Tìm hiểu về bệnh tiểu đường type 2: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, thuốc điều trị và lối sống

Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là một bệnh mạn tính, trong đó lượng đường (hay glucose) tăng cao trong máu. Hormone insulin giúp di chuyển glucose từ máu vào tế bào - nơi nó được sử dụng để tạo năng lượng. Trong bệnh tiểu đường type 2, các tế bào của cơ thể không thể đáp ứng tốt với insulin. Trong giai đoạn sau của bệnh, cơ thể cũng có thể không sản xuất đủ insulin.

Bệnh tiểu đường type 2 không được kiểm soát có thể dẫn đến lượng đường máu cao mạn tính, gây ra một số triệu chứng và có khả năng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2

Video bệnh tiểu đường type 2Trong bệnh tiểu đường type 2, cơ thể bạn không thể sử dụng hiệu quả insulin để đưa glucose vào tế bào. Do đó khiến cơ thể bạn phụ thuộc vào các nguồn năng lượng thay thế trong các mô, cơ và các cơ quan. Đây là một phản ứng dây chuyền có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau.

Video chuẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 có thể phát triển chậm. Lúc đầu, các triệu chứng có thể nhẹ và dễ bị bỏ qua. Các triệu chứng ban đầu có thể là:

Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng ngày càng nặng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Nếu mức đường máu của bạn cao trong một thời gian dài, các triệu chứng có thể gặp:

  • Nhiễm nấm
  • Vết cắt hoặc vết loét chậm lành
  • Các mảng tối trên da, một tình trạng được được gọi là acanthosis nigricans
  • Đau chân
  • Cảm giác tê ở tứ chi hoặc bệnh lý thần kinh

Nếu bạn có hai hoặc nhiều triệu chứng này, bạn nên đến gặp bác sĩ. Nếu không điều trị, bệnh tiểu đường có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng. 

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 2

Insulin là một loại hormone sản sinh một cách tự nhiên. Tuyến tụy sản xuất và giải phóng nó khi bạn ăn. Insulin giúp vận chuyển glucose từ máu đến các tế bào khắp cơ thể - nơi nó được sử dụng để tạo năng lượng.

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường type 2, cơ thể bạn sẽ có tình trạng kháng insulin. Cơ thể của bạn không còn sử dụng hormone hiệu quả nữa. Điều này buộc tuyến tụy phải làm việc nhiều hơn để tạo ra nhiều insulin hơn.

Theo thời gian, điều này có thể phá hủy các tế bào trong tuyến tụy. Cuối cùng, tuyến tụy của bạn có thể không sản xuất được bất kỳ chút insulin nào. 

Nếu không sản xuất đủ insulin hoặc nếu cơ thể bạn không sử dụng nó một cách hiệu quả, glucose sẽ tích tụ trong máu. Nó khiến các tế bào của cơ thể bị đói năng lượng. Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Nó có thể liên quan đến rối loạn chức năng tế bào trong tuyến tụy hoặc liên quan đến tín hiệu và điều hòa mức độ tế bào. Ở một số người, gan sản xuất quá nhiều glucose. Có thể có một khuynh hướng di truyền gây phát triển bệnh tiểu đường type 2.

Chắc chắn có một khuynh hướng di truyền dẫn đến béo phì, làm tăng nguy cơ kháng insulin và bệnh tiểu đường. Cũng có thể có một yếu tố môi trường đóng vai trò kích hoạt.

Có thể có sự kết hợp của các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Điều trị bệnh tiểu đường type 2

Bạn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 một cách hiệu quả. Bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn nên kiểm tra mức đường máu bao lâu một lần, đặt phạm vi mục tiêu điều trị cụ thể.

Thực hiện theo các hướng dẫn sau để kiểm soát bệnh tiểu đường type 2:

  • Sử dụng thực phẩm giàu chất xơ và carbohydrate lành mạnh trong chế độ ăn uống của bạn. Ăn trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp giữ mức đường máu ổn định.
  • Ăn đều đặn
  • Chỉ ăn cho đến khi bạn no.
  • Kiểm soát cân nặng và giữ cho trái tim khỏe mạnh. Tức là phải giữ ở mức tối thiểu carbohydrate tinh chế, đồ ngọt và chất béo động vật.
  • Tập thể dục nhịp điệu (aerobic) khoảng nửa giờ mỗi ngày để giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Bác sĩ sẽ giải thích cách nhận biết các triệu chứng ban đầu của lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp và những việc cần làm trong từng tình huống. Họ cũng sẽ giúp bạn tìm hiểu thực phẩm nào tốt cho sức khỏe và thực phẩm nào không.

