6 rối loạn chức năng tuyến giáp thường gặp: Chẩn đoán và điều trị

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, có hình giống con bướm nằm ở vùng cổ, ngay bên dưới quả táo Adam (sụn thanh quản); và là một phần của hệ thống nội tiết. Hệ thống này chịu trách nhiệm điều phối nhiều hoạt động của cơ thể. Tuyến giáp sản xuất hormone điều hòa sự trao đổi chất trong cơ thể.

Một số rối loạn chức năng tuyến giáp có thể xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone (cường giáp) hay quá ít (suy giáp).

4 rối loạn phổ biến của tuyến giáp là bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Basedow, bướu cổ và nhân tuyến giáp. 

Cường giáp

Trong cường giáp, tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất quá nhiều hormone. Cường giáp ảnh hưởng đến khoảng 1% phụ nữ và ít phổ biến hơn ở nam giới. 

Bệnh Basedow là nguyên nhân phổ biến nhất của cường giáp, ảnh hưởng đến khoảng 70% những người có tuyến giáp hoạt động quá mức. Các nhân tuyến giáp – trong bệnh bướu cổ nhân độc hoặc bướu cổ đa nhân - cũng có thể khiến tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. 

Sản xuất hormone tuyến giáp quá mức dẫn đến các triệu chứng như: 

  • Bồn chồn
  • Nóng nảy
  • Tim đập nhanh
  • Cáu gắt
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Run
  • Lo lắng
  • Khó ngủ
  • Da mỏng
  • Tóc và móng giòn
  • Yếu cơ
  • Giảm cân
  • Mắt lồi (trong bệnh Basedow) 

Chẩn đoán và điều trị cường giáp

Chẩn đoán cường giáp thông qua xét nghiệm máu đo nồng độ hormone tuyến giáp (thyroxine, hoặc T4) và hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Tuyến yên tiết ra TSH để kích thích tuyến giáp sản xuất hormone. Nồng độ thyroxine cao và TSH thấp cho thấy tuyến giáp đang hoạt động quá mức.

Tuyến giáp hấp thụ i-ốt để sản xuất hormone. Vì vậy bác sĩ cũng có thể chỉ định phương pháp sử dụng i-ốt phóng xạ đường uống hoặc tiêm, nhằm đo lường mức độ hấp thụ i-ốt của tuyến giáp.. Hấp thụ nhiều iốt phóng xạ là dấu hiệu cho thấy tuyến giáp đang hoạt động quá mức. Lượng phóng xạ thấp sẽ được đào thải nhanh chóng và không gây nguy hiểm cho hầu hết mọi người. 

Các phương pháp điều trị cường giáp gồm phá hủy mô tuyến giáp hoặc ngăn tuyến giáp sản xuất hormone. 

  • Thuốc kháng giáp như methimazole (Tapazole) ngăn tuyến giáp sản xuất hormone.
  • Một liều lượng lớn i-ốt phóng xạ đường uống làm phá hủy mô tuyến giáp. 
  • Phẫu thuật loại bỏ tuyến giáp. 

Nếu điều trị bằng i-ốt phóng xạ hoặc phẫu thuật tuyến giáp, bạn sẽ bị suy giáp và cần phải bổ sung hormone tuyến giáp hàng ngày. 

Suy giáp 

Suy giáp ngược lại với cường giáp. Tuyến giáp hoạt động kém và không thể sản xuất đủ hormone. 

Suy giáp thường do viêm tuyến giáp Hashimoto, phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, hoặc tổn thương do xạ trị. Tại Hoa Kỳ, nó ảnh hưởng đến khoảng 4,6% những người từ 12 tuổi trở lên. Hầu hết các trường hợp suy giáp đều nhẹ. 

Việc sản xuất quá ít hormone tuyến giáp dẫn đến các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi
  • Da khô
  • Dễ bị lạnh
  • Vấn đề về trí nhớ
  • Táo bón
  • Trầm cảm
  • Tăng cân
  • Yếu mệt
  • Nhịp tim chậm
  • Hôn mê 

Chẩn đoán và điều trị suy giáp 

Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu đo TSH và nồng độ hormone tuyến giáp. Nồng độ TSH cao và thyroxine thấp có thể có nghĩa là tuyến giáp hoạt động kém. Chúng chỉ ra rằng tuyến yên đang giải phóng nhiều TSH hơn để cố gắng kích thích tuyến giáp tạo ra thyroxine. 

