7 điều bạn cần biết về bệnh giang mai

Giang mai là một trong những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến (sexually transmitted infection -STI), do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra (xoắn khuẩn giang mai).

Video: Bệnh Giang Mai có Chữa Khỏi không AloBacsi ơi?

Trong bài báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tại Hoa Kỳ, vào năm 2019, số trường hợp mắc bệnh giang mai lên đến 129.813 người. Trong số đó thì nữ giới tăng ngày một nhiều so với nam giới, tuy nhiên tỷ lệ nam giới mắc bệnh cũng không hề ít và cũng có xu hướng tăng nhanh.

 Dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh giang mai là sự xuất hiện săng giang mai. Đó là những vết loét nhỏ trên cơ quan sinh dục, trực tràng hoặc bên trong miệng, tuy nhiên nó không gây đau nên rất khó để ý đến. 

Bệnh giang mai thường khó chẩn đoán. Bởi đa phần người mắc bệnh  mà không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm. Về lâu dài bệnh có thể gây tổn thương đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim và não. Vì vậy, phát hiện để điều trị bệnh càng sớm thì tiên lượng càng tốt.

Bệnh giang mai chỉ lây lan được khi có sự tiếp xúc trực tiếp với các săng giang mai. Lưu ý rằng không bao giờ có sự lây truyền khi đi chung toilet, mặc quần áo chung hoặc sử dụng dụng cụ ăn uống chung với người bị bệnh.

Các giai đoạn của bệnh giang mai

Bệnh giang mai thường trải qua bốn giai đoạn là:

  • Giang mai thời kỳ I
  • Giang mai thời kỳ II
  • Giai đoạn tiềm ẩn
  • Giai đoạn muộn

Thời điểm dễ lây nhiễm nhất trong bệnh giang mai là trong hai giai đoạn đầu.

Khi bệnh giang mai ở giai đoạn ẩn hoặc tiềm ẩn, bệnh vẫn hoạt động nhưng thường không gây ra triệu chứng. Bệnh giai đoạn muộn gây ảnh hưởng xấu nhất đối với cơ thể.

Giang mai thời kỳ I

Nó thường bắt đầu biểu hiện sau khoảng 3 đến 4 tuần khi một người nhiễm vi khuẩn, nhưng cũng có thể mất từ 10-90 ngày. Bắt đầu bằng một vết loét nhỏ, tròn được gọi là săng. Săng không đau, nhưng có khả năng lây nhiễm rất cao. Nó có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, chẳng hạn như bên trong miệng, trên bộ phận sinh dục hoặc trực tràng.

Vết loét có thể tồn tại trong 2 đến 6 tuần. Đôi khi triệu chứng duy nhất chỉ là sưng và nổi hạch bạch huyết.

Bệnh giang mai lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với vết loét, thường xảy ra trong hoạt động tình dục, bao gồm cả quan hệ tình dục bằng miệng.

Giang mai thời kỳ II

Trong thời kỳ này, có thể xuất hiện các phát ban trên da và đau họng. Phát ban sẽ không ngứa và thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân hay bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, một số người còn không nhận thấy phát ban ngay cả khi nó biến mất.

Hình minh họa các nốt phát ban ở lòng bàn tay gặp trong bệnh giang mai (Nguồn ảnh  từ Everydayhealth).Hình minh họa các nốt phát ban ở lòng bàn tay gặp trong bệnh giang mai (Nguồn ảnh  từ Everydayhealth).Các triệu chứng khác tại thời điểm này có thể gặp bao gồm:

Các triệu chứng này sẽ biến mất nếu được điều trị. 

 Bên cạnh đó, cần tránh nhầm lẫn các biểu hiện trên nằm trong các bệnh khác như:

Bởi vì các triệu chứng có thể không đặc hiệu nên chính người bệnh có thể bỏ qua hoặc đôi khi ngay cả các bác sĩ lâm sàng cũng không nghĩ đến nhiều.

