Thuốc Metoclopramid - Điều trị triệu chứng triệu chứng buồn nôn và nôn - Cách dùng

Thuốc Metoclopramid được có tác dụng điều trị triệu chứng triệu chứng buồn nôn và nôn. Vậy thuốc Metoclopramid được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần của thuốc Metoclopramid

Metoclopramid là thuốc an thần kinh có tác động đối kháng với dopamine, ngăn ngừa triệu chứng buồn nôn do ức chế các thụ thể dopaminergic.

Metoclopramid là chất phong bế thụ thể dotamin, đối kháng với tác dụng trung ương và ngoại vi, làm các thụ thể ở đường tiêu hoá nhạy cảm với acetylcholin. Thuốc làm tăng nhu động của hang vị, tá tràng, hỗng tràng. Metoclopramid giảm đọ giãn phần trên dạ dày và tăng độ co bóp của hang vị. Vì vậy kết hợp hai tác dụng trên làm dạ dày rỗng nhanh và giảm trào ngược từ tá tràng và dạ dày lên thực quản. Các tác dụng này quan trọng trong sử dụng Metoclopramid như một thuốc tăng nhu động. Tính chất chống nôn của thuốc là do tác dụng kháng dopamin trực tiếp lên vùng phát động hoá thụ thể và trung tâm nôn và do tác dụng đối kháng lên thụ thể serotonin-5Ht3.

Thuốc Metoclopramid được bào chế chủ yếu ở dạng ống tiêm, siro và viên nén:

  • Siro – 1mg/ ml
  • Ống tiêm – 5mg/ ml
  • Viên nén – 5mg, 10mg

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Metoclopramid

Chỉ định

Thuốc Metoclopramid được chỉ định trong những trường hợp sau:

Thuốc Metoclopramid điều trị buồn nôn do hóa trị liệu trong điều trị ung thưThuốc Metoclopramid điều trị buồn nôn do hóa trị liệu trong điều trị ung thư

Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Metoclopramid cho những đối tượng sau:

  • Người bệnh động kinh (Hoạt động của thuốc có thể làm nghiêm trọng các cơn động kinh)
  • Tắc ruột cơ học
  • Xuất huyết dạ dày tá tràng
  • Thủng ruột
  • U tế bào ưa crom (vì thuốc có thể làm tăng huyết áp đối với những bệnh nhân này)

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Metoclopramid

Cách dùng

Có thể sử dụng thuốc Metoclopramid bằng đường uống, tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch. Để biết cách sử dụng cụ thể, bạn nên tham khảo thông tin hướng dẫn in trên bao bì thuốc.

Liều lượng

Liều dùng tối đa một ngày không nên quá 0.5mg/ kg thể trọng. Bên cạnh đó, cần hiệu chỉnh liều đối với trẻ nhỏ, bệnh nhân suy gan và thận.

Liều dùng thông thường:

  • Trẻ dưới 1 tuổi và có cân nặng dưới 10kg: Dùng 1mg/ 2 lần/ ngày
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi và có cân nặng từ 10 – 14kg: Dùng 1mg/ 2 – 3 lần/ ngày
  • Trẻ từ 3 – 5 tuổi và có cân nặng từ 15 – 19kg: Dùng 2mg/ 2 – 3 lần/ ngày
  • Trẻ từ 5 – 9 tuổi và có cân nặng từ 20 – 29kg: Dùng 2.5mg/ 3 lần/ ngày
  • Trẻ từ 9 – 14 tuổi và có cân nặng từ 30kg trở lên: Dùng 5mg/ 3 lần/ ngày
  • Người từ 15 – 19 tuổi và có cân nặng từ 30 – 59kg: Dùng 5mg/ 3 lần/ ngày. Nếu có cân nặng cao hơn 60kg, dùng 10mg/ 3 lần/ ngày

Liều dùng khi phòng ngừa nôn do hóa trị liệu (chỉ sử dụng cho người lớn)

  • Truyền tĩnh mạch 2mg/ kg trong ít nhất 15 phút, lặp lại liều sau 2 – 3 giờ
  • Liều dùng tối đa: 10mg/ kg trong 24 giờ

Liều dùng thông thường khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản

  • Trẻ em (dùng thuốc dạng siro): Dùng 0.1mg/ kg/ lần, dùng 3 lần/ ngày trước khi ăn
  • Người lớn (dùng viên nén): Dùng 10 – 15mg/ 3 lần/ ngày, uống trước bữa ăn 30 phút. Hoặc tiêm bắp trước khi ăn với liều 10mg

Liều dùng thông thường khi dự phòng nôn sau phẫu thuật (chỉ dùng cho người lớn)

  • Tiêm bắp từ 10 – 20mg trong thời điểm gần kết thúc phẫu thuật

Các dung dịch tiêm Metoclopramid đều phải pha loãng trước khi truyền tĩnh mạch.

