Đi tiểu nhiều ở phụ nữ: 12 nguyên nhân và cách khắc phục

Đôi khi chúng ta có cảm giác thôi thúc phải đi tiểu, phải ngay lập tức vào phòng vệ sinh dù đang ở trong hoàn cảnh và thời điểm không thuận tiện. Điều này thỉnh thoảng xảy ra với tất cả phụ nữ. Nhưng nếu vấn đề này lặp đi lặp lại nhiều lần, thì có vẻ như bàng quang đang nắm quyền kiểm soát cơ thể thay vì ngược lại. Có nhiều nguyên nhân gây đi tiểu nhiều. Dưới đây là một số các nguyên nhân phổ biến nhất, một số lời khuyên về việc khi nào nên đi khám bác sĩ và cách điều trị.

Tiểu nhiều là gì và tần suất đi tiểu bao nhiêu là hợp lí?

Nhìn chung đi tiểu 6 - 8 lần mỗi 24 giờ là bình thường, nếu số lần đi tiểu nhiều hơn thế được coi là tiểu nhiều. 

Mặc dù hay được đề cập cùng nhau, nhưng đi tiểu nhiều không giống như són tiểu. Són tiểu là tình trạng đi tiểu không tự chủ có thể dẫn đến rò rỉ nước tiểu. Đi tiểu nhiều có thể gây nhiều bất tiện cho cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh việc làm gián đoạn các thói quen và hoạt động, việc đi tiểu liên tục gây nhiều lo lắng, đặc biệt khi bản thân không chắc chắn về nguyên nhân. 

Bệnh nhân có thể chỉ có triệu chứng tiểu nhiều hoặc kèm theo các triệu chứng khác. Do đó, hiểu được lý do tại sao là bước đầu tiên giúp khắc phục tình trạng này. Thông thường, phương pháp điều trị tương ứng với bệnh cảnh của từng bệnh nhân, giúp chấm dứt tình trạng tiểu nhiều và cuộc sống trở lại bình thường.

Tiểu nhiều vào ban đêm 

Thức dậy đi tiểu nhiều vào ban đêm (còn gọi là tiểu đêm) có thể xảy ra kèm theo hoặc không kèm theo đi tiểu thường xuyên vào ban ngày. Mặc dù việc tiểu nhiều hơn một lần mỗi đêm trở nên phổ biến khi chúng ta già đi, nhưng việc tìm ra nguyên nhân để người bệnh và bác sĩ xác định được phương pháp điều trị tốt nhất vẫn rất quan trọng. 

Những nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần ở phụ nữ

Thói quen, tình trạng bệnh lý và một số hoàn cảnh sống nhất định có thể khiến thời gian ở trong nhà vệ sinh tăng lên nhiều. Dưới đây là 12 nguyên nhân phổ biến gây tiểu nhiều ở phụ nữ: 

Uống quá nhiều nước

Khi liên tục uống nước, do cơ thể sẽ loại bỏ những gì không sử dụng nên đương nhiên sẽ dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên hơn. Nhu cầu nước thường khác nhau tùy thuộc vào mức độ hoạt động và môi trường sống. Vì vậy, lí do đôi khi có thể đơn giản chỉ do uống nhiều nước hơn mức cơ thể cần. 

Rượu, caffein hoặc thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu là thứ khiến cơ thể đi tiểu thường xuyên hơn bình thường. Một số loại nước uống có tính lợi tiểu phổ biến như đồ uống có cồn (bia, rượu) hay có caffein (cà phê, trà hoặc rượu nhẹ). Chất làm ngọt nhân tạo, thực phẩm và đồ uống có tính axit cũng có thể hoạt động giống như thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như những loại có chứa trái cây họ cam quýt hoặc cà chua. Sử dụng bất kỳ sản phẩm nào trong số trên có thể là nguyên nhân dẫn đến tiểu nhiều. Ngoài ra, tiểu nhiều cũng có thể là tác dụng phụ của việc dùng các loại thuốc để điều trị các bệnh khác, ví dụ như thuốc điều trị huyết áp cao. 

