Ung thư da là gì? Nguyên nhân, hình ảnh lâm sàng, phân loại và điều trị

Ung thư da là các loại u ác tính khác nhau xuất phát từ tế bào cấu trúc da hoặc các thành phần phụ của da. Nó thường phát triển ở những nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nhưng cũng có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào.

Video ung thư da

Hai loại ung thư da chính bao gồm:

Ung thư tế bào biểu mô (Keratinocyte carcinoma)

Loại này gồm ung thư tế bào đáy và ung thư tế bào vảy. Đây là những dạng ung thư da phổ biến nhất. Vị trí thường gặp là vùng đầu cổ tiếp xúc ánh sáng mặt trời.

Chúng ít có khả năng lây lan, mức độ nguy hiểm ít hơn các loại ung thư khác. Tuy nhiên nếu không điều trị thì các tế bào ung thư vẫn lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư tế bào hắc tố Melanoma

Loại ung thư da thứ hai là ung thư tế bào hắc tố. Loại ung thư này phát triển từ tế bào sản xuất melanin hay còn gọi là tế bào hắc tố. Nốt ruồi lành tính do tế bào hắc tố hình thành có thể trở thành ung thư.

Chúng có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Ở nam giới, những nốt ruồi này có nhiều khả năng phát triển trên ngực và lưng. Ở phụ nữ, những nốt ruồi này có nhiều khả năng phát triển ở chân.

Hầu hết các khối u ác tính có thể được chữa khỏi nếu chúng được xác định và điều trị sớm. Nếu không được điều trị, chúng có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể và khó điều trị hơn. Các khối u ác tính có nhiều khả năng lây lan hơn so với ung thư da tế bào đáy và tế bào vảy.

Hình ảnh ung thư da

Các nốt ruồi và tổn thương ung thư trên da có thể giống với những tổn thương lành tính khác. Một số hình ảnh dưới đây có thể giúp bạn hình dung những tổn thương ung thư thường gặp để nhận biết nếu thấy chúng phát triển trên cơ thể bạn, nhưng hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán sớm và chính xác.

Dày sừng quang hóa tại vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như mặt, mu bàn tay vàda đầu.Dày sừng quang hóa tại vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như mặt, mu bàn tay vàda đầu.Ung thư biểu mô tế bào đáy dạng nốtUng thư biểu mô tế bào đáy dạng nốt

Ung thư biểu mô tế bào vảy xâm lấn tại chỗUng thư biểu mô tế bào vảy xâm lấn tại chỗ

Ung thư ác tính dạng phẳngUng thư ác tính dạng phẳng

Ung thư ác tính dạng phẳngUng thư ác tính dạng phẳng

Phân loại ung thư da

Hai loại ung thư da chính là ung thư biểu mô tế bào sừng và ung thư hắc tố. Một số tổn thương da khác được coi là dạng tiền ung thư chiếm tỷ lệ lớn hơn. Một số loại ung thư da thường gặp bao gồm:

  • Dày sừng quang hóa (Actinic keratosisa): Những mảng da đỏ hoặc hồng là tổ chức tiền ung thư. Nếu không được điều trị, những khối da này có thể phát triển thành ung thư biểu mô tế bào vảy.
  • Ung thư biểu mô tế bào đáy: Là dạng ung thư da phổ biến nhất, ung thư biểu mô tế bào đáy chiếm 90% tổng số các trường hợp ung thư da. Chúng là những khối u phát triển chậm thường xuất hiện ở vùng đầu hoặc cổ.
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: Phát triển ở các lớp ngoài của da với độ ác tính cao hơn ung thư biểu mô tế bào đáy. Nó xuất hiện dưới dạng các tổn thương có vảy, màu đỏ trên da.
  • Ung thư tế bào hắc tố: Loại ung thư này ít phổ biến hơn nhưng lại nguy hiểm nhất. Trên thực tế, khối u tế bào hắc tố chỉ chiếm 1% các trường hợp ung thư da, nhưng nó lại gây ra phần lớn các ca tử vong mỗi năm. Nguồn gốc của loại ung thư này xuất phát từ tế bào sản xuất sắc tố melanin.

Tỷ lệ các loại ung thư kể trên là khác nhau. Đọc thêm tài liệu tham khảo về sự hình thành và đặc điểm nhận dạng của từng loại để hiểu hơn về nhóm bệnh này.

Triệu chứng của ung thư da

Mỗi loại ung thư da có biểu hiện khác nhau, có loại có rất ít triệu chứng. Tuy nhiên, cần chú ý những thay đổi bất thường trên da, những dấu hiệu này có thể giúp chẩn đoán sớm bệnh.

