9 điều cần biết về trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược acid là tình trạng các chất từ dạ dày di chuyển ngược lên thực quản, hay còn được biết đến với tên gọi trào ngược dạ dày thực quản.

Video Trào ngược dạ dày thực quản - sai lầm phổ biến 

Định nghĩa trào ngược dạ dày thực quản

Nếu tình trạng này diễn ra với tần số 2 lần/ tuần trở lên, có thể bạn đã mắc phải bệnh trào ngược dạ dày thực quản (sau đây viết tắt là TNDDTQ). 

Hình ảnh miêu tả tình trạng TNDDTQ. Ảnh: Medical News Today.Hình ảnh miêu tả tình trạng TNDDTQ. Ảnh: Medical News Today.Theo Viện Quốc gia về Tiểu đường, Bệnh Đường tiêu hóa và Thận Hoa Kỳ cho biết, TNDDTQ ảnh hưởng đến cuộc sống của 20% dân số Hoa Kỳ. Nếu không được điều trị đúng cách thì bệnh có thể diễn biến theo chiều hướng nghiêm trọng và gây ra những biến chứng khó lường.

Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

TNDDTQ có thể có các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, ợ hơi hoặc gây ra cảm giác đắng miệng. Đôi lúc đồ ăn, thức uống từ dạ dày có thể trào ngược lên đến khoang miệng.

Ngoài ra, một số bệnh nhân TNDDTQ còn gặp phải hiện tượng khó nuốt. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, gây ra các chứng như ho mãn tính hoặc hen suyễn.

Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Tình trạng TNDDTQ xuất hiện khi cơ vòng thực quản dưới mất khả năng đóng chặt, không ngăn cách được dạ dày với thực quản.  

Phương án điều trị

Để cải thiện tình trạng bệnh, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. 

Ngoài ra có thể sử dụng các thuốc không kê đơn như thuốc kháng acid, thuốc ức chế thụ thể H2, thuốc ức chế bơm proton.

Phẫu thuật điều trị

Trong đa số các trường hợp, việc thay đổi thói quen sống và dùng thuốc là đủ để cải thiện các triệu chứng của TNDDTQ. 

Một mô hình phẫu thuật TNDDTQ. Ảnh: Pinterest.Một mô hình phẫu thuật TNDDTQ. Ảnh: Pinterest.Trong trường hợp bệnh không thuyên giảm hoặc xuất hiện biến chứng thì can thiệp bằng phẫu thuật là điều cần cân nhắc.

Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản

Khám và tư vấn với bác sĩ để kiểm tra và xác nhận tình trạng bệnh của bạn.

Những quy trình sử dụng trong chẩn đoán có thể kể đến như:

  • Uống dung dịch Bari và chụp X quang.
  • Nội soi trên: Luồn camera vào thực quản để kiểm tra và sinh thiết (nếu cần).
  • Đo trương lực thực quản bằng áp kế.
  • Đo pH thực quản.

TNDDTQ ở trẻ sơ sinh

Khoảng 65% trẻ 4 tháng tuổi có các triệu chứng của TNDDTQ, con số này là 10% trên trẻ 1 tuổi.

Tình trạng nôn trớ thức ăn ở trẻ nhỏ là điều bình thường, nhưng nếu điều này diễn ra thường xuyên thì trẻ có thể đã bị mắc TNDDTQ.

Các dấu hiệu và triệu chứng tiềm ẩn có thể kể đến như: 

  • Bỏ ăn.
  • Khó nuốt.
  • Nôn mửa hoặc khó thở.
  • Ợ hơi hoặc nấc cụt.
  • Khó chịu trong hoặc sau khi cho ăn.
  • Cong lưng.
  • Sụt cân hoặc tăng trưởng kém.
  • Ho tái phát hoặc viêm phổi.
  • Khó ngủ.

Trẻ em cũng có thể bị TNDDTQ. Ảnh: Mommy’s Bliss.Trẻ em cũng có thể bị TNDDTQ. Ảnh: Mommy’s Bliss.Cần chú ý phân biệt với trẻ bị tưa lưỡi cũng có những triệu chứng tương tự.