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI - A urinary tract infection) 

Nhiễm trùng đường tiết niệuNhiễm trùng đường tiết niệu 

Hầu hết mỗi phụ nữ đều ít nhất một lần bị nhiễm trùng đường tiết niệu vào một thời điểm nào đó trong đời. Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra do nhiễm trùng một bộ phận của hệ tiết niệu bao gồm bàng quang, niệu đạo và thận. Bên cạnh việc tiểu nhiều, còn có các dấu hiệu khác của nhiễm trùng đường tiết niệu như cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đổi màu và liên tục muốn đi tiểu (ngay cả khi vừa tiểu xong). Ngoài ra, cũng có thể cảm thấy áp lực bàng quang hoặc cảm giác khó chịu ở lưng hay xung quanh xương chậu xuất hiện. Sốt cũng là một triệu chứng khác của nhiễm trùng đường tiết niệu.

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo hoặc âm hộ bị viêm nhiễm và đau. Có một số lý do cho tình trạng phổ biến này, ở hầu hết các trường hợp thì nguyên nhân là nhiễm trùng. Cùng với cảm giác đau và khó chịu ở bộ phận sinh dục, đi tiểu thường xuyên cũng có thể là một dấu hiệu nhận biết khác của bệnh này. Bên cạnh đó, cảm giác nóng rát hoặc ngứa khi đi tiểu cũng có thể xuất hiện, kèm theo dịch tiết âm đạo có màu trắng và đặc hay xám, có mùi tanh hoặc vàng xanh kèm có bọt. 

Hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB - Overactive bladder)

Hội chứng bàng quang tăng hoạt có thể hiểu là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, thường xuyên bị kích thích và co bóp ngay ca khi chưa đầy nước tiểu gây đi tiểu nhiều. Nguyên nhân này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng thường phổ biến hơn ở nhóm người cao tuổi (mặc dù không phải là một phần điển hình của quá trình lão hóa). Có thể tìm được nguyên nhân hoặc không tìm được nguyên nhân nào giải thích cho vấn đề này. Bên cạnh việc đi tiểu thường xuyên, một dấu hiệu phổ biến khác của OAB là đột ngột, khẩn cấp cần đi tiểu ngay lập tức. 

Viêm bàng quang kẽ (IC - Interstitial cystitis)


Những nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần ở phụ nữViêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ (IC) là khi các cơ trong và xung quanh bàng quang bị kích thích. Nguyên nhân chính xác không được biết, nhưng tình trạng này ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Các triệu chứng có thể có hoặc không và cường độ thì khác nhau ở mỗi người, nhưng áp lực ở vùng bụng dưới và đi tiểu thường xuyên là những dấu hiệu phổ biến. 

Người bị IC có thể có triệu chứng tiểu són và hay có cảm giác như vẫn phải đi tiểu ngay cả khi đã tiểu. Ngoài ra còn có thể cảm thấy đau mạn tính hoặc có áp lực xuất hiện ở vùng chậu và vùng bụng, triệu chứng này dẫn tới tên gọi khác của IC là hội chứng bàng quang đau (PBS - painful bladder syndrome). 

Sỏi bàng quang

Tương tự như sỏi thận, sỏi bàng quang xuất hiện khi các chất tự nhiên trong nước tiểu kết hợp với nhau tạo thành các cục nhỏ và cứng. Bệnh có xu hướng phổ biến hơn ở nam giới nhưng cũng ảnh hưởng đến phụ nữ. Bên cạnh việc phải đi tiểu thường xuyên, còn có thể cảm thấy nóng rát khi tiểu kèm theo cảm giác khó chịu ở vùng bụng. 

