Bệnh gai đen: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bệnh gai đen là một bệnh rối loạn sắc tố da khá phổ biến. Các mảng da sẫm màu với kết cấu dày và mịn là đặc điểm nhận dạng của tình trạng này. Các vùng da bị ảnh hưởng cũng có thể bị ngứa hoặc có mùi lạ.

Video : Bệnh gai đen có nguy hiểm không? | Bác sĩ của bạn.

Bệnh gai đen có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như tiền đái tháo đường. Các phương pháp điều trị hiệu quả nhất tập trung vào việc tìm ra và giải quyết các tình trạng bệnh lý là gốc rễ của vấn đề.

Các mảng da này có xu hướng biến mất sau khi điều trị nguyên nhân gốc thành công.

Bệnh gai đen xuất hiện ở đâu?

Những mảng này có thể xuất hiện trên các nếp gấp da cũng như các khu vực khác, chẳng hạn như:

  • NáchGai đen ở nách (nguồn: https://www.pcds.org.uk/)
    Gai đen ở nách (nguồn: https://www.pcds.org.uk/)
  • Sau gáy 
  • Bẹn, đặc biệt là ở các nếp gấp 
  • Cùi chỏ
  • Mặt
  • Dầu gối
  • Các đốt ngón tay
  • Môi
  • Lỗ rốn
  • Lòng bàn tay
  • Lòng bàn chân
  • Bên dưới ngực phụ nữ

Điều trị bệnh gai đen

Bệnh gai đen không hẳn là một căn bệnh theo đúng nghĩa. Nó là một triệu chứng của các tình trạng khác như đái tháo đường và là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải đi khám.

Điều trị chủ yếu tập trung vào việc giải quyết nguyên nhân gốc gây ra nó. Nếu bạn thừa cân, bác sĩ sẽ khuyên bạn cần duy trì cân nặng vừa phải, ngoài ra có thể kê đơn thuốc để giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.

Nếu gai đen xảy ra do thuốc hoặc thực phẩm chức năng , bác sĩ có thể đề nghị bạn ngừng sử dụng chúng hoặc đề xuất các sản phẩm thay thế. Các mảng da đổi màu thường sẽ mờ đi khi bạn tìm ra nguyên nhân và kiểm soát được nó.

Phương pháp điều trị thẩm mỹ  

Nếu lo lắng về sự xuất hiện của vùng da bị ảnh hưởng này, bạn có thể thử các liệu pháp thẩm mỹ có sẵn như là

  • Chất làm sáng da: Retin-A, urê 20%, axit alpha hydroxy và axit salicylic
  • Thuốc uống trị mụn
  • Liệu pháp laser

Những phương pháp điều trị này có thể khắc phục được sự xuất hiện của bệnh gai đen nhưng sẽ không chữa khỏi nguyên nhân gốc gây bệnh. 

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ bệnh gai đen

Các mảng da bị gai đen xảy ra khi các tế bào da biểu bì bắt đầu sinh sản nhanh chóng. Sự phát triển không điển hình của tế bào da này thường được hoạt hóa bởi lượng insulin trong máu cao.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, sự gia tăng các tế bào da này có thể do thuốc, ung thư hoặc các tình trạng bệnh lý khác.

Quá nhiều insulin

Yếu tố gây bệnh gai đen thường xuyên nhất là tình trạng dư thừa insulin trong máu.

Khi bạn ăn vào, cơ thể sẽ chuyển hóa carbohydrate thành các phân tử đường, chẳng hạn như glucose. Tế bào sử dụng một phần glucose này để sinh năng lượng, trong khi đó cơ thể dự trữ phần còn lại. Hormone insulin phải có mặt thì mới cho phép glucose đi vào tế bào để tế bào có thể sử dụng glucose làm năng lượng được.

Những người thừa cân có xu hướng tiến triển kháng insulin theo thời gian. Mặc dù tuyến tụy tạo ra insulin nhưng cơ thể không thể sử dụng nó một cách hiệu quả. Điều này tạo ra sự tích tụ glucose, có thể dẫn đến nồng độ cao của cả glucose và insulin trong máu.

Lượng insulin dư thừa khiến các tế bào da sinh sản với tốc độ nhanh chóng. Đối với những người mà làn da có nhiều sắc tố hơn, các tế bào mới được sản sinh ra này cũng sẽ có nhiều sắc tố melanin (hay còn gọi là hắc tố) hơn. Sự gia tăng các hắc tố này tạo ra một mảng da sẫm màu hơn vùng da xung quanh.

Sự xuất hiện của bệnh gai đen là một yếu tố mạnh mẽ dự báo về bệnh đái tháo đường trong tương lai.

