Video Nhận biết bệnh Trào ngược dạ dày
Thông thường, màu sắc của chất nôn sẽ thay đổi theo từng giai đoạn bệnh. Ví dụ, người bị viêm dạ dày ruột (cúm dạ dày) ban đầu có thể nôn ra chất có màu xanh lá hoặc màu vàng, sau đó chuyển dần sang màu da cam.
Nôn diễn ra trong 1 – 2 ngày thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Đó có thể chỉ là phản ứng của cơ thể khi ruột bị kích thích hoặc là cơ chế để loại bỏ những chất độc hại trong dạ dày.
Các đợt nôn ngắn thường liên quan đến một số bệnh cấp tính như ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn bị nôn theo chu kỳ trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, đó có thể là do bệnh mạn tính gây ra.
Hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm về ý nghĩa của màu sắc chất nôn và thời điểm cần đi khám.
Màu sắc của chất nôn có ý nghĩa gì?
| Trong suốt | Trắng hoặc có bọt | Xanh lá hoặc vàng | Da cam | Hồng hoặc đỏ (có máu) | Nâu | Đen |
Trào ngược axit |
| ✓ |
|
|
|
|
|
Bệnh thoái hóa tinh bột | ✓ | ||||||
Trào ngược dịch mật | ✓ | ||||||
Tắc ruột cao | ✓ | ||||||
Tắc ruột thấp | ✓ | ||||||
Dị tật bẩm sinh ở trẻ em | ✓ | ||||||
Rối loạn đông máu ở trẻ em | ✓ | ||||||
Không dung nạp sữa ở trẻ em | ✓ | ||||||
Chấn động não hoặc chấn thương não | ✓ | ||||||
Hội chứng nôn theo chu kỳ | ✓ | ||||||
Tổn thương họng, miệng hoặc lợi | ✓ | ✓ | ✓ | ||||
Ngộ độc thực phẩm | ✓ | ✓ | ✓ | ||||
Nhiễm nấm | ✓ | ||||||
Hẹp môn vị | ✓ | ||||||
Viêm dạ dày | ✓ | ||||||
Viêm dạ dày ruột | ✓ | ✓ | ✓ | ||||
Cúm | ✓ | ✓ | |||||
Tổn thương miệng hoặc họng do nôn thường xuyên | ✓ | ✓ | ✓ | ||||
Suy gan | ✓ | ||||||
Hội chứng Mallory - Weiss | ✓ | ||||||
Đau nửa đầu (Migraine) | ✓ | ✓ | ✓ | ||||
✓ | ✓ | ✓ | |||||
Loét dạ dày tá tràng | ✓ | ✓ | ✓ | ||||
Táo bón nặng | ✓ | ✓ | |||||
Ung thư dạ dày | ✓ | ✓ | ✓ |
Chất nôn trong suốt
Chất nôn trong suốt thường gặp sau khi bạn đã nôn nhiều lần, khi dạ dày đã rỗng hoàn toàn.
Chất nôn trong suốt có thể gặp trong các bệnh lý hoặc rối loạn như:
- Ốm nghén
- Viêm dạ dày ruột
- Đau nửa đầu
- Ngộ độc thực phẩm
- Hội chứng nôn theo chu kỳ
Trong những trường hợp này, bạn có thể tiếp tục nôn ra dịch mật. Dịch mật thường có màu vàng hoặc màu xanh lá.
Chất nôn trong suốt cũng có thể gặp trong các trường hợp:
- Hẹp môn vị do khối u hoặc vết loét. Tình trạng này khiến tất cả các chất trong dạ dày, kể cả thức ăn và dịch, đều không thể di chuyển xuống ruột non.
- Chấn thương đầu. Một số người thường xuyên nôn dữ dội sau khi bị chấn thương đầu. Trong trường hợp nghiêm trọng, chất nôn trong suốt có thể là dấu hiệu của tổn thương não.
Chất nôn màu trắng hoặc có bọt
Chất nôn màu trắng có thể gặp khi bạn đã ăn thức ăn có màu trắng như kem hoặc sữa.
Chất nôn có bọt có thể xuất hiện khi bạn bị đầy hơi. Bạn nên đi khám nếu tình trạng này kéo dài quá 1 – 2 ngày.
Các bệnh lý gây ra tình trạng đầy hơi bao gồm:
- Trào ngược axit hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease – GERD). Đây là tình trạng xảy ra khi axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Một số triệu chứng khác bao gồm cảm giác nóng rát trong cổ họng, đau tức ngực và khó nuốt.
