Ho quá nhiều khiến bạn bị nôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để loại bỏ đờm, dị vật và vi khuẩn trong đường hô hấp, tránh tình trạng nhiễm trùng và nhiều bệnh lý khác. Bạn có thể bị ho do phản ứng với các chất có trong môi trường. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể gây ra bởi phản ứng dị ứng, nhiễm virus hoặc vi khuẩn.

Một số tác nhân và bệnh lý có thể gây ho nhiều và làm người bệnh bị nôn.

Video Tìm hiểu nguyên nhân nôn ói trong 5 phút

Nguyên nhân gây ho ở người lớn

Một số bệnh lý có thể gây ra những cơn ho dữ dội ở người lớn như một đợt bệnh cấp tính hoặc bệnh dị ứng cấp. Chúng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh mạn tính và kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng, hoặc thậm chí nhiều năm.

Các nguyên nhân gây ho nhiều khiến bạn bị nôn bao gồm:

  • Hút thuốc lá: Người hút thuốc có thể bị ho khan hoặc ho có đờm. Hút thuốc lá có thể gây nôn do ho nhiều và các biến chứng nghiêm trọng khác như khí phế thũng.
  • Chảy nước mũi: Nước mũi tiết ra chảy xuống họng, gây ho và có thể gây nôn.
  • Hen phế quản: Ho, khò khè, khó thở và tiết nhiều đờm là các triệu chứng của bệnh hen phế quản. Những triệu chứng này cũng có thể gây nôn.
  • Hen phế quản dạng ho: Ho là triệu chứng duy nhất của dạng hen phế quản này. Người bệnh thường bị ho khan, dai dẳng, có thể nghiêm trọng đến mức gây nôn.
  • Trào ngược axit và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease – GERD): Trào ngược axit và GERD đều có thể gây kích ứng niêm mạc đoạn dưới của thực quản. Một trong những triệu chứng của tình trạng này là ho và đau họng.
  • Viêm phế quản cấp tính: Người bị viêm phế quản cấp tính có thể ho rất nhiều đờm, gây nghẹn họng và nôn mửa. Sau nhiều tuần khỏi bệnh, các cơn ho khan, khò khè với nhiều mức độ vẫn có thể xảy ra, làm người bệnh bị nôn.
  • Viêm phổi: Một trong các triệu chứng của viêm phổi là ho và nôn dữ dội do đờm bị khạc ra hoặc do chảy nhiều nước mũi.
  • Sử dụng thuốc hạ huyết áp: Thuốc ức chế men chuyển (Angiotensin-converting enzyme inhibitors – ACEIs) có tác dụng phụ là gây ho dai dẳng. ACEIs được sử dụng để điều trị tăng huyết áp và suy tim.

Nguyên nhân gây ho ở trẻ nhỏ

Virus hợp bào hô hấp (Respiratory syncytial virus – RSV) là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Nguồn ảnh: Healthline.comVirus hợp bào hô hấp (Respiratory syncytial virus – RSV) là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Nguồn ảnh: Healthline.com

Một số nguyên nhân gây nôn do ho ở người lớn cũng có thể gây nôn ở trẻ nhỏ. Chúng bao gồm viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản, hen phế quản dạng ho, chảy nước mũi và trào ngược axit.

Các tác nhân khác bao gồm:

  • Ho gà: Đây là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra những cơn ho ngắn, dữ dội. Trẻ thường thở hổn hển vì thiếu oxy và phát ra tiếng rít như tiếng gà. Nôn là một phản ứng thường gặp khi trẻ bị ho gà.
  • Virus hợp bào hô hấp (Respiratory syncytial virus – RSV): RSV gây viêm phổi và viêm đường hô hấp. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm phế quản và viêm phổi ở trẻ nhỏ.

Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi bị ho và nôn

Nôn do ho không phải là tình trạng cấp cứu. Tuy nhiên, nếu nó đi kèm với các triệu chứng dưới đây, người bệnh cần được đi cấp cứu ngay lập tức:

Chẩn đoán nguyên nhân gây ho dữ dội

Bác sĩ sẽ loại trừ nguyên nhân gây ho do dị ứng thời tiết hoặc dị ứng nói chung. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà bạn gặp phải như ợ chua, sốt, đau cơ để xem bạn có bị trào ngược axit, GERD, cảm cúm hay cảm lạnh không.

Một số xét nghiệm có thể được sử dụng để chẩn đoán tình trạng này ở người lớn và trẻ nhỏ, bao gồm:

  • Chụp X-quang ngực: để tìm các dấu hiệu của bệnh viêm phổi
  • Chụp X-quang xoang mặt: để phát hiện bệnh viêm xoang
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): để tìm các tổn thương viêm phổi hoặc viêm xoang
  • Đo chức năng hô hấp: để chẩn đoán bệnh hen phế quản
  • Nội soi phế quản: sử dụng ống nội soi có gắn camera nhỏ và đèn chiếu sáng để quan sát phổi và đường dẫn khí

Điều trị

Cách tốt nhất để cải thiện tình trạng ho và nôn là điều trị nguyên nhân gây bệnh. Nguồn ảnh: specialty.mims.comCách tốt nhất để cải thiện tình trạng ho và nôn là điều trị nguyên nhân gây bệnh. Nguồn ảnh: specialty.mims.com

Các nguyên nhân gây ho dữ dội và nôn cần được điều trị để các triệu chứng này biến mất. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị ho bao gồm:

  • Thuốc trị ngạt mũi: dùng cho trường hợp bị dị ứng và chảy nước mũi
  • Glucocorticoid: trị hen phế quản, dị ứng hoặc chảy nước mũi
  • Thuốc giãn phế quản hoặc bình hít: điều trị bệnh hen phế quản
  • Thuốc kháng histamine: điều trị dị ứng và chảy nước mũi
  • Thuốc giảm ho: nếu bị ho không rõ nguyên nhân
  • Thuốc kháng sinh: đối với nhiễm trùng do vi khuẩn, kể cả ho gà
  • Thuốc làm giảm axit dạ dày: đối với người bị trào ngược axit hoặc GERD

Hầu hết các nguyên nhân này có thể được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Bạn nên đi khám nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc không cải thiện trong vài ngày.

Tiên lượng

Các bệnh lý gây ho và nôn thường là cấp tính và tồn tại trong thời gian ngắn. Khi các nguyên nhân này được giải quyết, tình trạng ho và nôn cũng sẽ biến mất.

Một số nguyên nhân gây ho và nôn là các bệnh mạn tính và cần dùng thuốc liên tục theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng sẽ thuyên giảm nếu bạn tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ.

Phòng ngừa

Không hút thuốc lá là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn. Nếu bạn hút thuốc, hãy nhờ bác sĩ tư vấn về chế độ cai thuốc lá để ngăn ngừa ho mạn tính.

Một số biện pháp khác có thể ngăn ngừa triệu chứng này là giữ cho môi trường sạch sẽ, thoáng khí bằng máy lọc không khí để hạn chế các chất gây dị ứng, bụi nhà và hóa chất.

Rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với người bệnh giúp giảm nguy cơ nhiễm các loại vi trùng gây cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh lý khác.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!