Phương pháp điều trị chính cho bệnh suy giáp là uống thuốc bổ sung  hormone tuyến giáp. Điều quan trọng là phải dùng đúng liều lượng, vì dùng quá nhiều hormone tuyến giáp có thể gây ra các triệu chứng cường giáp. 

Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto 

Viêm tuyến giáp Hashimoto còn được gọi là viêm tuyến giáp lymphocytic mãn tính. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giáp ở Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến khoảng 14 triệu người Mỹ. Nó có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở phụ nữ trung niên. Căn bệnh này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm và từ từ phá hủy mô tuyến giáp, dẫn đến giảm khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp. 

Một số người bị viêm tuyến giáp Hashimoto nhẹ có thể không có triệu chứng rõ ràng. Căn bệnh này có thể duy trì ổn định trong nhiều năm và các triệu chứng thường rất kín đáo và không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, chẳng hạn như: 

  • Mệt mỏi
  • Trầm cảm
  • Táo bón
  • Tăng cân nhẹ
  • Da khô
  • Tóc khô, mỏng
  • Mặt nhợt nhạt, sưng húp
  • Kinh nguyệt ra nhiều máu và không đều
  • Không chịu được lạnh
  • Tuyến giáp to, hoặc bướu cổ 

Chẩn đoán và điều trị của Hashimoto 

Kiểm tra nồng độ TSH thường là bước đầu tiên khi tầm soát rối loạn chức năng tuyến giáp. Bác sĩ có thể xét nghiệm máu cho bạn và phát hiện TSH tăng, trong khi nồng độ hormone tuyến giáp (T3 hoặc T4) giảm, nếu bạn đang gặp một số triệu chứng trên. Viêm tuyến giáp Hashimoto là một rối loạn tự miễn dịch, do đó, xét nghiệm máu cũng sẽ cho thấy các kháng thể bất thường tấn công tuyến giáp.

Không có phương pháp điều trị triệt để cho bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto. Thuốc thay thế hormone thường được sử dụng để tăng nồng độ hormone tuyến giáp hoặc giảm nồng độ TSH, đồng thời làm giảm các triệu chứng của bệnh. Phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp có thể cần thiết trong một số trường hợp hiếm gặp của bệnh Hashimoto. Bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn đầu và duy trì ổn định trong nhiều năm vì tiến triển chậm. 

Bệnh Basedow 

Basedow là một rối loạn tự miễn dịch xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào tuyến giáp. Điều này có thể khiến tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone chịu trách nhiệm điều hòa sự trao đổi chất của cơ thể. 

Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, căn bệnh này có tính di truyền và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả nam giới và phụ nữ, nhưng nó phổ biến hơn ở phụ nữ từ 20 đến 30 tuổi. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm căng thẳng, mang thai và hút thuốc. 

Khi có một lượng lớn hormone tuyến giáp trong máu, các hệ thống trong cơ thể sẽ tăng cường hoạt động và gây ra các triệu chứng phổ biến của cường giáp, bao gồm: 

  • Lo lắng
  • Cáu gắt
  • Mệt mỏi
  • Run tay
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều
  • Đổ quá nhiều mồ hôi
  • Khó ngủ
  • Tiêu chảy hoặc đi tiêu thường xuyên
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
  • Bướu cổ
  • Mắt lồi và các vấn đề về thị lực 

Triệu chứng mắt lồi trong bệnh Basedow, nguồn: https://www.sciencephoto.com .Chẩn đoán và điều trị bệnh BasedowTriệu chứng mắt lồi trong bệnh Basedow, nguồn: https://www.sciencephoto.com .Chẩn đoán và điều trị bệnh Basedow Khám sức khỏe có thể phát hiện tuyến giáp phì đại, mắt lồi to và các dấu hiệu tăng cường trao đổi chất, bao gồm mạch nhanh và tăng huyết áp. Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu xét nghiệm máu và có thể phát hiện nồng độ T4 tăng cao và nồng độ TSH thấp, cả hai đều là dấu hiệu của bệnh Basedow. Xét nghiệm hấp thụ iốt phóng xạ cũng có thể được thực hiện nhằm đánh giá mức độ hấp thụ iốt của tuyến giáp. Triệu chứng tuyến giáp hấp thụ nhiều i-ốt phù hợp với bệnh Basedow. 