Mang thai

Video: vì sao mẹ bầu đi tiểu nhiều 

Nhìn chung là phụ nữ mang thai sẽ đi tiểu thường xuyên hơn bình thường. Do tử cung giãn nở và bắt đầu chèn ép lên bàng quang khiến bộ phận này không thể giữ nước tiểu nhiều và lâu nên điều này thúc đẩy nhu cầu đi tiểu nhiều lần ở phụ nữ mang thai. Đây là một vấn đề thường xuyên của thai kỳ và nếu không có thêm bất kỳ triệu chứng nào khác, việc đi tiểu sẽ bình thường lại sau một vài tuần sau khi sinh. 

Căng thẳng và lo âu

Tiểu nhiều đôi khi có thể là phản ứng do cảm giác lo lắng hoặc hồi hộp. Chưa rõ ràng tại sao, nhưng điều này có thể liên quan đến phản ứng tự nhiên hoặc phản ứng chống lại căng thẳng của cơ thể. Nếu đang cảm thấy lo lắng trong cuộc sống gia đình, công việc, xã hội hay bất kỳ vấn đề nào khác, việc tìm cách quản lý căng thẳng hiệu quả có thể giúp giảm tần suất đi tiểu. 

Giảm estrogen

Đa số ai cũng biết estrogen là hormone sinh dục nữ. Nhưng estrogen còn đóng vai trò trong việc nâng đỡ hai bên bàng quang. Nghĩa là nếu nồng độ estrogen của cơ thể thấp, chẳng hạn như trong thời kỳ mãn kinh, có thể dẫn đến tiểu nhiều vì bàng quang sẽ nhanh cảm thấy đầy. Nồng độ estrogen giảm còn dẫn đến đi tiểu nhiều vào ban đêm. 

Do vậy, tiểu nhiều có thể là dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh xảy ra vào khoảng 50 tuổi đối với hầu hết phụ nữ. Trên thực tế, nồng độ estrogen giảm là nguyên nhân của một số triệu chứng mãn kinh phổ biến. 

Hiện nay, đã có nhiều phương pháp điều trị tình trạng giảm estrogen cho cả phụ nữ mãn kinh và chưa mãn kinh, chẳng hạn như liệu pháp hormone. 

Cơ sàn chậu bị suy yếu

Cơ sàn chậu có vai trò giữ nhiều cơ quan trong hệ tiết niệu bao gồm cả bàng quang. Nếu các cơ này suy yếu, các cơ quan có thể hơi trượt ra khỏi vị trí và dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên hơn. Sinh con qua đường âm đạo cũng là một trong những nguyên nhân khiến các cơ sàn chậu có thể bị căng và bị suy yếu. Lão hóa cũng có thể dẫn đến suy yếu cơ sàn chậu. 

Đôi khi, khó có thể biết được liệu cơ sàn chậu bị suy yếu có phải là nguyên nhân của tiểu nhiều hay không. Do vậy, hãy đến bệnh viện chuyên khoa tiết niệu để được tư vấn thêm. 

Bệnh đái tháo đường

Tiểu nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường type 1 và type 2. Với bệnh này, cơ thể sẽ không thể điều chỉnh mức đường máu ở ngưỡng bình thường. Do đó, hệ thống các cơ quan của cơ thể phải cố gắng loại bỏ lượng đường glucose dư thừa trong máu. Điều này giúp giải thích tại sao tiểu nhiều là dấu hiệu ban đầu của đái tháo đường. Các triệu chứng khác như mệt mỏi, khát nhiều, đói nhiều, khô miệng, ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân cũng thường sẽ xuất hiện. 

Khi nào nên đi khám bác sĩ về tình trạng tiểu nhiều

Nếu chắc chắn rằng tình trạng uống quá nhiều nước, caffeine, mang thai hoặc môi trường sống không phải là nguyên nhân dẫn đến tiểu nhiều thì nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Vì có nhiều nguyên nhân gây ra tiểu nhiều, điều quan trọng là phải chia sẻ với bác sĩ những thông tin liên quan để nhận được những chẩn đoán chính xác. 

Nếu đi tiểu nhiều kèm theo các triệu chứng khác như tiểu đau, tiểu dắt, nước tiểu có mùi hôi hoặc đục, tiểu máu, đau bụng, đau lưng, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, tiết dịch âm đạo bất thường hoặc bất kỳ điều gì khác thường, hãy đến khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. 

