang màu hồng hoặc hơi đỏ kèm theo máu.

Một số trường hợp sỏi niệu quản không cần can thiệp nhưng việc đào thải chúng qua tiểu tiện có thể gây đau. Bác sĩ có thể chỉ đinh tán sỏi bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Chửa ngoài tử cung

Nguyên nhân gây chửa ngoài tử cung gồm dị dạng cơ quan sinh dục, rối loạn nội tiết tố, di truyền – Nguồn ảnh: lybrate.comNguyên nhân gây chửa ngoài tử cung gồm dị dạng cơ quan sinh dục, rối loạn nội tiết tố, di truyền – Nguồn ảnh: lybrate.comChửa ngoài tử cung là hiện tượng trứng thụ tinh tự làm tổ và phát triển ở những vị trí bên ngoài tử cung.

Bệnh nhân thường cảm thấy đau nhói và thống kinh vùng chậu một bên. Các triệu chứng khác bao gồm buồn nôn, chóng mặt và chảy máu âm đạo.

Chửa ngoài tử cung là một cấp cứu ngoại khoa cần được can thiệp sớm. Nên đi khám ngay nếu có các triệu chứng của bệnh này.

Dính vùng chậu

Dính vùng chậu là hiện tượng kết dính hai cơ quan tách biệt trong cơ thể do sự hình thành mô sẹo. Sự hình thành mô sẹo có thể gây đau đớn vì cơ thể phải vật lộn để thích nghi với sự kết dính.

Mô sẹo có thể hình thành do nhiễm trùng cũ, lạc nội mạc tử cung hoặc những vấn đề khác trong khu vực. Bệnh lý này gây đau vùng chậu mạn tính ở phụ nữ kèm các triệu chứng khác tùy thuộc vào vị trí xuất hiện mô sẹo.

Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật xâm lấn tối thiểu giúp giảm độ dính và điều trị triệu chứng.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng – Nguồn ảnh: mayoclinic.orgU nang buồng trứng – Nguồn ảnh: mayoclinic.orgU nang buồng trứng là tình trạng nang trứng không giải phóng noãn và có thể trở thành một nang chứa đầy dịch.

U nang hình thành có thể gây ra đầy hơi, căng tức hoặc đau nhói bên một bên hố chậu.

Theo Hiêp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ - ACOG (American College of Obstetricians and Gynecologists), phần lớn u nang không phải là ung thư có thể tự khỏi. Một số trường hợp nang bị vỡ hay chảy máu gây đau dữ dội và cần phải điều trị .

Bác sĩ có thể chẩn đoán u nang buồng trứng thông qua siêu âm, những phương pháp điều trị như theo dõi hoặc phẫu thuật sẽ được chỉ định tùy theo tình trạng bệnh nhân

U xơ tử cung

U xơ tử cung – Nguồn ảnh: news-medical.netU xơ tử cung – Nguồn ảnh: news-medical.netU xơ là những khối u cơ và mô xơ bên trong tử cung. Mặc dù u xơ tử cung không phải là mô ung thư, thường có xu hướng không gây ra các triệu chứng nhưng chúng có thể gây khó chịu ở vùng chậu hông hoặc lưng dưới cũng như gây đau khi quan hệ tình dục.

U xơ có thể gây chảy máu nhiều hoặc thống kinh trong chu kỳ kinh nguyệt.

U xơ tử cung thường không cần điều trị. Nếu các triệu chứng trở nên khó kiểm soát, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị như dùng thuốc, can thiệp không xâm lấn hoặc phẫu thuật.

Khối u

Trong một số trường hợp, sự phát triển ác tính của các khối u trong hệ thống sinh sản, đường tiết niệu hoặc hệ tiêu hóa có thể là lý do gây đau vùng chậu. Những khối u này gây ra các triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào vị trí chúng xuất hiện.

Bác sĩ cần đánh giá kỹ lưỡng, thường sử dụng xét nghiệm máu và phương pháp chẩn đoán hình ảnh để xác định khối u. Khi đã chẩn đoán xác định, họ có thể chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp.

Khi nào cần đi khám

Một số nguyên nhân gây đau vùng chậu không nhất thiết phải đi khám.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp cần tới sự can thiệp của y tế

Những cơn đau nhói nguyên phát đều cần được đánh giá. Ví dụ, một người nên đi khám khi nghi ngờ dấu hiệu đau vùng chậu do tình trạng nhiễm khuẩn gây ra. Một số bệnh nhiễm trùng tự khỏi theo thời gian, số khác có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Chảy máu âm đạo bất thường và đau dữ dội vùng chậu là hai triệu chứng nguy hiểm cần can thiệp y tế kịp thời

Nếu bạn đã biết có tình trạng bệnh lý theo dõi trước đó đột nhiên bị đau dữ dội thì cần đi khám ngay vì có thể đó là tình trạng nguy hiểm.

Những triệu chứng khác kèm theo đau vùng chậu như sốt, buồn nôn và nôn, cũng là những dấu hiệu cho thấy bệnh nhân cần đi khám. Bác sĩ sẽ đánh giá kỹ lưỡng và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Tổng kết

Đau vùng chậu ở phụ nữ phần lớn do những tình trạng sức khỏe phổ biến như đau bụng kinh hoặc rụng trứng. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ triệu chứng đau là biểu hiện của một bệnh lý nghiêm trọng tiềm ẩn, hãy đi khám để được chẩn đoán chính xác.

Chẩn đoán kỹ lưỡng là điều cần thiết trong mọi trường hợp nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đồng thời chỉ định phương pháp điều trị tốt nhất.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!