Yếu tố nguy cơ

Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng TNDDTQ. Ảnh: Healthline.Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng TNDDTQ. Ảnh: Healthline.Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc phải TNDDTQ như béo phì, phụ nữ đang mang thai, rối loạn mô liên kết…Hoặc những thói quen như hút thuốc lá, ăn quá no, nằm ngay sau khi ăn, ăn toàn đồ ăn chiên rán kĩ, đồ ăn cay, uống các loại nước có ga, rượu, cà phê; sử dụng thuốc chống viêm không steroids như Aspirin, ibuprofen…

Biến chứng trào ngược dạ dày thực quản

Trong đa số trường hợp, TNDDTQ không gây ra bất kỳ biến chứng nào nghiêm trọng, nhưng trong một số trường hợp có thể dẫn đến đe dọa tính mạng.

Chế độ ăn uống

Những loại thực phẩm có thể gây khởi phát các triệu chứng của TNDDTQ bao gồm: các loại đồ ăn giàu chất béo; đồ ăn cay; sô cô la; các loại hoa quả như cam quýt, dứa, cà chua, hành tỏi, bạc hà,…; các loại đồ uống như cà phê, trà, nước ngọt,… 

Ảnh hưởng của stress

Một nghiên cứu chỉ ra rằng stress có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh TNDDTQ, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề này.

 Stress và lo âu có thể làm tình trạng tồi tệ hơn. Ảnh: Men’s Health. Stress và lo âu có thể làm tình trạng tồi tệ hơn. Ảnh: Men’s Health.

Ảnh hưởng của thai kỳ

Phu nữ có thai có nguy cơ mắc TNDDTQ cao hơn người bình thường. Đối với người có bệnh lý sẵn, mang thai có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Nguyên nhân được chỉ ra ở đây là do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, dẫn đến việc cơ vòng dưới thực quản giãn ra thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, áp lực từ thai nhi lên dạ dày của mẹ cũng là một yếu tố đáng kể.

Mối liên quan với hen suyễn

Hơn 75% người bị hen suyễn cũng bị TNDDTQ.

Mối liên quan giữa TNDDTQ và hen suyễn vẫn còn cần thêm nhiều nghiên cứu để có thể đưa ra kết luận. 

Các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng TNDDTQ có thể làm nặng tình trạng hen suyễn. Trong khi đó, hen suyễn và điều trị hen suyễn lại làm tăng nguy cơ mắc TNDDTQ.

Sự khác biệt giữa TNDDTQ và ợ nóng

Ợ nóng là triệu chứng thường gặp của tình trạng trào ngược acid. Đa số mọi người đều thỉnh thoảng gặp phải tình trạng này và nó cũng thường không phải là nguyên nhân liên quan tới bệnh.

Nhưng nếu tần suất xảy ra trên 2 lần/ tuần, có thể đây là triệu chứng của TNDDTQ.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

GERD là tên viết tắt của cụm tiếng Anh, Gastroesophageal Reflux Disease, theo thuật ngữ y khoa Việt Nam là bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.
Xem thêm
Người bị trào ngược nên hạn chế các loại thực phẩm gây tăng tiết acid dạ dày, kích thích nhu động ruột bao gồm: Thực phẩm giàu chất béo; Cà chua và trái cây họ cam quýt; Sô cô la...
Xem thêm
Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn và dịch dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản khiến người bệnh khó chịu
Xem thêm
Chỉ nên cho trẻ bú với lượng sữa khoảng 30 – 60ml/lần. Nếu trẻ đói có thể cho bú nhiều lần hơn nhưng mỗi lần không nên quá 60ml. Cách này sẽ giảm lượng sữa trong dạ dày của bé và hạn chế tình trạng trào ngược.
Xem thêm
Đối với những bà bầu bị trào ngược dạ dày, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trong. Ăn uống khoa học theo chế độ phù hợp với cơ địa và tình trạng của mỗi người (có tham khảo ý kiến bác sĩ)
Xem thêm
Các bác sĩ nhận định bệnh trào ngược dạ dày thực quản không được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm và có thể chữa khỏi hoàn toàn
Xem thêm
Trào ngược dạ dày là căn bệnh về đường tiêu hóa, chính vì thế mà vấn đề ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh trào ngược dạ dày.
Xem thêm
Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng này: Suy cơ thắt dưới thực quản; Ứ đọng lại thức ăn tại dạ dày; ...
Xem thêm
Khi phát hiện bản thân bị trào ngược dạ dày thực quản thì người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc Tây như: Omeprazole, rabeprazole hoặc Lansoprazole để giảm sự tiết chế axit và giảm hoạt động bơm proton trong dạ dày
Xem thêm
Chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong từ xưa đến nay luôn là giải pháp an toàn, hữu hiệu và vô cùng hữu hiệu được ông cha ta tin tưởng sử dụng.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Trào ngược dạ dày thực quản
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!