Không có phương pháp điều trị nào giúp ngăn hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp, cũng như khiến tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh Basedow có thể được kiểm soát bằng sự kết hợp của nhiều phương pháp điều trị: 

  • Thuốc chẹn beta để kiểm soát nhịp tim nhanh, lo lắng và đổ mồ hôi
  • Thuốc kháng giáp trạng giúp ngăn tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone
  • Iốt phóng xạ phá hủy toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp 
  • Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp- là lựa chọn nếu bạn không thể dung nạp thuốc kháng giáp hoặc iốt phóng xạ 

Điều trị cường giáp thành công thường dẫn đến suy giáp. Bạn sẽ phải dùng thuốc thay thế hormone tuyến giáp kể từ thời điểm đó trở đi. Bệnh Basedow có thể dẫn đến các vấn đề về tim và giòn xương nếu không được điều trị. 

Bệnh bướu cổ 

Bướu cổ là phì đại tuyến giáp, không phải là ung thư. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh bướu cổ trên toàn thế giới là do thiếu iốt trong chế độ ăn uống. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng bệnh bướu cổ ảnh hưởng đến 200 triệu trong số 800 triệu người bị thiếu iốt trên toàn thế giới. 

Mặt khác, ở những nơi muối ăn cung cấp nhiều i-ốt như tại Mỹ, nguyên nhân gây ra bướu cổ thường là cường giáp. Trong trường hợp này, bướu cổ là một trong số các triệu chứng của cường giáp. 

Bướu cổ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ người nào và ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những khu vực trên thế giới thiếu hụt thực phẩm giàu i-ốt. Tuy nhiên, bướu cổ xuất hiện phổ biến hơn sau 40 tuổi và ở phụ nữ, những người dễ bị rối loạn tuyến giáp. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm tiền sử bệnh gia đình, sử dụng một số thuốc nhất định, mang thai và tiếp xúc với tia xạ. 

Nếu bướu cổ không nặng thì người bệnh có thể không có triệu chứng. Bướu cổ có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng sau nếu bướu đủ lớn, tùy thuộc vào kích thước: 

  • Sưng hoặc căng tức ở cổ 
  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Ho hoặc thở khò khè
  • Khàn giọng 

Chẩn đoán và điều trị bướu cổ 

Hình ảnh bướu cổ do tuyến giáp, nguồn: https://www.hopkinsmedicine.orgHình ảnh bướu cổ do tuyến giáp, nguồn: https://www.hopkinsmedicine.orgBác sĩ sẽ khám vùng cổ và yêu cầu bạn nuốt khi khám sức khỏe định kỳ. Xét nghiệm máu sẽ cho biết nồng độ hormone tuyến giáp, TSH và kháng thể trong máu. Những xét nghiệm này giúp chẩn đoán các rối loạn tuyến giáp- là nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ. Siêu âm tuyến giáp giúp kiểm tra tình trạng sưng và các nhân tuyến giáp. 

Bướu cổ thường chỉ được điều trị khi bệnh trở nên nghiêm trọng và gây ra các triệu chứng. Bạn có thể được chỉ định bổ sung liều nhỏ iốt nếu bệnh bướu cổ do thiếu iốt. Iốt phóng xạ có thể thu nhỏ mô tuyến giáp. Ngoài ra phẫu thuật giúp loại bỏ tất cả hoặc một phần tuyến giáp. Các phương pháp điều trị có thể trùng lặp vì bướu cổ thường là triệu chứng của cường giáp. 

Bệnh bướu cổ thường liên quan đến các rối loạn tuyến giáp có thể điều trị được, chẳng hạn như bệnh Basedow. Mặc dù bướu cổ thường không đáng lo ngại, nhưng chúng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Những biến chứng này có thể bao gồm khó thở và khó nuốt. 

Nhân tuyến giáp 

Các nhân tuyến giáp là những khối u hình thành trên hoặc trong tuyến giáp. Khoảng 1% nam giới và 5% phụ nữ sống ở các nước có đủ i-ốt có các nhân tuyến giáp đủ lớn để có thể phát hiện được. Trong khi khoảng 50% mọi người có các nhân quá nhỏ, không thể phát hiện. 

Nguyên nhân không phải lúc nào cũng tìm được, nhưng có thể bao gồm thiếu iốt và viêm tuyến giáp Hashimoto. Các nhân tuyến giáp có thể rắn hoặc chứa đầy dịch. 

Hầu hết là lành tính, nhưng chúng cũng có thể là ung thư với tỷ lệ nhỏ các trường hợp. Cũng như các vấn đề khác liên quan đến tuyến giáp, các nhân tuyến giáp xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới và nguy cơ ở cả hai giới đều tăng theo tuổi. 

Hầu hết các nhân giáp không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, nếu chúng đủ lớn, thì có thể gây bướu ở cổ và dẫn đến khó thở, khó nuốt và đau. 

Một số nhân sản xuất hormone tuyến giáp, gây ra nồng độ cao bất thường trong máu. Khi điều này xảy ra, các triệu chứng tương tự như của cường giáp xuất hiện, bao gồm: 

  • Nhịp tim nhanh
  • Lo lắng
  • Tăng khẩu vị
  • Run
  • Giảm cân
  • Da sần sùi 

Mặt khác, các triệu chứng sẽ giống như suy giáp nếu các nhân có liên quan đến bệnh Hashimoto, bao gồm: 

Chẩn đoán và điều trị nhân tuyến giáp 

Hầu hết các nhân được phát hiện khi thăm khám lâm sàng. Chúng cũng có thể được phát hiện thông qua siêu âm, chụp CT hoặc MRI. Sau khi phát hiện nhân tuyến giáp, cận tiến hành các xét nghiệm khác – gồm đo nồng độ TSH và chụp tuyến giáp – giúp phát hiện cường giáp hoặc suy giáp. Sinh thiết chọc hút bằng kim nhỏ được sử dụng để lấy một mẫu tế bào từ nhân và xác định liệu nhân đó có phải là ung thư hay không. 

Các nhân giáp lành tính không nguy hiểm đến tính mạng và thường không cần điều trị. Thông thường, không cần loại bỏ nhân tuyến giáp nếu chúng không thay đổi theo thời gian. Bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết lại và chỉ định dùng iốt phóng xạ nhằm thu nhỏ các nhân nếu chúng phát triển. 

Các nhân ung thư khá hiếm gặp – theo Viện Ung bướu Quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute), ung thư tuyến giáp ảnh hưởng ít hơn 4% dân số. Phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào loại khối u. Loại bỏ tuyến giáp thông qua phẫu thuật thường là phương pháp điều trị được lựa chọn. Xạ trị đôi khi được sử dụng kèm hoặc không kèm phẫu thuật. Hóa trị thường được lựa chọn nếu ung thư di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.

Các vấn đề tuyến giáp thường gặp ở trẻ em

Trẻ em cũng có thể mắc các bệnh về tuyến giáp, bao gồm: 

Đôi khi trẻ em gặp vấn đề về tuyến giáp ngay từ khi mới sinh. Ngoài ra, phẫu thuật, bệnh tật hoặc điều trị bệnh lý khác gây ra các vấn đề tuyến giáp. 

Suy giáp 

Trẻ em có thể bị suy giáp do nhiều nguyên nhân khác nhau: 

  • Suy giáp bẩm sinh xảy ra khi tuyến giáp không phát triển bình thường từ khi sinh, gặp ở khoảng 1 trong số mỗi 2.500 đến 3.000 trẻ em sinh ra ở Hoa Kỳ.
  • Suy giáp tự miễn: là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp. Loại này thường do viêm tuyến giáp lymphocytic mãn tính. Suy giáp tự miễn dịch thường xuất hiện trong độ tuổi thanh thiếu niên và phổ biến ở trẻ em gái hơn trẻ em trai.
  • Suy giáp sau can thiệp y tế xảy ra ở trẻ em bị cắt bỏ hoặc phá hủy tuyến giáp - ví dụ như sau phẫu thuật. 

Các triệu chứng của suy giáp ở trẻ em bao gồm: 

  • Mệt mỏi
  • Tăng cân
  • Táo bón
  • Không chịu được lạnh
  • Tóc khô, mỏng
  • Da khô
  • Nhịp tim chậm
  • Giọng khàn
  • Mặt sưng húp
  • Tăng lưu lượng kinh nguyệt ở phụ nữ trẻ 

Cường giáp 

Có nhiều nguyên nhân gây ra cường giáp ở trẻ em: 

  • Bệnh Basedow ít gặp ở trẻ em hơn so với người lớn. Bệnh Basedow thường xuất hiện ở lứa tuổi thanh thiếu niên và  ảnh hưởng đến nhiều trẻ em gái hơn trẻ em trai.
  • Các nhân giáp hoạt động mạnh: là các nhân xuất hiện trong tuyến giáp của trẻ, chúng sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp.
  • Viêm tuyến giáp là do tuyến giáp bị viêm làm cho hormone tuyến giáp thất thoát ra ngoài theo đường máu. 

Các triệu chứng của cường giáp ở trẻ em bao gồm: 

  • Nhịp tim nhanh
  • Run
  • Mắt lồi (ở trẻ em bị bệnh Basedow)
  • Bồn chồn và khó chịu
  • Ngủ kém
  • Tăng khẩu vị
  • Giảm cân
  • Tăng nhu động ruột
  • Không chịu được nóng
  • Bướu cổ 

Nhân tuyến giáp 

Các nhân tuyến giáp hiếm gặp ở trẻ em, nhưng nếu xuất hiện thì chúng có nhiều khả năng là ung thư. Triệu chứng chính của nhân giáp ở trẻ em là một khối u ở cổ. 

Ung thư tuyến giáp 

Ung thư tuyến giáp là loại ung thư nội tiết phổ biến nhất ở trẻ em, nhưng vẫn rất hiếm, được chẩn đoán ở ít hơn 1/1.000.000 trẻ dưới 10 tuổi mỗi năm. Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn một chút ở thanh thiếu niên, với tỷ lệ khoảng 15/1.000.0000 thanh niên từ 15 đến 19 tuổi. 

Các triệu chứng của ung thư tuyến giáp ở trẻ em bao gồm: 

  • Khối u ở cổ
  • Sưng tuyến giáp
  • Cảm giác căng ở cổ
  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Giọng khàn 

Phòng ngừa rối loạn chức năng tuyến giáp

Trong hầu hết các trường hợp, bạn không thể phòng ngừa suy giáp hoặc cường giáp. Ở các nước đang phát triển, suy giáp thường do thiếu iốt. Tuy nhiên, nhờ việc bổ sung i-ốt vào muối ăn, sự thiếu hụt này rất hiếm xảy ra ở Mỹ. 

Cường giáp thường do bệnh Basedow, một bệnh tự miễn không thể ngăn ngừa được. Bạn có thể có triệu chứng cường giáp nếu dùng quá nhiều hormone tuyến giáp. Nếu bạn được kê đơn hormone tuyến giáp, hãy đảm bảo dùng đúng liều lượng. Trong một số trường hợp hiếm, tuyến giáp có thể hoạt động quá mức nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm có chứa i-ốt, chẳng hạn như muối ăn, cá và rong biển. 

Mặc dù không thể ngăn ngừa bệnh tuyến giáp, nhưng bạn có thể ngăn ngừa các biến chứng của bệnh bằng chẩn đoán sớm và tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ. 

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Câu trả lời CÓ. Vitamin E là một trong những vitamin thiết yếu của cơ thể. Nó tồn tại chủ yếu dưới dạng alpha-tocoferol, có tác dụng chống oxy hóa giúp loại bỏ các tổn thương tuyến giáp, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. T
Xem thêm
Thực phẩm chế biến sẵn; Các thực phẩm từ đậu nành; Nội tạng động vật; Tránh ăn nhiều chất xơ và đường; ...
Xem thêm
Bảo tồn tối đa chức năng tuyến giáp. Kỹ thuật này không phải gây mê, chỉ cần gây tê tại chỗ quanh tuyến giáp. Bệnh nhân có thể giao tiếp với bác sỹ trong quá trình làm thủ thuật. ...V...
Xem thêm
Người bệnh không nên tự ý tăng liều lượng thuốc vì có thể gây ra tác dụng phụ như: tim đập nhanh, loạn nhịp, thèm ăn, mất ngủ, run tay chân...
Xem thêm
Bệnh lý tuyến giáp gây rối loạn chức năng sản xuất hormone sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: loãng xương, tổn thương thần kinh ngoại biên, giảm tầm nhìn và thị lực, bệnh lý tim mạch, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần,…
Xem thêm
Nhân tuyến giáp là tổn thương dạng khối khu trú nằm ở tuyến giáp, làm thay đổi cấu trúc và chức năng của tuyến giáp.
Xem thêm
U tuyến giáp kiêng ăn: Chế phẩm từ đậu nành; Thực phẩm chế biến sẵn; Nội tạng động vật; Chất xơ; Đường và chất tạo ngọt...
Xem thêm
U tuyến giáp chỉ nên mổ khi thật sự cần thiết, bởi những biến chứng có thể xảy ra trong và sau mổ là rất nguy hiểm.
Xem thêm
U tuyến giáp là hiện tượng pháp sinh một khối mô hoặc tế bào tập trung trước cổ, dưới đáy họng. Khối này sẽ làm thay đổi hệ thống sức khỏe của tuyến giáp, đôi khi là chức năng của cả vùng, gây mất thẩm mỹ.
Xem thêm
Đối với nhân tuyến giáp có kích thước lớn hơn, từ 2 – 3cm thì bác sĩ có thể chỉ định mổ hoặc đốt sóng cao tần để tiêu khối u.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Tuyến giáp
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!