Cường giáp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh

Cường giáp là tình trạng bệnh lý của tuyến giáp - một tuyến nhỏ hình bướm nằm ở phía trước cổ. Tuyến giáp sản xuất ra tetraiodothyronine (T4) và triiodothyronine (T3) - hai hormone chính kiểm soát sự chuyển hóa năng lượng của tế bào. Thông qua việc giải phóng các hormone này, tuyến giáp điều chỉnh quá trình trao đổi chất trong toàn bộ cơ thể.

Cường giáp là hiện tượng tuyến giáp hoạt động quá mức, xảy ra khi tuyến giáp tạo ra quá nhiều T4, T3. Chẩn đoán và điều trị các nguyên nhân cơ bản sẽ giúp làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng xảy ra trên người bệnh. 

Nguyên nhân nào gây ra bệnh cường giáp?

Video Cường giáp là gì? Triệu chứng, Điều trị, Ăn và Kiêng ăn

Có nhiều nguyên nhân gây ra cường giáp. Bệnh Basedow (hay còn có tên là bệnh Graves) - một rối loạn trong hệ thống miễn dịch, là nguyên nhân phổ biến nhất gây cường giáp. Rối loạn này tạo ra các kháng thể kích thích tuyến giáp tiết ra nhiều hormone hơn mức bình thường. Basedow xảy ra ở phụ nữ với tần suất cao hơn ở nam giới, và có tính chất gia đình. Nếu người thân của bạn mắc căn bệnh này, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải nó cao hơn. Vì vậy, hãy nói với bác sĩ nếu bạn có người thân từng mắc Basedow.

Các nguyên nhân khác gây cường giáp bao gồm:

  • Thừa i-ốt - một thành phần quan trọng trong T4 và T3
  • Viêm tuyến giáp, khiến T4 và T3 bị rò rỉ ra ngoài tuyến
  • Khối u buồng trứng hoặc tinh hoàn
  • Khối u lành tính của tuyến giáp hoặc tuyến yên
  • Tiêu thụ một lượng lớn tetraiodothyronine qua một số loại thực phẩm chức năng hoặc một số loại thuốc 

Các triệu chứng của cường giáp là gì?

Xem chi tiết: Triệu chứng cường giáp ở nam giới và nữ giới, biện pháp điều trị

Nồng độ cao T4, T3 thúc đẩy hoạt động chuyển hóa năng lượng của hầu hết các mô trong cơ thể lên cao quá mức bình thường. Khi đó, bạn sẽ nhận thấy các dấu hiệu như tim đập nhanh, huyết áp tăng và run tay, kèm theo đổ nhiều mồ hôi và sợ nóng. Bên cạnh đó, cường giáp có thể gây tiêu chảy, sụt cân và ở phụ nữ có thể xuất hiện tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Nhìn bằng mắt thường, có thể thấy tuyến giáp sưng lên thành bướu cổ, ở một bên hoặc đối xứng 2 bên. Trong cường giáp do bệnh Basedow, người bệnh có thể bị lồi mắt, thường xuyên chảy nước mắt và nhạy cảm hơn đối với ánh sáng, hay kèm theo viêm kết mạc, tổn thương giác mạc.

Các triệu chứng khác của cường giáp bao gồm:

Lo lắng căng thẳng là một triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh nhân cường giáp. Nguồn: getnidra.comNếu xuất hiện một trong các triệu chứng sau, người bệnh cần được đưa tới các cơ sở y tế ngay lập tức:

Cường giáp cũng có thể gây ra rung nhĩ - một rối loạn nhịp tim nguy hiểm có thể dẫn đến đột quỵsuy tim sung huyết. 

Làm thế nào để chẩn đoán cường giáp?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ phải khai thác bệnh sử đầy đủ và khám toàn thân nhằm phát hiện những dấu hiệu phổ biến của cường giáp như:

  • Sút cân
  • Mạch nhanh
  • Huyết áp cao
  • Lồi mắt
  • Tuyến giáp to 

Bên cạnh đó, thực hiện xét nghiệm máu và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh là vô cùng cần thiết để hỗ trợ quá trình chẩn đoán. Bao gồm: 

Định lượng T4, T4 tự do, T3

Định lượng T3, T4 là một xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán cường giáp. Nguồn: selfhacked.comCác xét nghiệm này đo lượng hormone tuyến giáp trong máu.

Định lượng nồng độ hormone kích thích tuyến giáp
Hormone kích thích tuyến giáp (TSH) là một hormone do tuyến yên bài tiết, có tác dụng kích thích tuyến giáp sản xuất hormone. Khi nồng độ hormone tuyến giáp tăng lên, nồng độ TSH sẽ giảm đi. TSH thấp bất thường có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh cường giáp.
Định lượng cholesterol

Cholesterol thấp có thể là một dấu hiệu của cường giáp, khi cơ thể đốt cháy cholesterol một cách nhanh chóng.

Định lượng Triglycerid (chất béo trung tính)

Tương tự như cholesterol, nồng độ chất béo trung tính thấp có thể là một dấu hiệu của tình trạng tăng chuyển hóa trong cơ thể.

Xạ hình tuyến giáp và đo độ tập trung tuyến giáp với I-ốt phóng xạ 

Xạ hình và đo độ tập trung tuyến giáp với i-ốt phóng xạ là một biện pháp chẩn đoán hữu hiệu. Nguồn: healthline.comPhương pháp này cho phép đánh giá hình ảnh và chức năng của tuyến giáp, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Đặc biệt, nó còn cho biết liệu tình trạng hoạt động quá mức đang xảy ra trên toàn bộ tuyến giáp hay chỉ ở một vùng của tuyến.