Không phải tất cả mọi người mắc bệnh tiểu đường type 2 đều cần sử dụng insulin. Nếu bạn phải dùng thì đó là do tuyến tụy của bạn không tự sản xuất đủ insulin. Điều quan trọng là bạn phải dùng insulin theo chỉ dẫn. Có những loại thuốc kê đơn khác cũng có thể hữu ích.

Thuốc điều trị bệnh tiểu đường type 2

Trong một số trường hợp, thay đổi lối sống là đủ để kiểm soát bệnh tiểu đường type 2. Nếu không, có một số loại thuốc có thể hữu ích. Đó là:

  • Metformin - có thể làm giảm mức đường máu của bạn và cải thiện tình trạng kháng insulin. Đây là phương pháp điều trị ưa thích cho hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường type 2
  • Sulfonylureas - là thuốc uống giúp cơ thể tạo ra nhiều insulin hơn
  • Meglitinides - là loại thuốc tác dụng nhanh, thời gian ngắn, kích thích tuyến tụy của bạn tiết ra nhiều insulin hơn
  • Thiazolidinediones - làm cho cơ thể bạn nhạy cảm hơn với insulin
  • Thuốc ức chế dipeptidyl peptidase-4 - là những loại thuốc nhẹ hơn giúp giảm mức đường máu
  • Thuốc chủ vận thụ thể giống glucagon peptide-1 (GLP-1) - làm chậm quá trình tiêu hóa và cải thiện mức đường máu
  • Các thuốc ức chế natri-glucose cotransporter-2 (SGLT2) - giúp ngăn thận tái hấp thu glucose vào máu và thải nó ra ngoài qua nước tiểu.

Mỗi loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ. Có thể mất một thời gian để tìm ra loại thuốc tốt nhất hoặc kết hợp các loại thuốc để điều trị bệnh.

Nếu huyết áp hoặc mức cholesterol của bạn có vấn đề, bạn cũng có thể cần thuốc để giải quyết những tình trạng đó.

Nếu cơ thể bạn không thể tạo đủ insulin, bạn có thể cần điều trị bằng insulin. Bạn có thể chỉ cần một mũi tiêm tác dụng kéo dài vào ban đêm, hoặc bạn có thể cần phải tiêm insulin nhiều lần mỗi ngày. 

Chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường type 2

Chế độ ăn uống là một công cụ quan trọng để giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh và mức đường máu trong ngưỡng an toàn.

Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh tiểu đường type 2Chế độ ăn được khuyến nghị cho những người mắc bệnh tiểu đường type 2 cũng giống như chế độ ăn mà tất cả mọi người nên tuân theo. Cụ thể là:

  • Ăn các bữa chính và đồ ăn nhẹ theo lịch trình.
  • Chọn các loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng và ít calo rỗng.
  • Không nên ăn quá nhiều.
  • Đọc kỹ nhãn thực phẩm.

Thực phẩm và đồ uống cần tránh

Có một số loại thực phẩm và đồ uống mà bạn nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn. Bao gồm:

  • Thực phẩm giàu chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa
  • Thịt đỏ và nội tạng, như thịt bò hoặc gan
  • Thịt chế biến sẵn
  • Động vật có vỏ
  • Bơ thực vật
  • Bánh nướng như bánh mì trắng, bánh mì tròn
  • Đồ ăn nhẹ đã qua chế biến
  • Đồ uống có đường, kể cả nước trái cây
  • Các sản phẩm từ sữa giàu chất béo
  • Mì ống hoặc cơm trắng

Bạn cũng nên bỏ qua thức ăn mặn và thức ăn chiên rán.

Nên ăn loại thực phẩm nào?

Carbohydrate lành mạnh có thể cung cấp chất xơ cho bạn, đó là:

  • Toàn bộ trái cây
  • Rau không tinh bột
  • Các loại đậu
  • Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch hoặc quinoa
  • Khoai lang

Thực phẩm có axit béo omega-3 tốt cho tim bao gồm:

  • Cá ngừ
  • Cá mòi
  • Cá hồi
  • Cá thu
  • Cá chim lớn
  • Cá tuyết

Bạn có thể nhận được chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa lành mạnh từ một số loại thực phẩm như:

  • Dầu, chẳng hạn như dầu ô liu, dầu hạt cải và dầu đậu phộng
  • Các loại hạt như hạnh nhân, hồ đào và quả óc chó

Mặc dù những lựa chọn về chất béo lành mạnh này tốt cho bạn nhưng chúng cũng chứa nhiều calo. Điều độ là chìa khóa quan trọng. Lựa chọn các sản phẩm sữa ít chất béo cũng sẽ giúp kiểm soát lượng chất béo nạp vào.