Bệnh giang mai tiềm ẩn

Giai đoạn thứ ba của bệnh giang mai là giai đoạn tiềm ẩn hoặc ẩn. Các triệu chứng bắt đầu biến mất. Tuy nhiên, vi khuẩn vẫn còn tồn tại trong cơ thể. Nó có thể kéo dài nhiều năm trước khi tiến triển thành bệnh giang mai muộn.

Bệnh giang mai giai đoạn muộn

Đây là giai đoạn cuối của bệnh. Ước tính khoảng 14 đến 40 phần trăm những người mắc bệnh giang mai bước vào giai đoạn này. Nó có thể xảy ra nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ sau lần lây nhiễm ban đầu. Người bệnh ở thời điểm này có thể có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Một số biểu hiện bao gồm:

  • Mù lòa
  • Mất thính giác
  • Ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe tâm thần
  • Mất trí nhớ
  • Hủy hoại mô mềm và xương
  • Bệnh thần kinh, chẳng hạn như đột quỵ hoặc viêm màng não
  • Bệnh tim
  • Giang mai thần kinh là bệnh nhiễm trùng não hoặc tủy sống

Hình ảnh minh họa bệnh giang mai

Chia sẻ trên pinterestBệnh giang mai.

Bệnh giang mai được chẩn đoán như thế nào?

Nếu bạn nghĩ mình có thể bị giang mai, hãy đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

Hãy đi khám ngay khi bạn nghi ngờ mình có thể bị nhiễm giang mai (Nguồn ảnh từ floridatoday.)Hãy đi khám ngay khi bạn nghi ngờ mình có thể bị nhiễm giang mai (Nguồn ảnh từ floridatoday.)Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để làm các xét nghiệm, đồng thời tiến hành khám sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, việc lấy mẫu từ vết loét để xác định xem có vi khuẩn giang mai hay không là rất cần thiết để chẩn đoán.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc giang mai thần kinh với kết quả xét nghiệm máu dương tính, thì tiến hành chọc dò tủy sống ở thắt lưng là cần thiết. Điều đó giúp lấy được lượng dịch não tủy để làm xét nghiệm vi sinh tìm vi khuẩn giang mai.

Người mang thai thường được xét nghiệm giang mai trong ba tháng đầu. Điều trị bệnh rất quan trọng trong thời kỳ mang thai để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Điều này giúp dự phòng và ngăn ngừa mắc bệnh giang mai bẩm sinh. Bệnh có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh, thậm chí có thể gây tử vong.

Xét nghiệm bệnh giang mai tại nhà

Bạn có thể test bệnh giang mai bằng bộ xét nghiệm tại nhà. Đặc biệt là nếu bạn có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình hoặc có bất kỳ nguy cơ mắc bệnh giang mai nào, xét nghiệm thường xuyên tại nhà có thể có ích.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt lịch khám trước qua online tại các cơ sở y tế tư nhân. Chi phí các xét nghiệm thường ít.

Điều trị khỏi bệnh giang mai

Giang mai ở hai thời kỳ đầu thường dễ dàng điều trị khỏi bằng cách tiêm penicillin. Penicillin là một trong những loại kháng sinh được sử dụng rộng rãi nhất và thường có hiệu quả trong điều trị bệnh giang mai. Những người bị dị ứng với penicillin có thể điều trị bằng một loại kháng sinh khác như:

Bệnh giang mai ở người mang thai cũng được điều trị bằng penicillin. Nếu bị dị ứng với penicillin, bác sĩ sẽ điều trị theo phác đồ giải mẫn cảm với penicillin, để bạn có thể dùng thuốc một cách an toàn.

Giải mẫn cảm với penicilin được thực hiện với liều lượng nhỏ penicilin được dùng trong vài giờ. Quy trình này được dùng để thay đổi phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với thuốc, vì vậy bạn có thể nhận được một ngưỡng liều lượng thích hợp một cách an toàn.