Tác dụng phụ thuốc Metoclopramid

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn mắc một trong các tình trạng sau:

  • Tiêu chảy, buồn nôn.
  • Mệt mỏi và yếu cơ bất thường.
  • Gây ra trạng thái ngủ gà, rối loạn trương lực cơ cấp tính đặc biệt ở những người bệnh nữ trẻ, bồn chồn,
  • Rối loạn ngoại tháp, hội chứng Parkinson và chứng đứng ngồi không yên, trầm cảm.
  • Táo bón, buồn nôn, khô miệng bất thường.
  • Mất kinh, tăng prolactin huyết.
  • Rối loạn trương lực cơ, rối loạn vận động, giảm khả năng nhận thức.
  • Ảo giác.
  • Nhịp tim chậm (đặc biệt với các chế phẩm dùng đường tiêm tĩnh mạch). Cảm giác sưng vú, tăng mẫn cảm.

Cơ thể mệt mỏi không có sức lực, có phải bị mệt mỏi mãn tính? | VinmecCần thông báo cho bác sĩ nếu có dấu hiệu mệt mỏi khi dùng thuốcCần thông báo cho bác sĩ nếu có dấu hiệu mệt mỏi khi dùng thuốc

Lưu ý thuốc Metoclopramid

  • Các tác dụng ngoại ý trên thần kinh (hội chứng ngoại tháp) có thể xảy ra, đặc biệt là ở trẻ em và thanh niên
  • Trường hợp bị nôn thuốc một phần hoặc toàn bộ, vẫn giữ khoảng cách liều trước khi dùng trở lại.
  • Trường hợp nôn nhiều, phải ngừa nguy cơ mất nước. Bù nước thường bằng đường uống với dung dịch "đường-muối" và ho uống nhiều lần, mỗi lần một ít.
  •  Không nên chỉ định thuốc này cho bệnh nhân động kinh (có thể gia tăng tần số và cường độ của cơn động kinh).
  •  Nên giảm liều ở người suy gan, suy thận.
  • Lưu ý các đối tượng điều khiển phương tiện giao thông và máy móc về khả năng bị ngủ gật khi dùng thuốc.

Phụ nữ mang thai

  • Metoclopramid qua được nhau thai và metoclopramid có thể an toàn cho phụ nữ mang thai.
  • Tuy nhiên, khi dùng thuốc vào cuối thai kỳ có thể xuất hiện triệu chứng ngoại tháp ở trẻ sơ sinh. Do đó, cần theo dõi thận trọng trẻ sau khi sinh nếu dùng thuốc trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Phụ nữ cho con bú

  • Metoclopramid bài tiết qua sữa mẹ nên trẻ bú mẹ có thể gặp các tác dụng không mong muốn do thuốc.
  • Do đó không khuyến cáo dùng metoclopramid trong thời kỳ cho con bú.
  • Trên đối tượng phụ nữ cho con bú có sử dụng metoclopramid, cần cân nhắc ngừng thuốc.

Tương tác thuốc Metoclopramid

Thuốc

Một số loại thuốc có khả năng tương tác với Metoclopramid:

  • Pergolid và Bromocriptin: Metoclopramid đối kháng với hiệu lực của hai loại thuốc này.
  • Digoxin và Cimetidine: Giảm hấp thu khi sử dụng chung với Metoclopramid.
  • Ciclosporin: Tăng hấp thu nếu dùng đồng thời với Metoclopramid.
  • Suxamethonium: Metoclopramid làm kéo dài tác dụng chẹn thần kinh của loại thuốc này.
  • Thuốc ngủ gây nghiện và thuốc chống tiết choline: Đối kháng với tác dụng của thuốc Metoclopramid.
  • Bên cạnh đó, sử dụng Metoclopramid với rượu có thể tăng khả năng ức chế lên hệ thần kinh trung ương.

Thức ăn và rượu bia

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá

Tình trạng sức khỏe 

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Đau bụng hoặc chảy máu dạ dày;
  • Tắc nghẽnhoặc thủng đường ruột;
  • U tủy thượng thận (khối u tuyến thượng thận);
  • Co giật hoặc động kinh – không nên được sử dụng ở những bệnh nhân mắc bệnh này;
  • Hen suyễn;
  • Xơ gan (bệnh gan);
  • Suy tim sung huyết;
  • Tiểu đường;
  • Vấn đề về nhịp tim (ví dụ như loạn nhịp tâm thất);
  • Tăng huyết áp (huyết áp cao);
  • Trầm cảm tâm thần hoặc có tiền sử;
  • Có tiền sử mắc hội chứng thần kinh ác tính;
  • Bệnh Parkinson – sử dụng một cách thận trọng vì thuốc có thể làm cho những bệnh tồi tệ hơn;
  • Thiếu hụt men glucose-6-phosphate (G6PD) dehydrogenase;
  • Thiếu nicotinamide adenine dinucleotide (NADH) cytochrome reductase (một vấn đề về enzyme) – làm tăng nguy cơ tác dụng phụ ảnh hưởng đến máu;
  • Bệnh thận – sử dụng một cách thận trọng vì các tác dụng của thuốc có thể tăng lên vì đào thải thuốc chậm ra khỏi cơ thể.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Xử trí khi quá liều 

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm:

  • Buồn ngủ;
  • Nhầm lẫn;
  • Co giật;
  • Cử động bất thường, không kiểm soát được;
  • Thiếu năng lượng;
  • Da xanh xao;
  • Đau đầu;
  • Khó thở.

Xử trí khi quên liều 

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!