Vàng da: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Vàng da là một thuật ngữ dùng để mô tả khi da và lòng trắng mắt có màu hơi vàng. Dịch cơ thể cũng đổi màu vàng. Mức độ vàng sẽ khác nhau tùy thuộc vào nồng độ bilirubin. Bilirubin là một chất thải được tìm thấy trong máu. Nồng độ vừa phải dẫn đến màu vàng, còn khi nồng độ rất cao sẽ có màu nâu. Bệnh này có thể xảy ra với mọi người ở mọi lứa tuổi và thường là kết quả của một tình trạng tiềm ẩn. Vàng da thường là biểu hiện của vấn đề về gan hoặc ống mật.

Video Vàng da

Thông tin nhanh về bệnh vàng da

  • Vàng da là do sự tích tụ của bilirubin, một chất thải trong máu.
  • Gan bị viêm hoặc ống mật bị tắc nghẽn có thể dẫn đến vàng da, cũng như ở các bệnh lý tiềm ẩn khác.
  • Các triệu chứng bao gồm da và lòng trắng mắt có màu vàng, nước tiểu sẫm màu và ngứa.
  • Chẩn đoán vàng da có thể bao gồm một loạt các xét nghiệm.
  • Vàng da được điều trị bằng cách điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân gây vàng da 

Bệnh vàng daBệnh vàng da

Vàng da là tình trạng da và lòng trắng mắt có màu vàng, nó xảy ra khi cơ thể không xử lý bilirubin đúng cách. Điều này có thể do một vấn đề trong gan. 

Nó còn được gọi là bệnh hoàng đản. 

Bilirubin là một chất thải có màu vàng, tồn tại trong máu sau khi sắt được loại bỏ khỏi máu. 

Gan lọc chất thải ra khỏi máu. Khi bilirubin đến gan, các hóa chất khác sẽ gắn vào nó. Tạo thành một chất gọi là bilirubin liên hợp.

Gan sản xuất mật, một loại dịch tiêu hóa. Bilirubin liên hợp hòa vào mật, sau đó nó rời khỏi cơ thể. Đây là loại bilirubin làm cho phân có màu nâu. 

Nếu có quá nhiều bilirubin, nó có thể thẩm thấu vào các mô xung quanh. Điều này được gọi là tăng bilirubin trong máu, và gây ra màu vàng ở da và mắt.

Các yếu tố nguy cơ bệnh vàng da

Vàng da thường xảy ra do rối loạn quá trình sản xuất quá nhiều bilirubin hoặc ngăn cản gan đào thải nó. Cả hai điều này đều dẫn đến việc bilirubin lắng đọng trong các mô.

Các nguyên nhân cơ bản gây ra vàng da bao gồm:

  • Gan bị viêm cấp tính: Điều này làm giảm khả năng gan tổng hợp và đào thải bilirubin, dẫn đến tích tụ.
  • Viêm ống mật: Làm ngăn cản quá trình bài tiết mật và loại bỏ bilirubin, gây vàng da.
  • Tắc nghẽn ống mật: Ngăn gan thải bilirubin.
  • Thiếu máu tan máu: Nồng độ bilirubin tăng lên khi một lượng lớn hồng cầu bị phá vỡ.
  • Hội chứng Gilbert: Đây là một bệnh di truyền làm giảm tác dụng của các enzym trong quá trình bài tiết mật.
  • Ứ mật: Làm gián đoạn dòng chảy của mật từ gan. Mật có chứa bilirubin liên hợp vẫn ở trong gan thay vì được đào thải ra ngoài.

Các tình trạng hiếm gặp hơn có thể gây vàng da bao gồm: 

  • Hội chứng Crigler-Najjar: Đây là bệnh di truyền làm giảm tác dụng enzym chịu trách nhiệm xử lý bilirubin.
  • Hội chứng Dubin-Johnson: Đây là một dạng vàng da mãn tính di truyền khiến cho bilirubin liên hợp không được tiết ra từ các tế bào gan.
  • Vàng da giả: Một dạng vàng da vô hại. Da bị vàng là do dư thừa beta-carotene, không phải do dư thừa bilirubin. Vàng da giả thường phát sinh do ăn nhiều cà rốt, bí đỏ hoặc dưa.