Dùng thuốc 

Một số loại thuốc có thể gây ra bệnh gai đen, chẳng hạn như:

  • Tiêm insulin bổ sung
  • Axit nicotinic
  • Thuốc tránh thai
  • Diethylstilbestrol
  • Hormone GH người
  • Glucocorticoid toàn thân
  • Thuốc tuyến giáp
  • Một số thực phẩm chức năng dùng trong tập thể hình
  • Chất ức chế protease
  • Oestrogen

Tất cả những loại thuốc này có thể gây ra những thay đổi về nồng độ insulin. Tình trạng gai đen sẽ thuyên giảm khi bạn ngừng dùng thuốc.

Các nguyên nhân tiềm ẩn khác

Trong một số trường hợp hiếm hoi, bệnh gai đen có thể xảy ra do:

  • Ung thư dạ dày hoặc ung thư biểu mô tuyến dạ dày
  • Rối loạn tuyến thượng thận, chẳng hạn như bệnh Addison
  • Rối loạn tuyến yên
  • Nồng độ thấp hormone tuyến giáp
  • Liều cao niacin
  • Một số loại ung thư dạ dày
  • Di truyền
  • Một số rối loạn tự miễn như bệnh Sjögren hoặc viêm tuyến giáp Hashimoto

Ai có nguy cơ mắc bệnh bệnh gai đen?

Bệnh gai đen có thể gặp ở cả nam và nữ, phổ biến nhất ở:

  • Những người thừa cân
  • Những người có đến từ hoặc có tổ tiên đến từ Châu Phi, Caribe và Nam hoặc Trung Mỹ (theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ)
  • Người Mỹ bản địa
  • Những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc các tình trạng tiền đái tháo đường
  • Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh bệnh gai đen
Người thừa cân, béo phì là những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh gai đen (https://www.omron-healthcare.com/)Người thừa cân, béo phì là những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh gai đen (https://www.omron-healthcare.com/)

 Trẻ em bị gai đen có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường typ 2 sau này trong cuộc sống

Các biến chứng bệnh gai đen

Bệnh gai đen không phải là một tình trạng độc lập, vì vậy các biến chứng có thể xảy ra tùy thuộc vào nguyên nhân gốc gây ra nó.

Nếu bệnh đái tháo đường có nồng độ insulin tăng đột biến thì dĩ nhiên, bạn có nguy cơ mắc các biến chứng khác của bệnh đái tháo đường, bao gồm tổn thương thần kinh và các vấn đề về thị lực.

Tình trạng này thường tiến triển chậm trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Nếu bệnh gai đen khởi phát đột ngột hoặc nhanh chóng có thể đó là dấu hiệu của ung thư. Vậy nên lưu ý rằng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để kiểm tra thêm về vết gai đen nếu nó đã tiến triển

Chẩn đoán bệnh gai đen

Bệnh gai đen rất dễ nhận ra bằng mắt thường. Bác sĩ có thể muốn kiểm tra xem nguyên nhân là do bệnh đái tháo đường hay do kháng insulin .

Các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm đường huyết hoặc xét nghiệm insulin lúc đói. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra xem các loại thuốc mà bạn đang dùng để xem liệu chúng có phải là một yếu tố góp phần gây nên tình trạng này hay không.

Lưu ý cần phải nói cho bác sĩ về bất kỳ thực phẩm chức năng, vitamin hoặc chất bổ sung thể hình nào trong chế độ ăn mà bạn đang sử dụng ngoài các loại thuốc được kê đơn.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm khác, chẳng hạn như sinh thiết mẫu da nhỏ để loại trừ các nguyên nhân khác.

Cách chăm sóc và phòng ngừa gai đen

Duy trì một lối sống lành mạnh sẽ có thể ngăn ngừa bệnh gai đen, bằng cách:

  • Duy trì cân nặng vừa phải
  • Kiểm soát chế độ ăn uống 
  • Điều chỉnh các thuốc nếu có loại nào nào góp phần gây ra bệnh

Tóm lại

Nếu bạn mắc phải dạng bệnh gai đen lành tính tiến triển chậm thì nhiều khả năng bạn sẽ:

  • Không có biến chứng, hoặc ít nếu chúng tiến triển
  • Có tiên lượng bệnh tốt
  • Có một mảng gai đen nhỏ và có thể điều trị khỏi được

Tuy nhiên, một tình trạng tiềm ẩn như bệnh đái tháo đường vẫn có thể tiến triển thành các biến chứng khác, nguy hiểm hơn. Do vậy cần phải nói chuyện với chuyên gia y tế nếu bạn nghi ngờ mình có thể mắc bệnh bệnh gai đen.

Loại ác tính tiến triển nhanh thường có tiên lượng kém lạc quan hơn. Trong những trường hợp này, bệnh gai đen xuất hiện như một triệu chứng của ung thư.

Nếu bị bệnh gai đen cũng chẳng đáng lo ngại lắm. Nếu nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu của gai đen thì hãy đến gặp bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ da liễu để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!