Siêu âm

Siêu âm giúp đo kích thước của toàn bộ tuyến giáp, cũng như bất kỳ khối bất thường nào bên trong nó. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng siêu âm để xác định tính chất khối u.

Chụp CT hoặc MRI

CT hoặc MRI có thể cho chúng ta biết liệu đang có khối u nào ở tuyến yên gây ra tình trạng cường giáp hay không.

Cách điều trị cường giáp

Xem chi tiết: Các phương pháp tự nhiên chữa bệnh cường giáp: thực phẩm, chất bổ sung...

Dùng thuốc

Thuốc kháng giáp, chẳng hạn như methimazole (Tapazole), có tác dụng ức chế tuyến giáp sản xuất hormone. Đây là một phương pháp điều trị phổ biến.

Dùng I-ốt phóng xạ 

I-ốt phóng xạ đã được sử dụng cho hơn 70% người trưởng thành Ở Mỹ bị cường giáp, theo Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ. Nó có hiệu quả tiêu diệt các tế bào sản xuất hormone.

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm khô miệng, khô mắt, đau họng và thay đổi vị giác. Người bệnh cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa trong một thời gian ngắn sau khi điều trị để ngăn chặn bức xạ lây lan cho người khác.

Phẫu thuật

Một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp có thể cần phải cắt bỏ. Sau đó, người bệnh sẽ phải bổ sung hormone tuyến giáp thường xuyên để ngăn ngừa biến chứng suy giáp (do tuyến giáp sau khi phẫu thuật chỉ có thể tiết ra một lượng nhỏ hormone). Ngoài ra, một loại thuốc chẹn beta như propranolol có thể giúp kiểm soát tình trạng mạch nhanh, đổ mồ hôi, lo lắng và tăng huyết áp. Hầu hết các bệnh nhân đáp ứng tốt với phương pháp điều trị này.

Bạn có thể làm gì để cải thiện các triệu chứng

Thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý là rất quan trọng, đặc biệt trong việc ngăn ngừa cường giáp. Hãy trao đổi với bác sĩ để có những hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống, tập luyện.

Cường giáp cũng có thể gây ra tình trạng loãng xương, khiến xương dễ gãy. Bổ sung vitamin D và canxi trong và sau khi điều trị có thể giúp xương chắc khỏe hơn. Bác sĩ sẽ cho bạn biết lượng vitamin D và canxi cần bổ sung mỗi ngày. 

Tiên lượng

Bạn có thể được giới thiệu đến một bác sĩ chuyên khoa nội tiết để điều trị cường giáp. Ở bệnh nhân cường giáp, căng thẳng hoặc nhiễm trùng có thể gây ra cơn bão giáp. Cơn bão giáp xảy ra khi một lượng lớn hormone tuyến giáp được giải phóng ồ ạt vào máu, làm các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn một cách đột ngột. Đây là một tình trạng hết sức nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Vì thế, việc điều trị cường giáp là rất quan trọng để ngăn ngừa cơn bão giáp, nhiễm độc giáp và các biến chứng khác.

Tiên lượng dài hạn cho bệnh cường giáp phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Một số nguyên nhân có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nhiều bệnh khác, ví dụ như Basedow, sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian nếu không được điều trị. Các biến chứng của Basedow có thể đe dọa tính mạng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể mang lại kết quả khả quan về lâu dài. 

Xem thêm: 

Câu hỏi liên quan

Sau 1 - 2 năm điều trị, tỷ lệ khỏi bệnh khoảng 40 - 70%. Khi đã khỏi bệnh, tuyến giáp không phát triển lớn hơn thì việc điều trị bằng thuốc kháng giáp là không cần thiết. Các nghiên cứu mới đây cũng cho thấy việc dùng kết hợp thuốc viên hormon tuyến giáp với chế độ ăn uống thường có tỷ lệ khỏi bệnh cao.
Xem thêm
Cường giáp là một hội chứng chứ không phải là bệnh, có thể gặp hội chứng cường giáp trong ung thư tuyến giáp hoặc bệnh lý khác có hội chứng cường giáp có nguy cơ tiến triển thành ung thư tuyến giáp.
Xem thêm
Hội chứng cường giáp hoàn toàn không lây nhiễm từ người bệnh sang người lành. Bạn cũng không cần lo lắng khi tiếp xúc với người bệnh.
Xem thêm
Bệnh nhân cường giáp hãy sử dụng các sản phẩm làm từ sữa như: sữa chua, sữa ít béo hoặc phô mai để bổ sung canxi.
Xem thêm
Các bệnh viện, phòng khám chữa Cường giáp uy tín : Bệnh viện Thanh Nhàn; Bệnh viện Lão khoa ; Trung ương Trung tâm Y khoa số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Xem thêm
Dưới đây là những thực phẩm bạn nên dùng thường xuyên khi mắc bệnh cường giáp: Gạo lứt, lúa mạch, bánh mì; Các loại quả mọng ; Rau họ cải; Vitamin và khoáng chất; Sắt; Selen
Xem thêm
Bệnh cường giáp là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. để điều trị bệnh cường giáp cần phải duy trì tình trạng uống thuốc điều độ thì sau 18 đến 24 tháng có thể ngừng hoàn toàn.
Xem thêm
Biểu hiện ngứa, phát ban, sốt và rụng tóc. Sưng tê, đau đầu, đau cơ, đau khớp, ợ nóng, buồn nôn.
Xem thêm
Câu trả lời là cường giáp không phải là nguyên nhân khiến bạn bị vô sinh nhưng lại có thể ngăn cản sự rụng trứng và làm cho bạn khó thụ thai hơn.
Xem thêm
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm: Biến chứng tim mạch; Cơn bão giáp; Lồi mắt ác tính...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Cường giáp (tuyến giáp)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!