Tóm tắt

Nói chuyện với bác sĩ của bạn về dinh dưỡng cá nhân và lượng calo mục tiêu. Bạn có thể đưa ra một kế hoạch ăn hợp khẩu vị và phù hợp với nhu cầu lối sống của mình.  

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường type 2

Nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường type 2 chưa được biết rõ, nhưng có một số yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh.

Một số yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn như:

  • Nguy cơ của bạn cao hơn nếu bạn có anh, chị, em hoặc cha mẹ mắc bệnh tiểu đường type 2.
  • Bạn có thể mắc bệnh tiểu đường type 2 ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ của bạn sẽ tăng lên khi bạn già đi. Nguy cơ của bạn đặc biệt cao khi bạn trên 45 tuổi.
  • Người da màu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người da trắng.
  • Những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (polycystic ovarian syndrome - PCOS) có nguy cơ cao hơn.

Bạn có thể thay đổi các yếu tố sau:

  • Thừa cân, có nghĩa là bạn có nhiều mô mỡ hơn, khiến các tế bào kháng insulin nhiều hơn. Mỡ thừa ở bụng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn mỡ thừa ở hông và đùi.
  • Nguy cơ của bạn tăng lên nếu bạn có lối sống ít vận động. Tập thể dục thường xuyên sẽ sử dụng hết lượng glucose và giúp tế bào của bạn đáp ứng tốt hơn với insulin.
  • Ăn nhiều đồ ăn vặt hoặc ăn quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến lượng đường máu của bạn.

Bạn cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc tiền tiểu đường - hai tình trạng gây ra bởi mức đường máu tăng cao.

Chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2

Cho dù bạn có bị tiền tiểu đường hay không, bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Bác sĩ có thể nhận được nhiều thông tin từ xét nghiệm máu. Chẩn đoán xác định dựa vào:

  • Xét nghiệm Hemoglobin A1C (HbA1C)Xét nghiệm này đo mức đường máu trung bình trong 2 hoặc 3 tháng trước đó. Bạn không cần phải nhịn ăn để làm xét nghiệm này và bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên kết quả. Nó còn được gọi là xét nghiệm hemoglobin glycosyl hóa.
  • Xét nghiệm glucose máu lúc đói. Xét nghiệm này đo lượng glucose trong máu của bạn. Bạn cần nhịn ăn trong tám giờ trước khi lấu máu xét nghiệm.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống. Trong quá trình xét nghiệm này, máu của bạn được lấy ba lần: trước, một giờ sau và hai giờ sau khi bạn uống một liều glucose. Kết quả kiểm tra cho thấy cơ thể bạn xử lý glucose tốt như thế nào trước và sau khi uống dung dịch glucose.

Nếu bạn bị tiểu đường, bác sĩ hướng dẫn cách kiểm soát bệnh, gồm:

  • Cách tự theo dõi mức đường máu
  • Khuyến nghị về chế độ ăn uống
  • Khuyến nghị hoạt động thể chất
  • Thông tin về bất kỳ loại thuốc nào bạn cần

Bạn có thể cần đến gặp bác sĩ nội tiết chuyên điều trị bệnh tiểu đường. Lúc đầu, có thể bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn để đảm bảo rằng kế hoạch điều trị của bạn đang thuận lợi.

Chẩn đoán sớm là chìa khóa để kiểm soát bệnh tiểu đường.

Cách phòng bệnh tiểu đường type 2

Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2. Bạn không thể làm gì liên quan đến di truyền, dân tộc hoặc tuổi tác của mình.

Tuy nhiên, một số điều chỉnh trong lối sống có thể giúp trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh tiểu đường type 2, cho dù bạn có hay không các yếu tố nguy cơ tiểu đường như tiền tiểu đường.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống của bạn nên hạn chế đường và carbohydrate tinh chế, thay thế chúng bằng ngũ cốc nguyên hạt, carbohydrate và chất xơ có hàm lượng glycemic thấp. Thịt nạc, thịt gia cầm hoặc cá cung cấp protein. Bạn cũng cần axit béo omega-3 có lợi cho tim từ một số loại cá, chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa. Các sản phẩm từ sữa nên ít chất béo.