Giải mẫn cảm với penicilin không đồng nghĩa là “chữa khỏi” dị ứng với nó. Hiểu đúng hơn là bạn dùng liều thuốc tới ngưỡng cơ thể có thể chịu đựng được tạm thời. Bạn vẫn sẽ bị dị ứng với penicillin và phải luôn thông báo cho bác sỹ mỗi lần thăm khám y tế sau này.

Điều trị thuốc kháng sinh đúng và đủ liều có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh (Nguồn ảnh từ rapidstdtesting).Điều trị thuốc kháng sinh đúng và đủ liều có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh (Nguồn ảnh từ rapidstdtesting).Điều trị giang mai thần kinh bằng tiêm tĩnh mạch các liều penicillin hàng ngày. Vì vậy thường sẽ cần một thời gian ngắn nằm viện. Những tổn thương do bệnh giang mai giai đoạn muộn gây ra không thể hồi phục được. Vi khuẩn có thể bị tiêu diệt, nhưng rất khó để điều trị biến chứng ở các cơ quan khác trong cơ thể.

Trong thời gian điều trị, đảm bảo tránh quan hệ tình dục cho đến khi tất cả các vết loét lành lại và cần làm theo chỉ dẫn từ bác sĩ để biết biện pháp quan hệ tình dục an toàn. Nếu bạn có hoạt động tình dục trong thời kỳ lây nhiễm thì việc điều trị dự phòng cho cả bạn tình là cần thiết.

Phản ứng Jarisch-Herxheimer (JHR) là một tác dụng phụ thường gặp, ngắn hạn có thể gặp trong điều trị giang mai. Các triệu chứng JHR gặp ở khoảng gần 30% số người điều trị giang mai thời kỳ I, II và thường xuất hiện rõ trong vòng 24 giờ sau điều trị.

JHR là một phản ứng của hệ thống miễn dịch. Nó gây ra các triệu chứng tạm thời từ rất nhẹ đến nặng, bao gồm:

Các triệu chứng JHR thường biến mất trong vài giờ.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh giang mai?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh giang mai là quan hệ tình dục một cách an toàn. Sử dụng bao cao su trong bất kỳ hình thức quan hệ tình dục nào. Ngoài ra, một số biện pháp khác bao gồm:

  • Tránh dùng chung đồ chơi tình dục (sex toy).
  • Sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho cả bạn và bạn tình của bạn.
  • Bệnh giang mai cũng có thể lây truyền qua kim tiêm dùng chung. Vì vậy nên tránh dùng chung kim tiêm.

Các biến chứng liên quan đến bệnh giang mai

Bệnh giang mai không được điều trị có thể có gây rất nhiều biến chứng khác nhau, bao gồm:

  • Mù lòa
  • Mất thính lực
  • Tổn thương não
  • Tê liệt
  • Viêm màng não
  • Van tim bị tổn thương
  • Chứng phình động mạch
  • Bệnh viêm động mạch chủ

Những lưu ý cho phụ nữ đang mang thai và trẻ sơ sinh

Những người mang thai mắc bệnh giang mai sẽ làm tăng nguy cơ bị sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

Bên cạnh đó, người mẹ mang thai mắc bệnh giang mai sẽ có nguy cơ lây truyền bệnh cho thai nhi. Đây được gọi là bệnh giang mai bẩm sinh.

Sàng lọc giang mai cho các bà mẹ khi mang thai là cần thiết giúp phòng ngừa giang mai bẩm sinh cho trẻ (Nguồn ảnh từ Everydayhealt).Sàng lọc giang mai cho các bà mẹ khi mang thai là cần thiết giúp phòng ngừa giang mai bẩm sinh cho trẻ (Nguồn ảnh từ Everydayhealt).Bệnh giang mai bẩm sinh có thể nguy hiểm đến tính mạng. Trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai bẩm sinh cũng có thể mắc những bệnh sau:

Nếu giang mai bẩm sinh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh có thể tiến triển nhanh tới giai đoạn cuối. Khi đó bệnh có thể gây ra tổn thương các cơ quan của trẻ như:

  • Xương
  • Hàm răng
  • Mắt
  • Đôi tai
  • Não

HIV

Những người bị bệnh giang mai có nguy cơ đồng nhiễm HIV tăng lên rõ rệt. Chính các vết loét tạo điều kiện thuận lợi cho virus HIV xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn.

Cũng cần lưu ý rằng: trên những người nhiễm HIV có thể biểu hiện các triệu chứng bệnh giang mai khác biệt. 

Khi nào nên xét nghiệm giang mai?

Giai đoạn đầu của bệnh giang mai thường dễ bỏ sót chẩn đoán. Các triệu chứng trong thời kỳ II cũng không đặc trưng và khá phổ biến của các bệnh lý khác. Vì vậy việc là xét nghiệm để chẩn đoán bệnh là cần thiết. Nếu bạn đã từng có bất kỳ triệu chứng nào, hoặc nếu bạn:

  • Đã quan hệ tình dục không dùng biện pháp an toàn (không dùng bao cao su) với một người nghi nhiễm giang mai
  • Đang mang thai
  • Đang ở trong tù
  • Quan hệ tình dục không bao cao su với nhiều người
  • Có bạn tình quan hệ tình dục không dùng bao cao su với nhiều người
  • QHTD đồng tính nam 

Nếu không may nhận được kết quả xét nghiệm là dương tính với giang mai thì bạn cũng đừng quá lo sợ. Việc quan trọng mà bạn cần làm là hoàn thành đầy đủ phác đồ điều trị, phải đảm bảo uống kháng sinh đủ liều đủ thời gian, ngay cả khi các triệu chứng biến mất. Bên cạnh đó, nên tránh tất cả các hoạt động tình dục theo chỉ dẫn của bác sỹ, đồng thời làm thêm xét nghiệm HIV là cần thiết.

Việc tiếp theo bạn cần làm thông báo cho tất cả các bạn tình gần đây của mình để họ cũng được xét nghiệm và được điều trị kịp thời.

Quan hệ tình dục một cách an toàn cũng chính là bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe (Nguồn ảnh từ plushcare).Quan hệ tình dục một cách an toàn cũng chính là bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe (Nguồn ảnh từ plushcare).

Các câu hỏi thường gặp

Bệnh giang mai có chữa được khỏi hoàn toàn không?

Câu trả lời là có. Bệnh giang mai có thể được chữa khỏi bằng cách dùng thuốc kháng sinh mà bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, lưu ý rằng một khi đã có biến chứng tổn thương các cơ quan khác thì việc hồi phục các biến chứng là không thể.

Dấu hiệu nào ở nam giới nghi ngờ mắc bệnh giang mai?

Các triệu chứng ban đầu của bệnh giang mai thường bị bỏ sót. Vết loét giang mai được gọi là săng thường xảy ra ở nơi nhiễm trùng xâm nhập vào cơ thể. Đó có thể là dương vật, bìu, hậu môn hoặc miệng. Vết loét thường không đau và tự khỏi. Khi bệnh tiến triển nặng, các nốt mẩn ngứa sẽ xuất hiện trên cả lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Từ lúc bị nhiễm khuẩn giang mai đến khi có triệu chứng có lâu không?

Bệnh giang mai không được điều trị sẽ tiến triển thành giai đoạn tiềm ẩn. Trong giai đoạn này, các triệu chứng thường nghèo nàn hoặc không có. Thời gian này có thể kéo dài từ 1 đến 20 năm hoặc lâu hơn. Nếu bạn nghi ngờ có thể mình đã mắc bệnh giang mai nhiều năm trước, hãy làm xét nghiệm máu. Tại thời điểm đó, vẫn có các phương pháp điều trị để chữa khỏi bệnh và ngăn chặn các biến chứng trong tương lai.

Nếu đã bị nhiễm thì bạn sẽ luôn có kết quả test dương tính với bệnh giang mai?

Câu trả lời là đúng. Các kháng thể do cơ thể tạo ra trong bệnh giang mai có thể tồn tại lâu dài trong máu, ngay cả khi đã điều trị khỏi bệnh, hay khi không còn vi khuẩn nữa.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!