Làm thế nào để hết tiểu nhiều?

Tình trạng tiểu nhiều ở phụ nữ

Bác sĩ sẽ nhấn mạnh các phương pháp điều trị giúp giải quyết nguyên nhân chính gây tiểu nhiều. Mục tiêu luôn là cải thiện chất lượng cuộc sống và hướng tới việc giảm số lần đi vệ sinh. 

Một số biện pháp khắc phục tại nhà cho chứng đi tiểu nhiều, chẳng hạn như: 

  • Tránh uống nước trước khi đi ngủ 
  • Cắt giảm rượu, caffein, chất làm ngọt nhân tạo và thực phẩm hoặc đồ uống có tính axit 
  • Thực hiện các bài tập sàn chậu (như Kegels) để tăng cường sức mạnh các cơ vùng chậu 
  • Thử các kỹ thuật phục hồi bàng quang, chẳng hạn như đi tiểu vào những khoảng thời gian cố định.

Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để điều trị hoặc giải quyết cụ thể tình trạng bàng quang tăng hoạt. 

Tổng kết

Bất kể lý do là gì, không nên để tình trạng tiểu nhiều nắm quyền kiểm soát cuộc sống của bạn. Do vậy, hãy đi khám bác sĩ để được giúp đỡ ngay lập tức. 

Khi biết rõ nguyên nhân dẫn đến tiểu nhiều, chất lượng cuộc sống sẽ cải thiện lên rất nhiều, ví dụ như có một giấc ngủ đêm yên bình, chạy bộ quanh hồ không bị gián đoạn hoặc làm bất cứ điều gì bản thân muốn mà không cần lo lắng tìm nhà vệ sinh.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Thực ra mang thai tuần đầu chính là lúc mẹ thường xuyên đi tiểu nhất. Nguyên nhân bởi khi mang thai, nồng độ nội tiết tố trong cơ thể mẹ tăng, lưu lượng máu cũng tăng lên
Xem thêm
Đi tiểu nhiều do mắc các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu; Đi tiểu liên tục do các bệnh về tiền liệt tuyến
Xem thêm
Do thói quen sinh hoạt, môi trường sống; Do bệnh lý
Xem thêm
Một người trưởng thành có thể đi tiểu khoảng 6 đến 8 lần/ngày. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải phân biệt tiểu nhiều lần và tiểu rắt. Tiểu rắt là đi tiểu nhiều lần nhưng lượng tiểu mỗi lần thường ít và đôi khi rất khó đi.
Xem thêm
Nguyên nhân đi tiểu nhiều lần trong ngày do bệnh lý: Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI); Suy thận mạn tính; Bệnh đái tháo đường
Xem thêm
Bài thuốc dân gian chữa đi tiểu nhiều với râu ngô: Lấy một lượng vừa đủ kim tiền thảo và râu ngô nấu cùng nước, đun sôi, để nguội, dùng uống hàng ngày thay nước lọc. Nên kiên trì sử dụng trong 2 tuần.
Xem thêm
Đi tiểu nhiều là hiện tượng tự nhiên mà phụ nữ khi mang thai thường hay gặp phải. Chính vì lẽ đó, thông thường, việc đi tiểu nhiều sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Song, vẫn có một số trường hợp mẹ bầu cần lưu ý.
Xem thêm
Chưa có thông tin nào về việc bầu đi tiểu nhiều có ảnh hưởng đến nước ối không.
Xem thêm
Thực tế, đi tiểu nhiều cũng là một trong những dấu hiệu thận yếu điển hình. Nếu trong một ngày bạn bị đi vệ sinh nhiều lần thì cần để ý xem mình mắc chứng tiểu rắt hay tiểu buốt không.
Xem thêm
Nếu như vợ chồng quan hệ đều đặn, không có sử dụng các biện pháp phòng tránh thai thì có thể đi tiểu nhiều lần là dấu hiệu của việc mang thai.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Tiểu nhiều
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!