Điều trị vàng da 

Điều trịĐiều trị vàng da bằng thuốc


Thuốc hoặc các chất bổ sung có thể giúp cải thiện tình trạng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị vàng da nhắm vào nguyên nhân hơn là triệu chứng vàng da. 
Một số phương pháp được sử dụng:
  • Vàng da do thiếu máu có thể được điều trị bằng cách tăng cường lượng sắt trong máu bằng cách uống thuốc bổ sung sắt hoặc ăn thực phẩm giàu chất sắt hơn. Thuốc bổ sung sắt có sẵn để mua trực tuyến.
  • Vàng da do viêm gan cần dùng thuốc kháng vi-rút hoặc steroid.
  • Với trường hợp vàng da do tắc ống mật bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ tắc nghẽn.
  • Còn vàng da do thuốc, điều trị bằng cách thay đổi sang một loại thuốc thay thế.

Phòng ngừa vàng da

Vàng da có liên quan đến chức năng gan. Do đó điều cần thiết là duy trì sự khỏe mạnh của cơ quan quan trọng này bằng một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và không uống quá liều rượu bia được khuyến nghị.

Triệu chứng vàng da

Các triệu chứng phổ biến của bệnh vàng da bao gồm:

  • Da và lòng trắng mắt có màu vàng, thường bắt đầu từ mặt và lan dần xuống phần dưới cơ thể
  • Phân nhạt màu
  • Nước tiểu đậm
  • Ngứa

Các triệu chứng kèm theo do lượng bilirubin thấp bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Đau bụng
  • Giảm cân
  • Nôn mửa
  • Sốt
  • Phân nhạt
  • Nước tiểu đậm

Các biến chứng

Những cơn ngứa kèm theo vàng da đôi khi dữ dội đến mức bệnh nhân thường gãi, mất ngủ hoặc trong trường hợp nghiêm trọng, thậm chí có ý định tự tử.

Khi các biến chứng xảy ra, thường là vì nguyên nhân gây bệnh, không phải do vàng da.

Ví dụ, nếu ống mật bị tắc nghẽn dẫn đến vàng da, chảy máu không kiểm soát được. Điều này là do sự tắc nghẽn dẫn đến thiếu hụt các vitamin cần thiết cho quá trình đông máu.

Phân loại vàng da

Có ba loại vàng da chính:

  • Vàng da tế bào gan xảy ra do bệnh gan hoặc chấn thương.
  • Vàng da tan máu xảy ra do quá trình tan máu, hoặc sự phân hủy nhanh chóng của các tế bào hồng cầu, dẫn đến sự gia tăng sản xuất bilirubin.
  • Vàng da tắc nghẽn xảy ra do tắc nghẽn trong ống mật. Điều này ngăn cản bilirubin đào thải khỏi gan

Vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở trẻ sơ sinh. Khoảng 60% trẻ sơ sinh bị vàng da và tăng lên đến 80% ở trẻ sinh non trước tuần 37 của thai kỳ.

Thông thường  sẽ xuất hiện các dấu hiệu trong vòng 72 giờ sau khi sinh.

Các tế bào hồng cầu trong cơ thể trẻ sơ sinh thường xuyên bị phá vỡ và thay thế. Điều này làm tăng sản xuất bilirubin. Ngoài ra, gan của trẻ sơ sinh kém phát triển khiến cho việc lọc bilirubin ra khỏi cơ thể kém hiệu quả hơn.

Các triệu chứng thường sẽ hết mà không cần điều trị trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có nồng độ bilirubin cực cao sẽ cần điều trị bằng truyền máu hoặc đèn chiếu.

Trong những trường hợp này, việc điều trị là rất quan trọng vì bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến chứng kernicterus, một loại tổn thương não vĩnh viễn rất hiếm gặp.

Các cấp độ

Mức độ bilirubin được xác định trong một xét nghiệm máu được gọi là xét nghiệm bilirubin. Phương pháp này đo lường mức độ bilirubin không liên hợp hoặc gián tiếp. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh vàng da.

Mức độ Bilirubin được đo bằng miligam trên decilit (mg / dL). Người lớn và trẻ lớn hơn có mức độ từ 0,3 đến 0,6 mg / dL. Khoảng 97 % trẻ sinh ra sau 9 tháng của thai kỳ có mức thấp hơn 13 mg / dL. Nếu cao hơn mức độ này, cần được kiểm tra thêm. Các giới hạn có thể khác nhau giữa các phòng thí nghiệm. Mức độ cao hơn mức bình thường của một người là bao nhiêu sẽ đề ra một liệu trình điều trị.

Chẩn đoán vàng da

Bác sĩ sẽ sử dụng tiền sử của bệnh nhân và khám sức khỏe để chẩn đoán vàng da và xác định nồng độ bilirubin. Họ sẽ chú ý đến vùng bụng, cảm nhận các khối u và kiểm tra độ rắn chắc của gan.

Gan cứng cho thấy gan bị xơ, hoặc có sẹo ở gan. Gan cứng như đá gợi ý ung thư.

Một số xét nghiệm có thể xác nhận vàng da. Đầu tiên là kiểm tra chức năng gan để biết gan có hoạt động bình thường hay không.

Nếu không tìm ra nguyên nhân, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ bilirubin và thành phần của máu. Bao gồm các:

Xét nghiệm bilirubin: Nồng độ cao của bilirubin không liên hợp so với nồng độ của bilirubin liên hợp gợi ý bệnh vàng da tan máu.

Công thức máu toàn phần (FBC), hoặc công thức máu toàn bộ (CBC): Công thức này kiểm tra số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Xét nghiệm viêm gan A, B và C: Đây là xét nghiệm xác định các bệnh nhiễm trùng gan.

Bác sĩ sẽ kiểm tra cấu trúc gan nếu họ nghi ngờ có tắc nghẽn. Trong những trường hợp này chẩn đoán hình ảnh sẽ được sử dụng, bao gồm chụp MRI, CT và siêu âm.

Họ cũng có thể tiến hành nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP). Đây là một thủ thuật kết hợp giữa nội soi và hình ảnh X-quang.

Sinh thiết gan có thể kiểm tra tình trạng viêm, xơ gan, ung thư và gan nhiễm mỡ. Kỹ thuật này bao gồm việc đưa một cây kim vào gan để lấy mẫu mô. Sau đó, mẫu được kiểm tra dưới kính hiển vi.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Với trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý có nồng độ bilirubin huyết thanh ≤ 7mg/dL thì vẫn có thể tiêm vắc xin phòng lao.
Xem thêm
Đối với trẻ bị vàng da sinh lý bình thường thì sau khoảng 1 tuần sau sinh là những triệu chứng gì sẽ giảm và hết nhanh chóng.
Xem thêm
Cụ thể, một số nguyên nhân thường gặp gây vàng da, như: Gan yếu; Viêm hoặc tắc nghẽn ống mật: làm ngăn chặn loại bỏ bilirubin; Thiếu máu tán huyết: làm tăng tốc độ phân hủy của các tế bào máu đỏ.
Xem thêm
Thời gian chiếu đèn còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng vàng da trên lâm sàng và kết quả xét nghiệm Bilirubin có trong máu.
Xem thêm
Cha mẹ hoàn toàn có thể chữa vàng da cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng những mẹo dân gian dưới đây: Tắm nắng; Cho trẻ sơ sinh uống nhiều nước; Lấy 60 g cỏ mần trầu sắc lấy nước cho bé uống hoặc lấy nước tắm...
Xem thêm
Nếu là trẻ sơ sinh đủ tháng thì vàng da sẽ hết sau 1 – 2 tuần, nếu là thiếu tháng thì vàng da có thể kéo dài tới 2 – 3 tuần.
Xem thêm
Lá chè xanh, Cỏ mần trầu
Xem thêm
Em bé bị vàng da có nguy hiểm không còn tùy thuộc vàng da đó là vàng da sinh lý hay bệnh lý. Đối với vàng da sinh lý xảy ra khi trẻ được 1-7 ngày tuổi
Xem thêm
Không giống với vàng da sinh lý có thể tự khỏi, vàng da bệnh lý có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu trẻ không được điều trị kịp thời
Xem thêm
Vàng da là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, như: Các bệnh lý về gan; Các bệnh lý đường mật; tan máu...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Vàng da
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!