Suy giảm trí nhớ: Nguyên nhân và cách đối phó

Tất cả mọi người đều có lúc quên mất một vài việc. Suy giảm trí nhớ nhẹ có xu hướng gia tăng theo độ tuổi và nhìn chung không có gì đáng lo ngại. Nhưng suy giảm trí nhớ diễn biến nặng lên theo thời gian do các bệnh như Alzheimer là một vấn đề sức khỏe cần phải quan tâm.

Video Bệnh suy giảm trí nhớ

Hãy đi khám bác sĩ nếu suy giảm trí nhớ bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn hoặc nếu nó đi kèm với các triệu chứng khác. Lưu ý, cũng có nhiều loại suy giảm trí nhớ và mỗi loại thường do một nguyên nhân khác nhau.

Nhiều nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ có thể điều trị được nếu được chẩn đoán sớm. Trong một số trường hợp, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ làm bệnh diễn biến nặng lên và gây thêm nhiều khó khăn trong quá trình điều trị về sau.

Suy giảm trí nhớ và tuổi già 

Suy giảm trí nhớ có thể gặp ở người trẻ tuổi nhưng phần lớn sẽ gặp phải ở người trên 65 tuổi (nguồn ảnh: https://culpepperplaceassistedliving.com/)Suy giảm trí nhớ có thể gặp ở người trẻ tuổi nhưng phần lớn sẽ gặp phải ở người trên 65 tuổi (nguồn ảnh: https://culpepperplaceassistedliving.com/)

Khi ngày một già đi, bạn có thể nhận thấy sự suy giảm trí nhớ theo thời gian. Bạn quên tên của một người vừa mới gặp hoặc thậm chí quên mất mình đã để các đồ vật tại vị trí nào. Và có lẽ bạn sẽ phải dựa nhiều hơn vào lịch trình, danh sách của số ghi chép để có thể nhớ được các việc cần làm, các cuộc hẹn cần tham gia. Suy giảm trí nhớ tuổi già bình thường sẽ không ảnh hưởng đến khả năng làm việc. 

Đối phó với tình trạng suy giảm trí nhớ. 

  • Đối phó với tình trạng mất trí nhớ của chính bản thân
Dụng cụ phân loại thuốc giúp bạn nhớ xem mình đã uống thuốc hay chưa (nguồn ảnh: Pinterest.com)Dụng cụ phân loại thuốc giúp bạn nhớ xem mình đã uống thuốc hay chưa (nguồn ảnh: Pinterest.com) 

Nếu trí nhớ của bạn không còn nhạy bén như trước, một vài điều chỉnh đơn giản sau đây có thể giúp bạn trong công việc hàng ngày. 

    • Lập danh sách các công việc cần làm và thực hiện theo danh sách.
    • Lập danh sách các loại thuốc cần uống và thời gian uống thuốc trong ngày. Một số người thấy "dụng cụ phân loại thuốc” hữu ích. Bạn có thể mua dụng cụ này tại quầy thuốc gần nhà. Chúng giúp bạn nhớ xem mình đã uống thuốc hay chưa.
    • Luôn cập nhật sổ ghi chép các địa chỉ và lịch làm việc.
    • Giữ cho ngôi nhà ngăn nắp và dễ quản lý.
    • Tích cực tham gia các hoạt động xã hội và làm những việc mà bạn yêu thích.
    • Nếu tình trạng mất trí nhớ đang tiến triển hoặc trở nên nặng, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Khi đi khám nên đi cùng người thân của bạn. 
  • Đối phó với tình trạng suy giảm trí nhớ của người thân xung quanh bạn.

Chứng kiến những người thân yêu phải chống chọi với tình trạng suy giảm trí nhớ là một điều rất khó khăn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng suy giảm trí nhớ, có nhiều cách để bạn giúp đỡ được họ. Ví dụ: 

    • Khuyên người thân nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng mất trí nhớ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Đi với họ đến gặp bác sĩ khám.
    • Giữ một danh sách kiểm tra những thuốc mà người thân cần uống và thời gian uống thuốc để hỗ trợ kịp thời cho họ.
    • Giúp họ cập nhật sổ địa chỉ nhà và và lên lịch những việc cần làm thường xuyên.
    • Giúp người thân sắp xếp dọn dẹp nhà cửa.
    • Sắp xếp các vật dụng quan trọng tại vị trí dễ quan sát thấy.
    • Dán các ghi chú xung quanh nhà để nhắc nhở người thân về cách thực hiện các công việc.
    • Khuyến khích họ duy trì, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội.
    • Sử dụng các bức ảnh và đồ dùng quen thuộc để gợi lại kí ức.
    • Sắp xếp người chăm sóc tại nhà nếu như tình trạng suy giảm trí nhớ nghiêm trọng: có thể là nhân viên chăm sóc sức khỏe tại nhà, người hỗ trợ các công việc hàng ngày hay điều dưỡng.
    • Thật kiên nhẫn. Đừng khó chịu về việc suy giảm trí nhớ của bất kì ai, hãy nhớ rằng điều đó không thể giải quyết được vấn đề gì cả. 

Nguyên nhân của tình trạng suy giảm trí nhớ

Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng suy giảm trí nhớ. Đó là: 

  • Thiếu vitamin B-12
  • Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc
  • Sử dụng rượu, ma túy hoặc một số chất gây nghiện khác
  • Tác dụng phụ của thuốc mê khi bạn vừa phải trải qua một cuộc phẫu thuật
  • Ảnh hưởng của một số phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, cấy ghép tủy xương
  • Chấn thương sọ não hoặc tổn thương vùng đầu
  • Thiếu oxy lên não
  • Động kinh
  • U não hoặc nhiễm trùng thần kinh trung ương
  • Ảnh hưởng của cuộc phẫu thuật não hoặc phẫu thuật bắc cầu chủ vành trong điều trị bệnh lý tim mạch
  • Một số tình trạng rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tâm thần phân liệt, rối loạn phân ly.
  • Trải qua một chấn thương về tinh thần
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp
  • Nhồi mãu não thoáng qua (TIA)
  • Một số bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Huntington, xơ cứng đa ổ (MS) hoặc bệnh Parkinson
  • Đau đầu Migraine

Một số tình trạng này có thể điều trị được và trong một số trường hợp, mất trí nhớ có thể được phục hồi. 

Sa sút trí tuệ 

Suy giảm trí nhớ tiến triển là một triệu chứng của bệnh sa sút trí tuệ. Các biểu hiện khác của bệnh sa sút trí tuệ bao gồm gặp khó khăn với các kỹ năng ngôn ngữ, tư duy, lập luận và phán đoán các tình huống. Những người bị sa sút trí tuệ cũng có thể có những vấn đề về hành vi và biến đổi tâm trạng. Giai đoạn đầu của sa sút trí tuệ thường không có nhiều biểu hiện, bệnh diễn biến từ từ và thường được phát hiện khi đã tiến triển nặng. Sa sút trí tuệ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến nhất là bệnh Alzheimer. 

Bệnh Alzheimer 

Alzheimer là bệnh của hệ thống thấn kinh trung ương với các biểu hiện suy giảm trí nhớ, giảm khả năng suy luận, phán đoán cũng như khả năng học hỏi, giao tiếp, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng sống hàng ngày. Những người mắc bệnh Alzheimer có thể nhanh chóng trở nên bối rối và mất phương hướng do quên các sự việc đã xảy ra. Trí nhớ dài hạn thường tồn tại lâu hơn, mạnh mẽ hơn các trí nhớ ngắn hạn nên người bệnh Ahzheimer thường có xu hướng quên các sự việc xảy ra gần đây trước. Bệnh cũng có thể gặp ở người trẻ nhưng thường xảy ra ở người trên 65 tuổi. 

Khi nào nên đến gặp bác sĩ

Đến gặp bác sĩ nếu tình trạng sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn, suy giảm trí nhớ có xu hướng tiến triển hoặc kèm theo các rối loạn khác (nguồn ảnh: https://thedailynotes.com/)Đến gặp bác sĩ nếu tình trạng sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn, suy giảm trí nhớ có xu hướng tiến triển hoặc kèm theo các rối loạn khác (nguồn ảnh: https://thedailynotes.com/)

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng suy giảm trí nhớ đang cản trở các hoạt động hàng ngày, đe dọa sự an toàn của bạn, suy giảm trí nhớ có xu hướng tiến triển hoặc kèm theo các rối loạn khác. 

Suy giảm trí nhớ có thể do nhiều loại bệnh gây ra và trở nên trầm trọng hơn nếu không được điều trị. 

Thăm khám bệnh nhân sa sút trí tuệ

Khi thăm khám bệnh nhân sa sút trí tuệ, các bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc khai thác một cách đầy đủ về bệnh sử và tiền sử. Mang theo một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè đáng tin cậy để có thể giúp đỡ bạn. Bác sĩ sẽ đặt các câu hỏi để xác định các vấn đề đặc biệt về trí nhớ của bạn. Họ cũng sẽ đánh giá sức khỏe tổng quát và hỏi về các biểu hiện khác của bệnh nếu có. 

Tùy thuộc vào kết quả khám, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ chuyên khoa sâu, chẳng hạn như bác sĩ thần kinh, bác sĩ lão khoa hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần. Một số xét nghiệm có thể được chỉ định: 

  • Test đánh giá khá khả năng tư duy
  • Xét nghiệm máu để xác định một số rối loạn có thể mắc phải bao gồm thiếu hụt vitamin B-12 và bệnh tuyến giáp
  • Một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) điện não đồ (EEG) để đo hoạt động điện của não và tủy sống
  • Chụp mạch máu não, là một phương pháp sử dụng tia X để khảo sát tình trạng lưu thông mạch máu não 

Chẩn đoán bệnh là bước đầu tiên quan trọng. Nhiều tình trạng bệnh lý gây mất trí nhớ có thể điều trị được nếu chẩn sớm.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Một số loại thuốc sau đây khi sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ làm mất trí nhớ: Nhóm thuốc an thần Benzodiazepin (Diazepam, lorazepam, triazolam…); Nhóm thuốc statin giảm mỡ trong máu (Atorvastatin, lovastatin, simvastatin…)
Xem thêm
Quay tay không gây ra tác động tiêu cực về đối với não bộ, bao gồm cả sự thông minh và trí nhớ.
Xem thêm
Suy giảm trí nhớ là hiện tượng não bộ suy giảm chức năng hoặc quá trình vận chuyển những thông tin và trí nhớ về vỏ não bị ngưng trệ. Bệnh còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như suy giảm nhận thức, chứng suy giảm trí nhớ,
Xem thêm
Nhóm thuốc an thần Benzodiazepin (diazepam, lorazepam, triazolam,...); Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng (amitriptyline, nortriptyline, imipramine,...); Nhóm thuốc statin giảm mỡ máu (atorvastatin, lovastatin, simvastatin,...)
Xem thêm
Thuốc bồi bổ trí não Hoạt Huyết Dưỡng Não; Thuốc chữa bệnh mất trí nhớ ở người già Bilomag; Thuốc Dưỡng Tâm An Thần PV
Xem thêm
Bạn có thể hiểu chứng bệnh này là tình trạng khi một vấn đề thần kinh nào đó xảy ra khiến cho trí nhớ của bạn bị mất đi đột ngột.
Xem thêm
Suy giảm trí nhớ hay mất trí nhớ là thuật ngữ chỉ tình trạng não bộ hoạt động không bình thường và phổ biến ở những người cao tuổi, người mắc phải căn bệnh này sẽ nhầm lẫn, trí nhớ giảm sút và thậm chí không còn khả năng chăm sóc bản thân
Xem thêm
Triệu chứng mất trí nhớ bao gồm: Suy giảm trí nhớ; Suy giảm các khả năng hoạt động nhận thức khác
Xem thêm
Dùng theo đường uống. Cần uống đều đặn theo thời gian mà bác sĩ khuyến cáo. Ngoài ra người bệnh cũng cần có lối sống lạc quan, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, thể dục thường xuyên để sức khỏe được nâng cao và nhanh chóng hết bệnh.
Xem thêm
Bệnh mất trí nhớ đột ngột là một tình trạng mất trí nhớ tạm thời và đột ngột. Tuy nhiên, tình trạng này không tượng tự như những bệnh lý thần kinh thường gặp như động kinh hay đột quỵ
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Mất trí nhớ
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!