Các triệu chứng cần theo dõi bao gồm:

  • Mức độ tổn thương: Một nốt ruồi mới, phát triển bất thường, sưng tấy, vết loét, mảng vảy hoặc đốm đen phát triển và không biến mất.
  • Sự bất đối xứng: Hai nửa của tổn thương hoặc nốt ruồi không đồng đều hoặc giống hệt nhau.
  • Bờ tổn thương: Tổn thương có bờ sần sùi, không đều.
  • Màu sắc: Tổn thương có màu bất thường, chẳng hạn như trắng, hồng, đen, xanh lam hoặc đỏ.
  • Đường kính: Các nốt có đường kính lớn hơn 0,6 cm, có thể to bằng kích thước cục tẩy bút chì.
  • Sự phát triển: nốt ruồi thay đổi hình dạng, kích thước, màu sắc theo thời gian.

Tất cả các dấu hiệu cảnh báo kể trên giúp chẩn đoán sớm, tăng hiệu quả điều trị.

Nguyên nhân ung thư da

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thời gian dài là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư da.Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thời gian dài là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư da.

Cả hai loại ung thư da đều xảy ra do xuất hiện các đột biến. Những đột biến này làm cho các tế bào phát triển không kiểm soát tạo thành khối u.

Ung thư da tế bào đáy do tia cực tím (UV) từ mặt trời hoặc giường tắm nắng. Tia UV là tác nhân biến đổi DNA gây ra sự phát triển bất thường của tế bào. Ung thư da tế bào vảy cũng do tiếp xúc với loại tia này.

Ngoài ra tiếp xúc với hóa chất cũng là nguyên nhân gây ung thư biểu mô tế bào vảy. Khối u có thể phát triển trong sẹo bỏng hoặc vết loét, và cũng có thể do một số loại virus u nhú ở người (HPV) gây ra.

Nguyên nhân của u tế bào hắc tố không rõ ràng. Đa số các nốt ruồi không phải ung thư tế bào hắc tố, trong khi một số ít lại phát triển thành ung thư, hiện các nhà nghiên chưa lý giải được nguyên nhân của sự phát triển bất thường này. Giống như ung thư da tế bào đáy và tế bào vảy, ung thư tế bào hắc tố có thể do tia UV gây ra. Nhưng nó có thể phát triển ở các bộ phận khác trên cơ thể mặc dù không thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Phương pháp điều trị ung thư da

Phương pháp điều trị ung thư daPhương pháp điều trị ung thư da

Kế hoạch điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như kích thước, vị trí, phân loại và giai đoạn ung thư. Sau khi xem xét các yếu tố này, bác sĩ sẽ đề xuất một trong số các phương pháp điều trị sau:

  • Liệu pháp áp lạnh (cryotherapy):  là thủ thuật áp nitrogen lỏng nhiệt độ rất thấp lên mô sống để gây phá hủy tế bào.
  • Phẫu thuật cắt bỏ: Vùng tổn thương được cắt bỏ rộng.
  • Phẫu thuật Mohs: là kỹ thuật cắt bỏ từng lớp và được kiểm tra bằng kính hiển vi cho đến khi loại bỏ toàn bộ tổ chức ung thư.
  • Nạo vàđốtđiện: Dùng một lưỡi dài hình thìa để nạo các tế bào ung thư, các tế bào ung thư còn sót lại được loại bỏ bằng đốt kim điện.
  • Hóa trị: Dùng hóa chất đường uống, bôi tại chỗ hoặc tiêm tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Liệu pháp quang động: Thuốc kết hợp ánh sáng laser để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Bức xạ: Sử dụng chùm tia công suất cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Liệu pháp sinh học: Sử dụng các phương pháp khác nhau kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại tế bào ung thư.
  • Liệu pháp miễn dịch: Sử dụng một loại kem bôi da kích thích hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư.

Chẩn đoán ung thư da

Nếu xuất hiện nốt mụn hoặc nốt sần đáng ngờ trên da, hoặc nhận thấy những thay đổi ở những nốt mụn hoặc nốt hiện có, hãy gặp bác sĩ để chẩn đoán.

Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra hình dạng, kích thước, màu sắc và kết cấu của vùng đáng ngờ trên da. Họ cũng sẽ kiểm tra các mảng đóng vảy, chảy máu hoặc khô. Nếu nghi ngờ ung thư, có thể cần tiến hành sinh thiết.

Việc sinh thiết là an toàn và dễ thực hiện. Một phần tổ chức tổn thương được lấy đem đi xét nghiệm tế bào và mô bệnh học từ đó có thể kết luận tổn thương là lành tính hay ác tính.

Nếu được chẩn đoán mắc ung thư da, bạn có thể cần các xét nghiệm bổ sung khác để đánh giá giai đoạn, mức độ tiến triển và tiên lượng bệnh. Kế hoạch điều trị sẽ phụ thuộc vào loại tổn thương, giai đoạn và một số yếu tố khác.