- Viêm dạ dày. Tình trạng viêm niêm mạc dạ dày có thể xảy ra khi dùng một số loại thuốc giảm đau trong thời gian dài hoặc khi uống quá nhiều rượu. Các triệu chứng khác có thể là khó tiêu, căng tức thượng vị sau khi ăn và buồn nôn.
Chất nôn màu xanh lá hoặc màu vàng
Chất nôn màu xanh lá hoặc màu vàng có thể do sự xuất hiện của dịch mật. Dịch mật do gan sản xuất và được dự trữ trong túi mật.
Nôn ra dịch mật đôi khi không phải là vấn đề nghiêm trọng. Một số nguyên nhân có thể gây nôn ra dịch mật khi dạ dày rỗng như viêm dạ dày ruột và ốm nghén.
Chất nôn màu da cam
Bạn có thể thấy chất nôn màu da cam trong vài giờ đầu bị nôn. Tình trạng này có thể vẫn tồn tại nếu bạn tiếp tục ăn giữa các lần nôn vì chất nôn màu da cam là do thức ăn đã được tiêu hóa một phần.
Chất nôn màu da cam thường không đáng lo ngại trừ khi nó kéo dài quá 1 – 2 ngày.
Chất nôn màu da cam thường gây ra bởi:
- Ngộ độc thực phẩm sau khi ăn thức ăn bị ô nhiễm. Các triệu chứng khác bao gồm tiêu chảy, đau quặn bụng và sốt.
- Viêm dạ dày ruột do virus (cúm dạ dày). Bạn có thể bị nhiễm virus do tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc từ thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Các triệu chứng khác của viêm dạ dày ruột là sốt nhẹ, đau cơ và đau bụng.
- Cảm cúm. Cảm cúm có thể xuất hiện khá đột ngột với các triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường như chảy nước mũi và đau họng. Khi bệnh tiến triển, bạn có thể bị sốt dai dẳng, mệt mỏi, ớn lạnh và đau đầu.
- Đau nửa đầu (Migraine). Khi bị đau nửa đầu, bạn sẽ cảm thấy đau đầu dữ dội trong vài giờ, thậm chí vài ngày. Bạn có thể thấy buồn nôn khi cơn đau nửa đầu dữ dội nhất hoặc bị nôn liên tục nếu cơn đau kéo dài.
- Ốm nghén. Khi nồng độ hormone thai nghén tăng lên, bạn có thể thấy buồn nôn và bị nôn. Có tới 55% phụ nữ mang thai bị nôn.
Chất nôn màu da cam cũng có thể gặp trong một số trường hợp như:
- Viêm ruột thừa
- Say tàu xe
- Người bệnh ung thư đang điều trị hóa chất
- Nhiễm trùng tai trong
- Sử dụng một số loại thuốc
Trong những trường hợp này, nôn ra chất màu da cam thường là tạm thời. Chất nôn có thể sẽ chuyển sang màu khác.
Chất nôn màu hồng hoặc đỏ (có máu)
Nôn ra máu, còn gọi là thổ huyết, là tình trạng nôn ra chất có màu hồng hoặc đỏ tươi, đôi khi là màu đen hoặc nâu sẫm.
Những người bị nôn ra máu đều cần phải đi khám.
Ở trẻ em, nôn ra máu có thể là dấu hiệu của một số tình trạng như:
- Không dung nạp sữa
- Nuốt máu do vết thương ở miệng
- Một số rối loạn đông máu
- Dị tật bẩm sinh
Ở người lớn, chất nôn màu hồng hoặc đỏ thường do:
- Tổn thương họng, miệng hoặc lợi do ho hoặc nôn nhiều. Nếu chất nôn có ít máu, bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn thấy một lượng máu lớn trong chất nôn hoặc chất nôn giống bã cà phê thì bạn cần phải đi khám ngay để loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng.
- Loét dạ dày tá tràng hoặc vỡ mạch. Những bệnh lý này có thể gây xuất huyết tiêu hóa trên, xảy ra ở miệng, thực quản, dạ dày và đoạn đầu của ruột non.
- Bệnh thoái hóa tinh bột (Amyloidosis). Đây là tình trạng protein tích tụ trong các cơ quan quan trọng của cơ thể. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, chướng bụng, nôn ra máu.