Không chỉ những gì bạn ăn, mà còn quan trọng là bạn ăn bao nhiêu. Bạn nên cẩn thận về khẩu phần và cố gắng ăn các bữa vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

Hoạt động thể chất

Bệnh tiểu đường type 2 có liên quan đến việc lười vận động. 30 phút tập aerobic mỗi ngày có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh. Cố gắng vận động nhiều hơn trong cả ngày.

Kiểm soát cân nặng

Bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2 nếu bạn thừa cân. Ăn một chế độ lành mạnh, cân bằng và tập thể dục hàng ngày sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng của mình. Nếu những thay đổi đó không hiệu quả, bác sĩ có thể đưa ra một số khuyến nghị để giảm cân an toàn.

Tóm tắt

Những thay đổi trong chế độ ăn uống, tập thể dục và kiểm soát cân nặng kết hợp với nhau để giúp giữ mức đường máu của bạn ở mức lý tưởng suốt cả ngày.  

Các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường type 2

Đối với nhiều người, bệnh tiểu đường type 2 có thể được kiểm soát hiệu quả. Nếu không được kiểm soát đúng cách, nó có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, đó là:

  • Vấn đề về da, như nhiễm trùng, nhiễm nấm
  • Tổn thương thần kinh, có thể gây mất cảm giác hoặc tê và ngứa ran ở tứ chi cũng như các vấn đề về tiêu hóa, như nôn mửa, tiêu chảy và táo bón
  • Máu lưu thông kém đến bàn chân, khiến bàn chân khó lành khi bị đứt hoặc nhiễm trùng, nó cũng có thể dẫn đến hoại tử và mất bàn chân
  • Tổn thương võng mạc hoặc tổn thương mắt, có thể gây suy giảm thị lực, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể
  • Các bệnh tim mạch như huyết áp cao, hẹp động mạch, đau thắt ngực, đau tim và đột quỵ

Hạ đường máu

Hạ đường máu có thể xảy ra khi lượng đường trong máu của bạn thấp. Các triệu chứng có thể gặp là run rẩy, chóng mặt và nói khó. Bạn thường có thể khắc phục điều này bằng cách chuẩn bị thức ăn hoặc đồ uống “tác dụng nhanh”, như nước trái cây, nước ngọt hoặc kẹo.

Tăng đường máu

Tăng đường máu có thể xảy ra khi lượng đường trong máu cao. Nó thường có đặc điểm là đi tiểu thường xuyên và tăng cảm giác khát. Tập thể dục có thể giúp giảm mức đường máu.

Các biến chứng trong và sau khi mang thai

Nếu bạn bị tiểu đường khi đang mang thai, bạn sẽ cần theo dõi tình trạng của mình một cách cẩn thận. Bệnh tiểu đường được kiểm soát kém có thể:

  • Gây khó khăn trong quá trình mang thai và sinh nở
  • Gây hại cho các cơ quan đang phát triển của em bé
  • Khiến bé tăng cân quá nhiều

Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường của con bạn trong cuộc sống sau này.

Tóm tắt

Bệnh tiểu đường có liên quan đến một loạt các biến chứng.

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị một cơn đau tim khác sau lần đầu tiên cao gấp đôi. Nguy cơ suy tim của họ cao gấp 4 lần phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường. Nam giới mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị rối loạn cương dương cao gấp 3,5 lần.

Tổn thương thận và suy thận có thể ảnh hưởng đến cả phụ nữ và nam giới mắc bệnh.

Bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em

Bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em là một vấn đề ngày càng gia tăng. Một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2 ở thanh niên Mỹ đã tăng lên khoảng 5.000 trường hợp mắc mới mỗi năm. Một nghiên cứu khác cho thấy sự gia tăng đáng kể, đặc biệt là ở các chủng tộc và nhóm dân tộc thiểu số.

Nguyên nhân dẫn tới vấn đề này còn chưa được rõ nhưng các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em bao gồm:

  • Thừa cân 
  • Có cân nặng sơ sinh từ 4kg trở lên
  • Mẹ bị tiểu đường khi mang thai
  • Có một thành viên gần gũi trong gia đình mắc bệnh tiểu đường type 2
  • Có lối sống ít vận động
  • Là người da màu

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em cũng giống như ở người lớn. Đó là:

Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu con bạn có những triệu chứng này.