Tầm soát ung thư da

Phát hiện ung thư da tại cơ sở y tế hiện nay nhanh chóng, đơn giản, dễ thực hiện. Tại địa điểm khám bệnh bạn được yêu cầu mặc một bộ áo choàng y tế.

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra từng mm trên da, để ý các nốt ruồi hoặc đốm bất thường trên cơ thể. Nếu họ thấy những dấu hiệu cảnh báo, các xét nghiệm chuyên sâu sẽ được chỉ định để chẩn đoán.

Phát hiện sớm là cách tốt nhất để tăng hiệu quả điều trị. Không giống như các bộ phận khác, tổn thương trên da dễ quan sát và phát hiện các dấu hiệu bất thường. Bạn hoàn toàn có thể chủ động theo dõi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên da của mình.

Nên kiểm tra toàn bộ cơ thể kể cả những vị trí không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Ung thư hắc tố đặc biệt phát triển ở những khu vực không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải kiểm tra các vị trí như đầu, cổ, nách, bẹn, khe ngón chân.

Quá trình tự kiểm tra ung thư da chỉ mất chưa đầy 10 phút.

Các giai đoạn ung thư da

Để xác định giai đoạn hoặc mức độ nghiêm trọng của ung thư da, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ kích thước khối u, vị trí hạch bạch huyết cũng như các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể.

Ung thư da được chia thành hai nhóm chính cho mục đích phân giai đoạn: ung thư da không tế bào hắc tố và ung thư tế bào hắc tố.

Ung thư da không phải tế bào hắc tố bao gồm ung thư tế bào đáy và ung thư tế bào vảy.

  • Giai đoạn 0: Các tế bào bất thường chưa lan ra lớp biểu bì vị trí ngoài cùng của da.
  • Giai đoạn I: Ung thư đã lan đến lớp hạ bì, nhưng đường kính dưới 2 cm.
  • Giai đoạn II: Khối u lớn hơn 2 cm, nhưng nó chưa lan đến các vị trí lân cận hoặc các hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn III: Ung thư đã lan rộng từ khối u nguyên phát sang mô hoặc xương lân cận, đường kính khối u lớn hơn 3 cm.
  • Giai đoạn IV: Ung thư đã di căn hạch và các cơ quan khác trong cơ thể. Đường kính lớn hơn 3 cm.

Các giai đoạn ung thư tế bào hắc tố bao gồm:

  • Giai đoạn 0: Loại ung thư không xâm lấn này chưa xâm nhập vào lớp biểu bì.
  • Giai đoạn I: Ung thư có thể đã lan đến lớp hạ bì, nhưng nó vẫn còn nhỏ.
  • Giai đoạn II: Ung thư chưa lan ra ngoài vị trí ban đầu, nhưng nó lớn hơn, dày hơn và có thể có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác bao gồm đóng vảy, chảy máu hoặc bong tróc.
  • Giai đoạn III: Ung thư đã lan rộng hoặc di căn đến các hạch bạch huyết hoặc đến da, mô lân cận.
  • Giai đoạn IV: Giai đoạn phát triển nhất của khối u ác tính. Giai đoạn IV là một dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan ra ngoài khối u nguyên phát và đang có mặt trong các hạch bạch huyết, cơ quan hoặc mô ở xa vị trí ban đầu.

Ung thư có thể tái phát sau khi điều trị. Bất kỳ ai đã được chẩn đoán và điều trị ung thư da đều có nguy cơ này. Điều đó làm cho việc theo dõi chăm sóc và tự kiểm tra càng trở nên quan trọng hơn.

Ngăn ngừa ung thư da

Ngăn ngừa ung thư daNgăn ngừa ung thư da

Để giảm nguy cơ ung thư da, hãy tránh để da tiếp xúc với ánh nắng và các nguồn bức xạ UV khác trong thời gian dài. Ví dụ:

  • Tránh giường tắm nắng và đèn chiếu sáng mặt trời.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khi nắng mạnh từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, bằng cách ở trong nhà hoặc trong bóng râm.
  • Thoa kem chống nắng và son dưỡng môi có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên cho bất kỳ vùng da hở nào ít nhất 30 phút trước khi ra ngoài trời và thoa lại thường xuyên.
  • Đội mũ rộng vành và các loại vải sẫm màu, dệt chặt khi ra ngoài vào ban ngày.
  • Đeo kính râm có khả năng bảo vệ 100% tia UVB và UVA.

Việc thường xuyên kiểm tra da để tìm những thay đổi như mọc hoặc xuất hiện đốm mới cũng rất quan trọng. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu nhận thấy bất cứ điều gì đáng ngờ.

Việc phát hiện, chẩn đoán sớm giúp tăng hiệu quả điều trị.

Ung thư da không tế bào hắc tố

Ung thư da không phải tế bào hắc tố bao gồm các loại ung thư không phải là khối u ác tính. Loại ung thư da này bao gồm:

  • Angiosarcoma
  • Ung thư biểu mô tế bào đáy
  • U lympho tế bào B ở da
  • U lympho tế bào T ở da
  • Dermatofibrosarcoma protuberans
  • Ung thư biểu mô tế bào merkel
  • Ung thư biểu mô tuyến bã
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy

Mặc dù những ung thư này có thể phát triển lớn hơn và lan rộng ra ngoài vị trí khối u ban đầu, nhưng chúng không gây tử vong như u ác tính. Ung thư tế bào hắc tố chỉ chiếm 1% các trường hợp ung thư da được chẩn đoán ở Mỹ, nhưng nó chiếm phần lớn các ca tử vong liên quan đến ung thư da.

Số liệu thống kê

Ung thư da là bệnh ung thư phổ biến. Người ta ước tính hằng năm số ca mới mắc khoảng trên một triệu người. Tỉ lệ mắc đang gia tăng mỗi năm, cho thấy số người mắc trong cộng đồng ngày càng nhiều.

Tại Mỹ hơn 5 triệu người được chẩn đoán mắc loại ung thư này mỗi năm.

Nhiều trường hợp được chẩn đoán nhưng không cho vào số liệu thống kê.

Ung thư biểu mô tế bào đáy là dạng ung thư da phổ biến nhất. Mỗi năm, hơn 4,3 triệu trường hợp ung thư da loại này được chẩn đoán. Ngoài ra có khoảng 1 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy.

Ung thư tế bào hắc tố xâm lấn chỉ chiếm 1% tổng số ca, nhưng đây là dạng nguy hiểm nhất. Mỗi năm có khoảng hơn 91,000 trường hợp được chẩn đoán trong đó khoảng 9,000 ca tử vong do mắc khối u ác tính này.

Năm 2018, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ ước tính 9.000 người California được chẩn đoán mắc ung thư hắc tố, đây là bang có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất tại Hoa Kỳ. Ung thư tế bào hắc tố thường được chẩn đoán ở người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha.

Phụ nữ có nhiều khả năng được chẩn đoán mắc ung thư hắc tố cao hơn nam giới. Tuy nhiên, đến 65 tuổi, tỷ lệ mắc căn bệnh này ở nam giới gấp đôi nữ giới. Sự chênh lệch giữa hai giới tiếp tục tăng, đến 80 tuổi, nam giới có nguy cơ mắc cao gấp 3 lần so với nữ giới.

Gần 90% trường hợp ung thư da không phải tế bào hắc tố có thể tránh được nếu mọi người biết cách hạn chế tiếp xúc với bức xạ tia cực tím. Điều đó có nghĩa là hơn 5 triệu trường hợp ung thư da có thể được ngăn ngừa.

Tìm hiểu thêm về mức độ phổ biến của ung thư da và các số liệu thống kê quan trọng khác giúp bạn có thêm kiến thức về căn bệnh này.

Yếu tố nguy cơ gây ung thư da

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da bao gồm:

  • Có tiền sử gia đình bị ung thư da
  • Tiếp xúc với hợp chất asen, radium, pitch hoặc creosote
  • Tiếp xúc với bức xạ, ví dụ như trong quá trình điều trị mụn trứng cá hoặc bệnh chàm
  • Tiếp xúc với tia UV từ mặt trời, đèn nhuộm da, buồng nhuộm da hoặc từ các nguồn khác
  • Sống ở vùng nhiệt đới nhiệt độ cao
  • Làm việc ngoài trời thường xuyên
  • Có tiền sử bị cháy nắng nghiêm trọng
  • Có nhiều nốt ruồi, lớn hoặc không đều
  • Có làn da nhợt nhạt hoặc tàn nhang
  • Có làn da dễ bắt nắng
  • Có tóc vàng hoặc đỏ tự nhiên
  • Mắt xanh lam hoặc xanh lục
  • Có tổn thương dạng tiền ung thư
  • Suy giảm hệ miễn dịch, ví dụ như nhiễm HIV
  • Đang dùng thuốc ức chế miễn dịch khi ghép tạng.

Biến chứng của ung thư da

Các biến chứng tiềm ẩn của ung thư da bao gồm:

  • Nguy cơ tái phát
  • Nguy cơ lan sang các vùng tổ chức lân cận
  • Nguy cơ di căn tới các bộ phận khác trong cơ thể

Nếu bạn đã được chẩn đoán ung thư da, bạn sẽ có nguy cơ phát triển tại các vùng khác trong cơ thể. Nếu ung thư tái phát, các lựa chọn điều trị tiếp theo sẽ phụ thuộc vào loại, vị trí và kích thước của ung thư, tình trạng sức khỏe cũng như lịch sử điều trị ung thư trước đó.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!