Đau bụng dưới và đầy hơi là bình thường khi chúng chỉ thỉnh thoảng xuất hiện, tuy nhiên cần đi khám nếu hai hiện tượng này xảy ra thường xuyên. Trong nhiều trường hợp, xuất hiện cả hai triệu chứng có thể là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng cần được xử lý.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra đau bụng dưới và đầy hơi cũng như cách điều trị cho cả hai bệnh lý này.
Nguyên nhân gây ra đau bụng dưới và chướng bụng
Nhiều nguyên nhân có thể gây ra đồng thời đau bụng dưới -LAP (lower abdominal pain) và đầy hơi. Một phần trong số đó tương đối vô hại, lành tính bao gồm:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo
- Nuốt nhiều không khí
- Căng thẳng
Trong một số trường hợp, LAP và đầy hơi có thể xảy ra đồng thời do một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn như:
- Táo bón
- Không dung nạp lactose hoặc gluten
- Trào ngược dạ dày thực quản - GERD (Gastroesophageal Reflux Disease), dù bệnh lý này thường gây đau bụng trên.
- Viêm dạ dày ruột (gastroenteritis) là tình trạng viêm đường tiêu hóa gây nôn mửa và tiêu chảy.
- Viêm túi thừa: là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng những túi nhỏ ở thành ruột già.
- Liệt ruột là tình trạng giảm nhu động ruột non và ruột già
- Liệt dạ dày hay chậm tiêu, đây là một biến chứng của bệnh đái tháo đường
- Tắc ruột
- Viêm ruột ( bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng)
Một số tình trạng khác chỉ gặp ở phụ nữ có thể gây ra LAP và đầy hơi, bao gồm:
- Đau bụng kinh
- Lạc nội mạc tử cung
- U nang buồng trứng
- Bệnh viêm vùng chậu – PID (pelvic inflammatory disease)
- Thai kỳ
- Chửa ngoài tử cung
LAP và đầy hơi có thể là biểu hiện của những tình trạng không liên quan đến dạ dày, ruột hay cơ quan sinh sản, như:
- Dị ứng thuốc
- Tác dụng phụ của thuốc
- Thoát vị
- Viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu
- Viêm ruột thừa
- Sỏi thận
Thời điểm cần đi khám
Nếu nguyên nhân gây ra LAP và đầy hơi là những hiện tượng lành tính, các triệu chứng có thể tự biến mất trong vòng vài giờ đến vài ngày .
Một người nên đi khám khi:
- Triệu chứng kéo dài hơn một vài ngày
- Triệu chứng bắt đầu ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày.
- Đang mang thai và không chắc về nguyên nhân gây ra LAP và đầy hơi
Bệnh nhân bị LAP và đầy hơi kèm theo nôn mửa hoặc bí trung đại tiện, cần đi khám ngay lập tức.
Bệnh nhân cần tới sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu ngoài LAP và đầy hơi, họ xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng sau:
- Cơn đau đột ngột tiến triển tồi tệ.
- Sốt
- Tiết dịch âm đạo bất thường
- Phân lẫn máu
- Tụt cân không rõ lý do
- Buồn nôn và nôn
Chẩn đoán bụng dưới và chướng bụng
Bác sĩ sẽ ghi chú lại tiền sử bệnh và những triệu chứng mà bệnh nhân từng trải qua. Họ cũng có thể hỏi về nguyên nhân phát sinh bệnh cũng như yếu tố làm triệu chứng trầm trọng thêm.
Một số xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu, máu hoặc phân có thể cần thiết cho quá trình chẩn đoán. Kết quả xét nghiệm giúp xác định dấu hiệu nhiễm trùng hoặc những bệnh lý tiềm ẩn khác.
Trong một số trường hợp, bác sĩ cần chỉ định thêm những phương pháp chẩn đoán hình ảnh để kiểm tra bất thường trong ổ bụng như:
- Siêu âm
- Chụp X- quang
- Chụp cắt lớp vi tính – CT scanner (Cycle threshold) hoặc chụp cộng hương từ - MRI (Magnetic Resonance Imaging)
Nếu không phát hiện bất thường qua những phương pháp trên, bác sĩ có thể tiến hành nội soi để đánh giá kỹ hơn ống tiêu hóa.
Điều trị bụng dưới và chướng bụng
Dưới đây là một số cách điều trị tại nhà để giảm triệu chứng của LAP và đầy hơi:
- Uống nhiều nước
- Thể dục thể thao giúp giảm bớt khí và đầy hơi
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn – OTC (Over-the-counter)
- Dùng thuốc kháng axit không kê đơn
Nếu các phương pháp chữa trị tại nhà không hiệu quả, bệnh nhân nên đi khám để được nhận những kế hoạch điều trị phù hợp từ bác sĩ. Nguyên nhân gây ra LAP và đầy hơi khác nhau tương ứng với phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm:
- Thuốc điều trị đau bụng dưới và đầy hơi theo đơn
- Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn
- Phẫu thuật cấp cứu cắt bỏ ruột thừa vỡ
Biện pháp phòng ngừa
Một số thói quen xấu có thể gây LAP và đầy hơi như hút thuốc lá và dùng chất kích thích. Hãy cân nhắc hạn chế chúng.
Dưới đây là một số loại thực phẩm có thể là nguyên nhân hoặc làm tăng nguy cơ mắc LAP và đầy hơi:
- Thức ăn giàu chất béo
- Một số loại thực vật như bắp cải, đậu lăng và hạt đậu
- Sản phẩm từ sữa với người không dung nạp lactose
- Đồ uống có ga
- Bia
- Kẹo cao su
- Kẹo cứng
Ngoài ra, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Những thực phẩm này giúp ngăn ngừa táo bón và đầy hơi.
Nếu đau bụng dưới và đầy hơi là triệu chứng của bệnh lý nào đó, điều trị nguyên nhân sẽ giải quyết được vấn đề này.
Tổng kết
Rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây ra đau bụng dưới và đầy hơi. Một số nguyên nhân tương đối lành tính và dễ điều trị, trong khi số khác có thể nghiêm trọng hơn.
Đau bụng dưới và chướng bụng không đáng lo ngại khi chúng thỉnh thoảng xuất hiện. Tuy nhiên, mọi người nên đi khám nếu triệu chứng xấu đi, kéo dài hơn một vài ngày hoặc ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày.
Bệnh nhân đau bụng dưới và đầy bụng nên khi khám ngay lập tức nếu kèm theo một số triệu chứng như nôn mửa, sốt, phân lẫn máu.
Nhiều trường hợp đau bụng dưới và đầy hơi có thể ngăn ngừa bằng cách tránh những loại thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng này.
Xem thêm: