Bệnh viêm màng não mô cầu: Triệu chứng, điều trị và vắc xin phòng bệnh

Viêm màng não mô cầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn làm cho các màng bao phủ não và tủy sống bị viêm, hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Viêm màng não mô cầu có thể gây tử vong hoặc biến chứng nặng nếu không được điều trị kịp thời; cứ 5 người nhiễm trùng thì có một người bị biến chứng nghiêm trọng. Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ, ngay cả khi sử dụng thuốc kháng sinh, 10 đến 15% những người bị nhiễm bệnh sẽ tử vong và khoảng 20% những người sống sót sẽ bị thương tật lâu dài bao gồm điếc, tổn thương não, các vấn đề thần kinh và thậm chí là mất chi. Cùng đọc bài viết này để biết thêm về các triệu chứng của bệnh viêm màng não do não mô cầu và cách phòng tránh cũng như điều trị.

Video Dấu hiệu viêm màng não mô cầu 

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng não do não mô cầu

Vi khuẩn và vi rút là hai nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm màng não. Vi khuẩn Neisseria meningitidis, còn được gọi là não mô cầu, gây ra bệnh viêm màng não mô cầu. Não mô cầu là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em và thiếu niên; phổ biến thứ hai ở người lớn.

Vi khuẩn não mô cầu có thể gây nhiễm trùng ở một phần cơ thể - ví dụ như da, đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp. Vì một lý do nào đó, vi khuẩn sau đó có thể lan qua đường máu đến hệ thần kinh gây ra bệnh viêm màng não mô cầu. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập trực tiếp vào hệ thần kinh sau chấn thương nặng ở đầu, phẫu thuật hoặc nhiễm trùng.

Nguy cơ mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu tăng lên nếu có tiếp xúc với vi khuẩn gây ra bệnh này hoặc nếu gần đầy bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Các triệu chứng của bệnh viêm màng não do não mô cầu là gì?

Các triệu chứng của bệnh viêm màng não do não mô cầu khác nhau tùy từng trường hợp. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến thường gặp là:

  • Giảm cảm giác nói chung
  • Sốt cao đột ngột
  • Đau đầu dữ dội, dai dẳng
  • Cứng cổ
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Sợ ánh sáng chói
  • Buồn ngủ hoặc khó đánh thức
  • Đau khớp
  • Lú lẫn hoặc ảnh hưởng đến tâm thần.

Phát ban da màu đỏ hoặc tím (các chấm xuất huyết) là một dấu hiệu rất quan trọng cần theo dõi. Nếu nó không chuyển sang màu trắng khi bạn ấn một tấm kính vào nó, phát ban có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn huyết hoặc vi khuẩn trong máu. Nếu phát hiện điều này hãy gọi ngay trung tâm y tế khẩn cấp.

Các triệu chứng khác của viêm màng não hoặc nhiễm khuẩn huyết có thể bao gồm:

  • Thóp phồng (ở trẻ sơ sinh)
  • Khóc thét hoặc rên rỉ (ở trẻ sơ sinh)
  • Co cứng, giật hoặc mềm (ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi)
  • Cáu gắt
  • Thở dốc
  • Hôn mê hoặc buồn ngủ quá mức
  • Da sạm, chuyển sang tái nhợt hoặc xanh
  • Run rẩy hoặc chân tay lạnh
  • Co giật

Điều trị viêm màng não mô cầu 

Viêm màng não mô cầu có thể gây tử vong hoặc các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như tổn thương não, tê liệt, hoại tử hoặc điếc. Để ngăn chặn những vấn đề này, điều quan trọng nhất là phải phát hiện và điều trị kịp thời. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức, đến phòng cấp cứu hoặc gọi 115 nếu như:

  • Bạn nhận thấy các triệu chứng của bệnh viêm màng não do não mô cầu đã nêu ở trên.
  • Các triệu chứng không cải thiện khi điều trị.
  • Bạn nghĩ rằng bạn đã tiếp xúc với tác nhân gây bệnh viêm màng não mô cầu.

Các xét nghiệm có thể chẩn đoán xác định viêm màng não do não mô cầu. Sau đó bác sĩ có thể bắt đầu dùng kháng sinh, chẳng hạn như penicillin hoặc ceftriaxone bằng đường tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Đôi khi bệnh nhân cũng cần dùng các loại thuốc như steroid để điều trị tăng áp lực dịch não tủy.

Nếu bạn hoặc vợ/chồng/người yêu tiếp xúc gần (qua nước bọt hoặc các chất tiết ra từ miệng khác) với người bị viêm màng não mô cầu khi ở trường học, nhà trẻ, cơ quan hoặc nhà thì điều quan trọng là phải dùng kháng sinh để chống lại nhiễm trùng.

Có vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu không?

Nguồn ảnh: MedicalHealth.comVắc xin phòng viêm màng não mô cầu

Viêm màng não mô cầu là một bệnh nghiêm trọng - ngay cả khi đã điều trị. Đó là lý do tại sao phòng bệnh vẫn là phương pháp tốt hơn nhiều chữa bệnh. Vắc xin não mô cầu có thể ngăn ngừa viêm màng não. Ba loại vắc xin viêm não mô cầu được sử dụng là:

  • Vắc xin viêm não mô cầu liên hợp (MCV4) - một loại trong số đó Menactra, được cấp phép sử dụng cho những người từ 9 tháng đến 55 tuổi. Loại còn lại là Menveo, được sử dụng cho những người từ 2 đến 55 tuổi.
  • Vắc xin polysaccharide não mô cầu (MPSV4) -  được phê duyệt vào những năm 1970 và bảo vệ chống lại hầu hết các dạng bệnh não mô cầu. Loại vắc xin này được sử dụng cho từ 9 tháng tuổi trở lên đến 55 tuổi.
  • Viêm não mô cầu B (MenB) - Có hai loại vắc xin MenB. Trumenba (MenB-FHbp) và Bexsero (MenB-4C). Cả hai đều được cấp phép cho độ tuổi 10 đến 24 tuổi nhưng vẫn có thể được sử dụng cho bệnh nhân lớn tuổi hơn.

Mặc dù chúng không thể ngăn ngừa tất cả các chủng bệnh viêm màng não mô cầu, nhưng chúng đều có thể ngăn ngừa phần lớn, hiệu quả ở 9/10 người. MCV4 có xu hướng bảo vệ lâu hơn và ngăn ngừa lây nhiễm bệnh tốt hơn.

Các bác sĩ khuyến nghị một mũi tiêm MCV4, cho trẻ em ở tuổi 11 và sau đó tiêm nhắc lại ở tuổi 16. Nếu liều đầu tiên bị bỏ lỡ, MCV4 có thể được tiêm trong độ tuổi từ 13 đến 15, tiếp theo là liều nhắc lại trong độ tuổi từ 16 đến 18.

Những việc bạn nên làm

Những người từ 16 đến 18 tuổi không nhiều nguy cơ mắc cũng nên tiêm chủng vắc xin MenB. Vắc xin này cũng được nghiên cứu cho những người từ 10 đến 24 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao. Nó có thể được sử dụng ở người lớn tuổi.

  • Những người khác có nguy cơ cũng nên cân nhắc việc tiêm chủng, bao gồm
  • Những người nghĩ rằng họ đã phơi nhiễm với bệnh viêm màng não mô cầu.
  • Sinh viên đại học sống trong ký túc xá.
  • Tân binh
  • Du khách đến các khu vực trên thế giới, chẳng hạn như Châu Phi, nơi bệnh não mô cầu phổ biến.
  • Những người có lá lách bị tổn thương hoặc bị thiếu hụt bổ thể là một chứng rối loạn hệ thống miễn dịch.
  • Nhân viên phòng thí nghiệm thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn não mô cầu.

Liều thứ hai được khuyến khích cho tất cả mọi người.

Tạm thời trì hoãn tiêm chủng nến bạn đang bị ốm nặng. Tránh tiêm vắc xin nếu:

  • Đã có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với liều trước đó.
  • Bị dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin
  • Đã từng mắc Hội chứng Guillain-Barre hoặc viêm cơ não rải rác cấp tính

Đau nhẹ hoặc tấy đỏ tại chỗ tiêm là hiện tượng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nhưng hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có phản ứng mạnh với vắc xin: sốt cao, suy nhược hoặc các dấu hiệu của phản ứng dị ứng, chẳng hạn như khó thở, tim đập nhanh hoặc chóng mặt.Viêm màng não mô cầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn làm cho các màng bao phủ não và tủy sống bị viêm ,hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Mỗi năm, khoảng 1.000 người ở Hoa Kỳ mắc bệnh não mô cầu, bao gồm viêm màng não và nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu).

Viêm màng não mô cầu có thể gây tử vong hoặc biến chứng nặng nếu không được điều trị kịp thời; cứ 5 người nhiễm trùng thì có một người bị biến chứng nghiêm trọng. Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ, ngay cả khi sử dụng thuốc kháng sinh, 10 đến 15% những người bị nhiễm bệnh sẽ tử vong và khoảng 20% những người sống sót sẽ bị thương tật lâu dài bao gồm điếc, tổn thương não, các vấn đề thần kinh và thậm chí là mất chi.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!