- Suy gan. Tình trạng này chủ yếu xuất hiện ở những người đã có bệnh gan trước đó. Các triệu chứng của suy gan bao gồm vàng da, vàng mắt, chướng bụng, đau hạ sườn phải, buồn ngủ hoặc lú lẫn.
- Hội chứng Mallory – Weiss: gây vết rách ở lớp niêm mạc của thực quản do nôn quá nhiều và thường xuyên.
Chất nôn màu nâu
Có 2 nguyên nhân có thể gây nôn ra chất màu nâu.
Trong nhiều trường hợp, chất nôn màu nâu chính là nôn ra máu. Nếu chất nôn giống bã cà phê, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Đây có thể là triệu chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng, bệnh thoái hóa tinh bột hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Táo bón nặng cũng có thể gây nôn ra chất màu nâu. Người bị táo bón sẽ khó đi ngoài. Vì vậy, chất nôn có thể có mùi giống như phân. Các triệu chứng khác của táo bón có thể là đầy hơi và đau bụng dữ dội. Bạn cần đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân nôn ra chất màu nâu.
Chất nôn màu đen
Chất nôn màu đen cũng có thể là nôn ra máu. Đôi khi, chất nôn có thể giống với bã cà phê sẫm màu.
Chất nôn màu đen có thể do máu bị oxy hóa bởi axit dạ dày. Theo thời gian, sắt trong máu sẽ chuyển từ màu nâu sang màu đen. Máu không còn có màu đỏ tươi là máu đã ngừng chảy hoặc máu chỉ chảy với số lượng ít.
Chất nôn màu đen có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau (đã đề cập ở phần trước). Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trong một số ít trường hợp, chất nôn màu đen có thể là do nhiễm nấm, ví dụ như phaeohyphomycosis. Tình trạng này có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc với mốc đen. Những người đã cấy ghép tủy xương hoặc cấy ghép nội tạng, những người làm nông hoặc làm việc ngoài trời có nguy cơ bị nhiễm nấm cao hơn.
Sự thay đổi của chất nôn
Trong một số trường hợp, chất nôn có thể thay đổi theo các chất có trong dạ dày hoặc theo thời gian mà bạn ăn uống. Chất nôn cũng có thể thay đổi nếu bạn bị nôn nhiều lần, theo thứ tự như sau: Ban đầu là nôn ra thức ăn, sau đó là nôn ra dịch mật và dịch dạ dày.
Những thay đổi này thường không đáng lo nhưng bạn vẫn cần đi khám nếu thấy bất thường hoặc nôn đi kèm với các triệu chứng khác.
Thời điểm cần đi khám
Cần đi khám ngay nếu chất nôn lẫn máu. Hãy nhớ rằng: Chất nôn lẫn máu có nhiều màu, từ màu đỏ đến màu nâu hoặc màu đen.
Bạn không nên tự lái xe đến bệnh viện nếu bị nôn ra máu kèm theo chóng mặt, thở nhanh, thở nông hoặc có các dấu hiệu của tình trạng sốc.
Chất nôn màu xanh lá hoặc màu vàng cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng hơn như trào ngược dịch mật. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ hoặc gặp các triệu chứng đi kèm khác, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Bạn cũng nên đi khám nếu:
- Nôn kéo dài 48 giờ và không thuyên giảm
- Không giảm bớt lượng chất nôn
- Có dấu hiệu mất nước, chóng mặt hoặc đau đầu
- Sụt cân do nôn nhiều
- Bị bệnh đái tháo đường. Nôn nhiều lần có thể ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu.
- Đau tức ngực dữ dội (có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim)
Nếu thường xuyên bị nôn, bạn cũng nên đi khám vì đó có thể là dấu hiệu của hội chứng nôn theo chu kỳ do một số bệnh lý thần kinh gây ra. Khi bị nôn theo chu kỳ, người bệnh có thể bị nôn vào cùng một thời điểm mỗi ngày, trong một khoảng thời gian nhất định.
Kết luận
Tình trạng nôn có thể gây khó chịu nhưng thường không đe dọa đến tính mạng. Sự thay đổi màu sắc và chất nôn có thể liên quan đến các chất có trong dạ dày hoặc thời gian diễn biến triệu chứng.
Chất nôn có màu đỏ, nâu hoặc đen có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức.
Bạn nên đi khám nếu thấy chất nôn có màu sắc bất thường hoặc nếu tình trạng nôn kéo dài quá 1 – 2 ngày.
Xem thêm: