Đau đầu trong kỳ kinh nguyệt: Nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị

Một số chị em phụ nữ thường cảm thấy đau đầu vào những ngày đèn đỏ. Những cơn đau đầu có thể nghiêm trọng và gây cản trở cuộc sống hàng ngày.

Đau đầu nhẹ trong thời kỳ kinh nguyệt và có thể kèm theo các triệu chứng khác như khó chịu, ngực căng tức. Trong trường hợp này, bạn đang gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt (premenstrual syndrome – PMS).

Ngoài ra, kinh nguyệt có thể gây ra chứng đau nửa đầu, có thể xảy ra trước, trong hoặc sau kỳ kinh.

Bài viết này giải thích tại sao kinh nguyệt có thể gây đau đầu, đồng thời chỉ ra sự khác biệt giữa đau đầu do hội chứng tiền kinh nguyệt và chứng đau nửa đầu.

Kinh nguyệt liên quan đến đau đầu như thế nào?

Một chu kỳ thường kéo dài từ 25 đến 30 ngày, được tính từ ngày đầu tiên của một chu kỳ đến ngày đầu tiên của kỳ tiếp theo. Trong một chu kỳ kinh nguyệt, hormone trong cơ thể phụ nữ thay đổi liên tục. Đau đầu có thể xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt do sự suy giảm của estrogen trong cơ thể.

Estrogen và progesterone là các hormone giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và nồng độ của các hormone này có thể ảnh hưởng đến cơn đau đầu. 

Theo một Đánh giá năm 2014, cơn đau nửa đầu cấp tính có thể xảy ra khi nồng độ estrogen trong cơ thể giảm xuống đáng kể.

Nguyên nhân và triệu chứng đau đầu trong kỳ kinh nguyệt

Hormone đóng vai trò nhất định  trong cơn đau đầu vì chúng chi phối phản ứng đau của cơ thể. Phụ nữ dễ bị đau đầu hơn vì nồng độ estrogen và progesterone của họ liên tục thay đổi. 

Tập yoga giúp giảm căng thẳng. Nguồn ảnh: yogapractice.com Tập yoga giúp giảm căng thẳng. Nguồn ảnh: yogapractice.com Đối với một người bị đau đầu khi đến kỳ kinh nguyệt, cơn đau có thể xuất phát từ hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt.
Đau nửa đầu do kinh nguyệt

Đau nửa đầu do kinh nguyệt thường xảy ra trước, trong hoặc ngay sau kỳ kinh. Những cơn đau đầu này cũng có thể xảy ra trong thời kỳ rụng trứng.

Báo cáo cho thấy khoảng 60% phụ nữ bị đau nửa đầu là do kinh nguyệt.

Các triệu chứng tương tự như triệu chứng của các chứng đau nửa đầu khác. Mặc dù những cơn đau đầu xảy ra gần với chu kỳ kinh nguyệt và có thể không kèm theo rối loạn cảm giác. 

Tuy nhiên, một số phụ nữ cảm thấy chớp sáng - chẳng hạn như đèn nhấp nháy hoặc điểm mù trong tầm nhìn, đôi khi là cảm giác ngứa ran ở tay hoặc mặt - trước khi bị đau nửa đầu do kinh nguyệt.

Chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt khiến bạn trở nên nhạy cảm với tiếng ồn.Chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt khiến bạn trở nên nhạy cảm với tiếng ồn.Các triệu chứng khác của chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt có thể bao gồm:

  • Nhạy cảm với ánh sáng mạnh
  • Nhạy cảm với tiếng ồn
  • Đau nhói ở một bên đầu
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Hội chứng tiền kinh nguyệt đề cập đến một nhóm các triệu chứng mà 95% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản gặp phải mỗi tháng trước khi kỳ kinh bắt đầu. Các triệu chứng thường xuất hiện 1-2 tuần trước ngày đèn đỏ.

Đau đầu trong hội chứng tiền kinh nguyệt thường xảy ra trước khi bắt đầu có kinh. Ngoài đau đầu, các triệu chứng khác có thể gặp như:

  • Thèm ăn
  • Căng tức vùng ngực
  • Phù
  • Đãng trí
  • Vụng về
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Đau khớp và cơ
  • Cáu gắt
  • Lo lắng hoặc căng thẳng
  • Khó tập trung
  • Phiền muộn

Hormone ảnh hưởng đến đau đầu khi mang thai

Do mối liên hệ giữa hormone và chứng đau đầu, phụ nữ có thể dễ bị đau nửa đầu khi mang thai.

Theo một bài báo đăng trên Tạp chí Headache and Pain, nồng độ estrogen có thể tăng gấp 100 lần khi mang thai, có thể ảnh hưởng đến các cơn đau nửa đầu.

Ngoài ra, điều quan trọng cần lưu ý là đau đầu có thể là triệu chứng của tiền sản giật, một tình trạng rối loạn huyết áp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến mọi cơ quan và rất nguy hiểm đối với các mẹ bầu. 

Đau đầu có thể là triệu chứng của tiền sản giật. Nguồn ảnh: healthblog.uofmhealth.org Đau đầu có thể là triệu chứng của tiền sản giật. Nguồn ảnh: healthblog.uofmhealth.org 

Các bác sĩ thường có thể phát hiện chứng tiền sản giật khi khám định kỳ. Triệu chứng của tiền sản giật gồm:

  • Cơn đau đầu dai dẳng
  • Phù mặt hoặc tay
  • Thay đổi thị lực
  • Tăng cân đột ngột
  • Đau vai
  • Buồn nôn và ói mửa

Nếu bạn nghi ngờ mình bị tiền sản giật, hãy đi khám bác sĩ ngay.

Điều trị đau đầu trong kỳ kinh nguyệt

Đau nửa đầu do kinh nguyệt

Phương pháp điều trị chứng đau nửa đầu khi hành kinh tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Có thể dùng các thuốc như:

Bác sĩ có thể kê đơn Frovatriptan, Zolmitriptan hoặc các Triptan khác để ngăn ngừa chứng đau nửa đầu trong thời gian ngắn.

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen có thể giúp điều trị chứng đau đầu do hội chứng tiền kinh nguyệt. Bác sĩ cũng có thể kê đơn các thuốc như:

  • Thuốc tránh thai nội tiết tố
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chống trầm cảm và thuốc chống lo âu

Tập thể dục giúp làm giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt. Nguồn ảnh: www.helpguide.org Tập thể dục giúp làm giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt. Nguồn ảnh: www.helpguide.org Thay đổi lối sống cũng có thể giúp điều trị các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, như:

  • Ngủ đủ giấc
  • Chế độ ăn uống lành mạnh
  • Tập thể dục thường xuyên
Đau đầu khi mang thai
Phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng thuốc giảm đau có chứa codein và tránh dùng NSAID, chẳng hạn như Ibuprofen, trừ khi đây là chỉ định của bác sĩ. Paracetamol nói chung là một loại thuốc an toàn có thể sử dụng trong cơn đau đầu khi mang thai.

Dùng thực phẩm chức năng - như Riboflavin, Magiê và Coenzyme - cũng có thể giúp kiểm soát chứng đau nửa đầu xảy ra trong thai kỳ.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Nếu đau đầu do chu kỳ kinh nguyệt gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày, hãy đi khám bác sĩ.

Khi nguyên nhân chính là hội chứng tiền kinh nguyệt, một loạt các phương pháp điều trị có thể giúp như thuốc  tránh thai bằng nội tiết tố, thuốc chống trầm cảm và bổ sung canxi.

Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng cụ thể. 

Các bác sĩ có thể tư vấn các phương pháp giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt và  kê đơn thuốc giảm đau mạnh hơn khi cần thiết.

Ở phụ nữ mang thai, đau đầu dai dẳng có thể là triệu chứng của tiền sản giật. Nếu bạn nghi ngờ mình bị tiền sản giật, hãy đi khám bác sĩ ngay. 

Tổng kết

Hormone kiểm soát phản ứng đau của cơ thể. Trong chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone thay đổi và hiện tượng này có thể dẫn đến đau đầu.

Nhức đầu xảy ra trước, trong hoặc ngay sau kỳ kinh nguyệt có thể xuất phát từ hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt.

Thuốc giảm đau không kê đơn thường có thể làm dịu các cơn đau đầu nhẹ. Nếu bạn bị đau dữ dội hoặc gặp phải bất kỳ sự khó chịu nào gây cản trở cuộc sống hàng ngày, hãy đi khám bác sĩ ngay.

Xem thêm :

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!