Vào năm 2018, Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo rằng tất cả trẻ em thừa cân và có thêm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường phải được xét nghiệm tiền tiểu đường hoặc tiểu đường type 2. Bệnh tiểu đường không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và thậm chí đe dọa tính mạng.

Xét nghiệm đường máu ngẫu nhiên có thể phát hiện mức đường máu cao. Xét nghiệm hemoglobin A1C (HbA1C) có thể cung cấp thêm thông tin về mức đường máu trung bình trong một vài tháng. Con bạn cũng có thể cần xét nghiệm đường máu lúc đói.

Nếu con bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thì bác sĩ sẽ cần xác định xem đó là type 1 hay type 2 trước khi đưa ra phương pháp điều trị cụ thể.

Bạn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cho con mình bằng cách khuyến khích chúng ăn uống đầy đủ và hoạt động thể chất hàng ngày.  

Thống kê về bệnh tiểu đường type 2

Số liệu thống kê từ Liên đoàn Tiểu đường thế giới (IDF) cho thấy, cứ mỗi giờ có thêm hơn 1.000 bệnh nhân tiểu đường mắc mớ và cứ mỗi 8 giây có 1 người chết do tiểu đường. IDF chỉ ra, bệnh tiểu đường hiện nay có thể coi là một loại bệnh dịch toàn cầu với 415 triệu người trưởng thành bị bệnh trên toàn thế giới mắc bệnh, chiếm (8,8% dân số thế giới).

Tại Việt Nam, số liệu từ Hội Nội tiết và Đái tháo đường (VADE) cho biết, hiện có tới 3,53 triệu người đang “chung sống” với căn bệnh tiểu đường, và mỗi ngày có ít nhất 80 trường hợp tử vong vì các biến chứng liên quan. Dự báo, số người bắc bệnh có thể tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045.

Với những số liệu nói trên, Việt Nam được xếp nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất thế giới với tỷ lệ bệnh nhân tăng 5,5% mỗi năm.

Tuy nhiên, theo Bộ Y tế cả nước mới có chỉ có 29% người bệnh tiểu đường được quản lý tại các cơ sở y tế, trong khi số chưa được quản lý theo số liệu thống kê mới nhất năm 2015 là 71%.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo các thống kê sau:

  • Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường trên toàn cầu năm 2014 là 8,5% ở người lớn.
  • Năm 1980, chỉ có 4,7% người lớn trên toàn thế giới mắc bệnh tiểu đường.
  • Bệnh tiểu đường trực tiếp gây ra khoảng 1,6 triệu ca tử vong trên toàn thế giới trong năm 2016.
  • Bệnh tiểu đường làm tăng gần gấp 3 lần nguy cơ đau tim và đột quỵ ở người lớn.
  • Bệnh tiểu đường cũng là một nguyên nhân hàng đầu gây suy thận.

Kiểm soát bệnh tiểu đường type 2

Kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 cần thực hiện theo nhóm. Bạn sẽ cần phải kết nối chặt chẽ với bác sĩ của mình, nhưng rất nhiều kết quả phụ thuộc vào hành động của bạn.

Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm máu định kỳ để xác định mức đường máu. Nó sẽ giúp xác định bạn đang kiểm soát bệnh tốt như thế nào. Nếu bạn dùng thuốc, những xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá mức độ tác động của thuốc.

Vì bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bác sĩ cũng sẽ theo dõi huyết áp và mức cholesterol trong máu.

Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh tim, bạn có thể cần các xét nghiệm bổ sung. Các xét nghiệm này có thể là điện tâm đồ (ECG) hoặc xét nghiệm gắng sức của tim.

Thực hiện theo các cách sau để giúp kiểm soát bệnh tiểu đường:

  • Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm rau không chứa tinh bột, chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và chất béo không bão hòa. Tránh chất béo không lành mạnh, đường và carbohydrate đơn giản.
  • Đạt được và duy trì cân nặng hợp lý.
  • Tập thể dục hàng ngày.
  • Uống tất cả các loại thuốc của bạn theo khuyến cáo.
  • Sử dụng hệ thống theo dõi tại nhà để tự kiểm tra mức đường máu giữa các lần đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ cho bạn biết tần suất thực hiện và phạm vi mục tiêu.

Giáo dục cho gia đình cũng là điều cần thiết. Hướng dẫn họ những dấu hiệu cảnh báo về mức đường máu quá cao hoặc quá thấp để họ có thể giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp.

Tất cả mọi người trong gia đình bạn sẽ đạt được sự hài lòng về sức khỏe nếu tất cả cùng tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và tham gia hoạt động thể chất.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!